Vai trò sự hiểu biết của bệnh nhân liên quan đến đái tháo đường

VAI TRÒ SỰ HIỂU BIẾT CỦA BỆNH NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

PGS. TS. Hoàng Trung Vinh, TS. Phạm Quốc Toản

Học viện Quân y

SUMMARY

The effect of educational intervention on the disease knowledge of diabetes mellitus patients

A healthful eating pattern, regular physical activity, and often pharmacotherapy are key components of diabetes management. For many individuals with diabetes, the most challenging part of the treatment plan is determining what to eat. It is the position of the American Diabetes Association (ADA) that there is not a “one-size-fits-all” eating pattern for individuals with diabetes. The ADA also recognizes the integral role of nutrition therapy in overall diabetes management and has historically recommended that each person with diabetes be actively engaged in self-management, education, and treatment planning with his or her health care provider, which includes the collaborative development of an individualized eating plan. Therefore, it is important that all members of the health care team be knowledgeable about diabetes nutrition therapy and support its implementation.

Key words: Diabetes mellitus, nutrition, education, knowledge.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

  1. Khái niệm về nội dung bệnh nhân cần hiểu biết về đái tháo đường

Những nội dung BN ĐTĐ cần biết liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của bệnh được sử dụng với các danh pháp, khái niệm khác nhau. Pastors J.G năm 1996 sử dụng chung là đánh giá dinh dưỡng trong điều trị dinh dưỡng y tế của đái tháo đường – nutrition assessment for Diabetes Medical Nutrition Therapy. Tác giả quan niệm đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Đánh giá dinh dưỡng là thuật ngữ bao hàm nhiều nội dung có ý nghĩa quyết định trong việc cá thể hóa điều trị để đạt được mục tiêu và làm cơ sở lựa chọn các biện pháp can thiệp phù hợp. Nội dung đánh giá dinh dưỡng bao gồm 4 bước [18].

+ Đánh giá đặc điểm cá thể hóa chuyển hóa và luyện tập thể lực của người bệnh.

+ Mục tiêu cá thể hóa về dinh dưỡng.

+ Lựa chọn, đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm đạt mục tiêu đã nêu.

+ Đánh giá tiến triển kết cục lâm sàng, hiệu quả điều trị.

Cấu trúc của việc đánh giá dựa vào phát triển của kế hoạch can thiệp và những thay đổi mang tính cá thể hóa trong luyện tập thể lực và một số thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh để có được tinh trạng sức khỏe tốt nhất. Mục tiêu chủ yếu của việc đánh giá bao gồm những thông tin rộng rãi, cần thiết trong quá trình điều trị để đạt mục tiêu của cá thể người bệnh và các biện pháp can thiệp dinh dưỡng cần thiết

Trong một tài liệu khác, Pastors J.G, Warshaw H, Daly A đã nêu khái niệm dinh dưỡng lâm sàng y tế bao gồm những nội dung cần thiết và tốt nhất cần phải có trong quá trình điều trị. Đây là cơ sở để lựa chọn các biện pháp can thiệp đặc hiệu, chuyên biệt trong điều trị bệnh cũng như các biến chứng. Quá trình đánh giá gồm 2 pha: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân; điều trị bao gồm điều trị dinh dưỡng, tư vấn và sử dụng các biện pháp dinh dưỡng đặc hiệu. Các nội dung cũng gồm 4 bước và phải trở thành sự hiểu biết của chính bệnh nhân, thành kỹ năng, sự yêu thích, hành vi ứng xử, điều ràng buộc đối với kết quả điều trị cũng như thách thức trong quá trình điều trị [19]. E1 Sayed H Bakr – 2015 cho rằng nội dung đánh giá dinh dưỡng của BN ĐTĐ bao gồm sự nhận biết kết quả kiểm soát glucose, HbAlc, các loại thuốc được sử dụng. Dinh dưỡng trong điều trị đóng vai trò rất quan trọng bao gồm các biện pháp luyện tập thể lực giúp cải thiện glucose máu, lipid và huyết áp; giáo dục dinh dưỡng, hạn chế năng lượng để giảm 5-105 trọng lượng cơ thể; theo dõi glucose máu để điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng và thuốc [4]. Điều trị dinh dưỡng y tế là một thành phần tương tác trong điều trị đái tháo đường và nội dung giáo dục để tự điều trị. Các nội dung khuyến cáo dinh dưỡng được nêu ra đối với đái tháo đường và biến chứng liên quan cần được soạn thảo dựa trên những hiểu biết khoa học, kinh nghiệm lâm sàng, đồng thuận của các chuyên gia với các cấp độ khuyến cáo khác nhau [11]. Fazia Mir và cộng sự – 2005 lại chỉ khu trú nội dung điều trị dinh dưỡng y tế cho BN ĐTĐ bao gồm: can thiệp dinh dưỡng và hoạt động thể lực. Điều trị dinh dưỡng y tế vừa có tác dụng dự phòng vừa có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường. Mục tiêu dự phòng bao gồm [10]:

+ Dự phòng tiên phát (dự phòng cấp 1): áp dụng cho những đối tượng trong cộng đồng có các YTNC như dư cân, béo phì, tiền ĐTĐ, thói quen chưa phù hợp trong ăn uống, rèn luyện thể lực.

+ Dự phòng thứ phát (dự phòng cấp 2): là biện pháp là biện pháp phối hợp điều trị nhằm đạt mục tiêu kiểm soát glucose.

+ Dự phòng tam cấp (dự phòng cấp 3): nhằm dự phòng hoặc điều trị các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, kéo dài cuộc sống và tử vong.

Nói tóm lại khái niệm đánh giá dinh dưỡng hay điều trị dinh dưỡng y tế cần được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ đơn thuần liên quan đến dinh dưỡng theo nghĩa hẹp. Đây là biện pháp và sự đánh giá toàn diện liên quan đến kết quả điều tộ bệnh nhân đái tháo đường cả từ 2 phía là nhân viên y tế và bản thân người bệnh, bao gồm cả tác dụng điều trị và dự phòng [8], [9], [12],

  1. Nội dung điều trị dinh dưỡng y tế trong đái tháo đường

Do nội dung điều trị dinh dưỡng y tế ở BN ĐTĐ được hiểu theo nghĩa rộng nên tùy thuộc vào tác giả, khuyến cáo của các Hội chuyên ngành mà được thể hiện khác nhau, theo từng khía cạnh đôi khi không có sự thống nhất. Các tác giả và chuyên gia Hoa Kỳ rất coi trọng việc giáo dục, cung cấp các kiến thức cần thiết cho bệnh nhân nhằm mục tiêu tự điều trị bệnh. Kiến thức về giáo dục tự điều trị ĐTĐ là một quá trình trao dồi những hiểu biết, kỹ năng và thực hiện được những công việc liên quan đến quá trình tự điều trị bệnh. Chương trình hỗ trợ tự điều trị ĐTĐ được cấu trúc dựa vào những đặc điểm cá thể hóa của người bệnh như sự tin tưởng, phơng tục, tập quán, văn hóa, những hiểu biết hiện tại, những hạn chế trong hoạt động thể lực, trạng thái tinh thần, sự hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội, điều kiện tài chính, tiền sử bệnh, trình độ văn hóa và một số yếu tố ảnh hưởng khác [22], Năm 2015 các Hội chuyên môn của Hoa Kỳ gồm Hội đái tháo đường, Hội giáo dục bệnh nhân đái tháo đường và Học viện dinh dưỡng tiết chế đã nêu một số nội dung chủ yếu của chương trình giáo dục và hỗ trợ BN T2ĐTĐ tự điều trị, liên quan đến 3 lĩnh vực, bao gồm: dinh dưỡng, giáo dục và sức khỏe tinh thần. Ba nội dung trên có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nội dung giáo dục, hỗ trợ BN tự điều trị lại chia thành 3 bước [9], [22]:

+ Cung cấp kiến thức chăm sóc ban đầu hoặc tư vấn của chuyên gia.

+ Cung cấp kiến thức chăm sóc ban đầu bởi bác sĩ nội tiết hoặc nhóm chăm sóc lâm sàng về lĩnh vực hẹp, hướng dẫn các bước thực hiện.

+ Chương trình giáo dục đái tháo đường về lĩnh vực hẹp và hướng dẫn các bước thực hiện.

Trong từng nội dung chi tiết của các bước trên bao gồm 4 giai đoạn để đánh giá, chia sẻ và giáo dục, hỗ trợ kiến thức tự điều trị. Bốn giai đoạn bao gồm:

+ Tại thời điểm chẩn đoán.

+ Đánh giá thường kỳ đối với sự nhận biết, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần.

+ Giai đoạn 3 khi xuất hiện các yếu tố mới (biến chứng cơ quan đích) ảnh hưởng đến quá trình tự điều trị.

+ Giai đoạn chuyển tiếp xuất hiện trong quá trình chăm sóc.

Các tác giả Thổ Nhĩ Kỳ đã tóm tắt nội dung đánh giá sự hiểu biết của BN T2ĐTĐ bằng bộ câu hỏi liên quan đến 4 lĩnh vực [3].

+ Bệnh nhân cung cấp một số thông tin chủ yếu như tuổi, giới, trình độ văn hóa, chỉ số khối cơ thể, thời gian phát hiện bệnh và biện pháp đã điều trị.

+ 12 câu hỏi về sự hiểu biết T2ĐTĐ trong đó 3 câu được các bác sĩ nội tiết – chuyển hóa soạn thảo. Các câu còn lại được chuẩn bị dựa vào kết quả nghiên cứu về giáo dục đái tháo đường do Hội nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu thực hiện.

+ 14 câu hỏi để bệnh nhân tự đánh giá, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động thể lực, dự phòng cơn hạ đường huyết, tự theo dõi glucosemáu, kiểm soát cân nặng, biểu hiện bệnh võng mạc do ĐTĐ, chăm sóc bàn chân, đo huyết áp.

+ Thang điểm tự đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ dựa trên những cảm giác chủ quan của người bệnh trong quá trình theo dõi điều trị.

Các tác giả Singapore đánh giá sự hiểu biết của BN ĐTĐ đối với các nội dung giáo dục trong điều trị lại chỉ dựa vào việc thực hành về tiết chế ăn uống, tuân thủ đối với những hướng dẫn, tư vấn của chuyên môn và theo dõi bệnh tại nhà dưới dạng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn [26]. Các tác giả thuộc Liên đoàn các quốc gia Ả Rập đã đánh giá thực hành dinh dưỡng trong số BN ĐTĐ dựa vào nhiều thông số như dân số xã hội học bao gồm tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, văn hóa, công việc, các thông số liên quan đến sức khỏe như hút thuốc, tiền sử ĐTĐ, các biện pháp điều trị, chế độ ăn và các thông tin liên quan đến dinh dưỡng. Thời gian phỏng vấn để có được các thông tin cần thiết của mỗi bệnh nhân trung bình 20-30 phút. Các chỉ số định lượng bao gồm chiều cao, cân nặng, chu vi vòng bụng, tỷ lệ khối cơ, khối mỡ đo bằng thiết bị BCM, huyết áp cùng với các chỉ số xét nghiệm như glucose, HbA1C, bilan lipid. Nói tóm lại mặc dù gọi là đánh giá hực hành dinh dưỡng song các chỉ số tương tự như đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hoặc kết quả điều trị của BN ĐTĐ cộng với một số đặc điểm liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt. Tất cả đều rất cần thiết cho quá trình theo dõi, điều trị bệnh [15]. Dưới tên gọi tình trạng dinh dưỡng ở BN ĐTĐ và bệnh thận mạn – Nutritional status in patients with diabetes and chronic kidney disease, các tác giả Pháp đã trình bày kết quả dựa vào các chỉ số như glucose máu, huyết áp, LDL-C, tốc độ thải albumin niệu (AER), mức lọc cầu thận (MLCT), thành phần cơ thể, albumin huyết thanh và mức tiêu hao năng lượng kể cả kết cục của những BN bắt đầu điều trị thay thế bằng thận nhân tạo chu kỳ [23].

Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã nêu ra phương pháp đánh giá dinh dưỡng ở BN ĐTĐ với nhiều thông tin liên quan đến biểu hiện lâm sàng, tiền sử dinh dưỡng, cân nặng, các hình thức hoạt động thể lực, việc tự theo dõi tiến triển của bệnh, yếu tố tâm lý xã hội học, yếu tố liên quan đến kinh tế – tài chính. Tất cả được đánh giá dưới dạng hiểu biết, kỹ năng thực hiện, kiến thức đối với sự thay đổi của bệnh và những rào cản đối với những sự hiểu biết đó. Trên cơ sở các kiến thức, hiểu biết cần có, Hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn về dinh dưỡng bao gồm các câu hỏi được trình bày dưới cái tên “Danh sách những hiểu biết về dinh dưỡng – Nutrition Knowledge Checklist”. Bộ câu hỏi này đã được áp dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng ở nhiều quốc gia [18].

  1. Lợi ích của điều trị dinh dưỡng y tế ở bệnh nhân đái tháo đường

Rất nhiều tác giả đã nêu kết quả và nhấn mạnh sự cần thiết, lợi ích của giáo dục BN trong điều trị ĐTĐ. Bằng các hình thức, biện pháp khác nhau việc giáo dục BN cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với từng giai đoạn bệnh, với đối tượng áp dụng. Điều trị dinh dưỡng y tế đái tháo đường bao gồm các biện pháp tiết chế ăn uống, luyện tập thể lực, tuân thủ điều trị và sự hiểu biết cơ bản của người bệnh đối với nhiều nội dung liên quan. Chavan GM và cs năm 2015 đã đánh giá kết quả điều trị dựa vào sự hiểu biết của người bệnh thông qua tiêu chí hài lòng đã nhận thấy: sự hài lòng về sử dụng thuốc có liên quan rõ rệt với sự hiểu biết. Trong số trường hợp hài lòng ở mức tốt thì 88,5% với sự hiểu biết mức độ từ vừa đến tốt so với 56,2% hài lòng ở mức kém. Tương tự sự hài lòng cùng có liên quan đến mức độ hiểu biết xét từ khía cạnh điều trị không dùng thuốc. Sự hài lòng ở mức tốt gặp 87,8% trường hợp với mức hiểu biết từ vừa đến tốt so với chỉ có 73,5% hài lòng kém. Mức độ hiểu biết của người bệnh liên quan có ý nghĩa với tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sự hài lòng sử dụng thuốc và điều trị không sử dụng thuốc [7]. Sharifirad G và cs năm 2009 đã nhận thấy hiệu quả của giáo dục dinh dưỡng dựa vào hiểu biết đối với BN ĐTĐ sử dụng mô hình đánh giá sự tin tưởng vào sức khỏe. Việc đánh giá dựa vào các câu hỏi có so sánh trước và sau can thiệp về giáo dục. Nội dung giáo dục dinh dưỡng dựa vào các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ chủ yếu liên quan đến kế hoạch dinh dưỡng, năng lượng đưa vào cơ thể, số bữa ăn trong ngày và một số thông tin liên quan đển sức khỏe dinh dưỡng của BN. Kết quả sau can thiệp, nhận thức chung về bệnh và nhận thức riêng về dinh dưỡng của BN tăng lên có ý nghĩa ở nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng (29,6 ± 18,5 so với – 2,6 ± 14,0; p < 0,001). Mức độ nhận thức cũng được tăng lên, lợi ích về nhận thức được nâng cao đồng thời các rào cản về nhận thức giảm đi so với nhóm chứng [24]. Sau khi được tư vấn, giáo dục nếu BN giảm được số lượng dinh dưỡng, năng lượng đưa vào cơ thể cùng với luyện tập thể lực thường xuyên sẽ giúp cải thiện kiểm soát glucose máu tốt hơn, giảm huyết áp (HA), giảm khối lượng mô mỡ [27]. Afridi MA, Khan MN cũng nhận thấy vai trò quan trọng của sự giáo dục, hiểu biết về bệnh nói chung và điều trị nói riêng đối với BN ĐTĐ. Sự nhận thức phù hợp về bệnh thông qua việc giáo dục sức khỏe giúp việc kiểm soát tốt quá trình chuyển hóa, dự phòng các biến chứng liên quan đến bệnh và quá trình điều trị [1], Marion J đã đánh giá hiệu quả của điều trị dinh dưỡng y tế ở BN T2ĐTĐ có so sánh giữa 2 nhóm chẩn đoán lần đầu và nhóm đã được chẩn đoán, điều trị thuộc nhiều trung tâm tại 3 bang của Hoa Kỳ. Đánh giá hiệu quả dựa vào glucose máu lúc đói, HbA1C, lipid máu. Kết cục lâm sàng dựa vào cân nặng, chỉ số khối cơ thể, chu vi vòng bụng, tỷ số vòng bụng/vòng mông và những thay đổi trong điều trị. Kết quả cho thấy ở nhóm chăm sóc dinh dưỡng theo khuyến cáo, giá trị trung bình của glucose máu lúc đói giảm được 10,5%, nhiều hơn so với nhóm chăm sóc dinh dưỡng cơ bản (chăm sóc nền) tương đương 5,3%. Mức độ giảm của HbA, cholesterol sau 6 tháng theo dõi cũng được cải thiện nhiều hơn trong nhóm nghiên cứu. Qua đó cho thấy bằng việc điều trị dinh dưỡng y học dựa vào tư vấn và giáo dục về sự hiếu biết của bệnh nhân đã cải thiện được kết cục y học và lâm sàng khi áp dụng cả biện pháp chăm sóc dinh dưỡng theo khuyến cáo cũng như nhóm chăm sóc dinh dưỡng cơ bản song qua 6 tháng theo thì BN ở nhóm chăm sóc theo khuyến cáo có xu hưởng cho kết quả tốt hơn [14]. Pereira DA và cs năm 2012 rất đề cao và đánh giá lợi ích của việc can thiệp giáo dục nhằm gia tăng mức độ hiểu biết về bệnh của BN T2ĐTĐ đã nhận thấy có sự gia tăng rõ rệt hiểu biết về bệnh ở BN thuộc nhóm được can thiệp so với nhóm chứng, số lượng các nội dung mà BN hiểu biết nhiều hơn so với nhóm chứng. Từ đó các tác giả đi đến kết luận: cần phải gia tăng sự hiểu biết của BN về bệnh ĐTĐ thông qua các hoạt động giáo dục tích cực [20], Bằng các biện pháp tiết chế ăn uống, dinh dưỡng hợp lý cùng với sự hiểu biết của các đối tượng đối với các yếu tố nguy cơ gây bệnh có thể ngăn chặn được sự tiến triển từ tiền ĐTĐ sang T2ĐTĐ, có tác dụng điều chỉnh, cải thiện một số YTNC như dư cân, béo phì, tăng chu vi vòng bụng. Sự hiểu biết của BN và sau đó là các biện pháp thực hiện là không thể thiếu được trong điều trị, theo dõi bệnh, là điều kiện đảm bảo cho sự thành công trong kiểm soát các chỉ số [25]. Những nội dung liên quan đến giáo dục, tư vấn BN T2ĐTĐ không chỉ có các bác sĩ thực hiện, truyền đạt mà cần thiết phải được thực hiện đối với cả các điều dưỡng lâm sàng trong chăm sóc, theo dõi điều trị. Qua khảo sát của Mogre Y và cs năm 2015 nhận thấy mức độ hiểu biết của các điều dưỡng lâm sàng trong tư vấn cho bệnh nhân là khá thấp, cần phải nâng cao kiến thức hiểu biết của điều dưỡng lâm sàng đối với bệnh ĐTĐ để có thể truyền đạt, tư vấn cho BN [16].

  1. Nội dung đánh giá hiểu biết về dinh dưỡng và kết quả điều trị đái tháo đường của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Điều trị dinh dưỡng y tế đái tháo đường là quá trình bao gồm 4 bước: đánh giá đặc điểm cá thể về chuyển hóa và luyện tập thể lực, cá thể hóa mục tiêu điều trị, lập kế hoạch và biện pháp can thiệp để đạt được mục tiêu, theo dõi và đánh giá kết cục lâm sàng. Trong các bước của quá trình thì việc đánh giá dinh dưỡng là khâu đầu tiên, đóng vai hò quan trọng, mang tinh chất quyết định cho các bước tiếp theo. Các nội dung của việc đánh giá dinh dưỡng rất rộng, bao hàm nhiều thông tin quan trọng như các thông số lâm sàng, tiền sử dinh dưỡng và hoạt động thể lực, cân nặng trước đây, điều kiện kinh tế – xã hội (bao gồm cả những yếu tố căng thẳng tâm lý và hỗ trợ xã hội) sự hiểu biết của bản thân về bệnh, kỹ năng thực hành, khả năng thích nghi với những thay đổi, những rào cản có thể xuất hiện đối với quá trình tiếp thu, nhận thức [18]. Các nội dung đánh giá dinh dưỡng ban đầu bao gồm các phần sau:

+ Thông tin lâm sàng bao gồm các chỉ sổ nhân trắc hiện tại gồm chiều cao, cân nặng, BMI, tỷ số vòng bụng/vòng mông.

+ Tiền sử dinh dưỡng: đánh giá về biện pháp điều trị dinh dưỡng hiện tại (nếu không cụ thể được thì chỉ cần các thông tin sơ bộ):

  • Nguồn cung cấp thực phẩm.
  • Các loại thực phẩm thường sử dụng
  • Có sử dụng nước uống chứa cồn hay không.
  • Các loại vitamin, khoáng chất thường được bổ sung.
  • Xác định các bệnh liên quan đến ống tiêu hóa, liên quan đến ăn uống.
  • Tiền sử dinh dưỡng: Sử dụng một hoặc phối hợp nhiều loại thực phẩm trong ngày, số lần sử dụng, loại thực phẩm hay sử dụng, ghi chép thực phẩm đã sử dụng.
  • Đánh giá việc cung cấp năng lượng.

+ Tiền sử cân nặng: cân nặng hiện tại, những mốc biến đổi cân nặng, mục tiêu kiểm soát cân nặng.

+ Tình hình hoạt động thể lực.

– Loại hình hoạt động và số lần luyện tập.

  • ước lượng năng lượng tiêu hao.
  • Xác định những hạn ché trong hoạt động thể lực.
  • Đánh giá sự hài lòng và khả năng có thể hoạt động thể lực ở mức cao hơn.

+ Các thông số theo dõi.

+ Nhận biết về mục tiêu kiểm soát glucose máu.

  • Đánh giá, thực hiện được các phương pháp theo dõi glucose máu, số lần thực hiện.
  • Những hiểu biết về lợi ích nếu theo dõi được các chỉ số của bệnh.

+ Đánh giá về tâm lý – xã hội và kinh tế.

  • Tự đánh giá trình độ nhận thức, mức độ tài chính, trình độ học vấn, công việc.
  • Nhận xét về sự bi quan hoặc hi vọng đối với bệnh mắc phải.
  • Đánh giá mức độ hỗ trợ của gia đình và xã hội.
  • Mức độ căng thẳng trong cuộc sống, suy nghĩ.

+ Đánh giá về hiểu biết và kỹ năng thực hành: đánh giá mức độ hiểu biết về sự sống sót và tiếp tục giáo dục. Cuối cùng là đánh giá khả năng thích nghi trước những biến đổi có thể xảy ra.

Trên cơ sở những thông tin cần được đánh giá, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã nêu ra bộ câu hỏi để đánh giá được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Có tất cả 20 câu với các nội dung cụ thể:

+ Hãy cho ví dụ đơn giản loại thực phẩm có chứa carbohydrat (đường, tinh bột).

+ Những loại thực phẩm nào có chứa carbohydrat nhưng BN ĐTĐ không cần phải hạn chế sử dụng (ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, rau và hoa quả ít hoặc không ngọt).

+ Các loại thực phẩm như bánh mỳ, mỳ sợi, ngũ cốc (ngô, khoai, sắn) có chứa tinh bột không?

+ Các loại thực phẩm, nước uống sau như kẹo, đồ uống có gas, siro, thạch có chứa đường không?

+ Trong bữa ăn có sử dụng thực phẩm chứa đường không (cho đường vào các món ăn, ăn bánh ngọt, kẹo tráng miệng, nước uống có gas như cocacola)

+ Thực phẩm xơ ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu không?

+ Các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi không hoặc ít ngọt có chứa nhiều chất xơ không?

+ Các loại thực phẩm sau đây có chứa đạm không: thịt các loại, thịt gia cầm, cá, trứng, bơ, sữa, đậu?

+ Chất béo (mỡ) được chia thành 3 loại sau đây: mỡ không bão hòa một nối đôi, mỡ không bão hòa nhiều nối đôi và mỡ bão hòa (no).

+ Tác dụng của các loại mỡ trên ảnh hưởng như thế nào lên mỡ máu của người.

+Các thực phẩm sau đây có chứa chất béo (mỡ) không: dầu ôliu, dầu ngũ cốc, bơ.

+Chất béo (mỡ) trong khẩu phần ăn hàng ngày chứa bao nhiêu % calo so với carbohydrat (đường, tinh bột), và đạm (chất béo): 20 – 30%, carbohydrat: 30 – 40%; đạm: 20 – 30%.

+ Chế độ ăn hợp lý có ảnh hưởng lên sự xuất hiện bệnh, kết quả điều trị ĐTĐ không?

+ Các biện pháp sau đây có ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát (điều trị) đường máu không: giảm cân, luyện tập thể lực thường xuyên, tiết chế ăn uống, sử dụng thuốc.?

+ Luyện tập thể lực thường xuyên có hiệu quả kiểm soát (điều trị) đường máu, mỡ máu và cân nặng không?

+ Đường máu lúc đói của bệnh nhân ĐTĐ cần đạt là bao nhiêu (6,57,5 mmol/1).

+ Chỉ số HbA1C lúc đói ở BN ĐTĐ cần đạt là bao nhiêu (6,5 – 7,5%).

+ Mục tiêu kiểm soát (điều trị đường máu lúc đói của BN ĐTĐ (glucose máu < 7,5 mmol/1, HbA1C< 7,5%).

+ Mục tiêu kiểm soát (điều chỉnh) cân nặng ở mức hợp lý của BN ĐTĐ là bao nhiêu (BMI: 18,5 – 23 kg/m2)?

+ Mục tiêu kiểm soát (điều trị) các chỉ số mỡ máu cần đạt được là bao nhiêu: cholesterol < 5,2 mmol/1, LDL-C < 2,6 mmol/1, triglycerid <1,7 mmol/1, HDL-C >1,0 mmol/1.

Với các câu hỏi trên đây được trả lời 1 trong 3 tình huống: biết, không trả lời (không biết) và cần bổ sung thông tin hoặc gợi ý.

Năm 2016, các tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo về đái tháo đường tại Michigan Hoa Kỳ đã đưa ra một bộ câu hỏi khảo sát sự hiểu biết của bệnh nhân liên quan đến đái tháo đường với các nội dung như sau:

BẢNG LƯỢNG GIÁ NHẬN THỨC VỀ BỆNH CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

* Phương án trả lời đúng

5. Một số nghiên cứu về sự hiểu biết của bệnh nhân liên quan đến đái tháo đường

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sự hiểu biết của người bệnh liên quan đến ĐTĐ theo nhiều khía cạnh khác nhau. Đa số các tác giả đều nhận thấy và nhấn mạnh tầm quan trọng sự hiểu biết của người bệnh đối với ĐTĐ. Đây là một trong yếu tố quan trọng giúp cho hiệu quả điều trị bệnh được cao hơn. Nhiều tác giả khảo sát sự hiểu biết và thực trạng tình trạng dinh dưỡng của BN ĐTĐ, bởi vì mặc dù đã có những hướng dẫn, tư vấn của nhân viên y tế về nội dung dinh dưỡng song việc chấp hành và thực hiện lại phụ thuộc chủ yếu vào người bệnh. Do đó thực trạng về dinh dưỡng của BN cũng rất khác nhau. Oladapo A.A và cs nhận thấy ở BN ĐTĐ thuộc vùng OWO-Nigeria mặc dù đã được hướng dẫn về dinh dưỡng song chỉ có 51,7% trường hợp sử dụng rau trong bữa ăn với 4 lần/tuần thấp hơn so với khuyến cáo đã nêu là 5 lần/tuần, ngược lại lượng mỡ (chất béo) tiêu thụ tăng hơn so với mức khuyến cáo [2]. Haubursin CH và cs năm 2014 đã khảo sát mức năng lượng mà BN ĐTĐ người Bỉ sử dụng nhận thấy lượng calo đưa vào rất cao thuộc cả 2 typ trong đó T2ĐTĐ cao hơn so với ĐTĐ týp 1 (2652 ± 850 so với 2271 ± 546 Kcal/ngày, p < 0,005). Qua đó tác giả đã kiến nghị cần phải tăng cường công tác giáo dục, tư vấn cho BN trong dinh dưỡng để góp phần đạt kết quả điều trị cao hơn [13]. Tình trạng dinh dưỡng ở BN T2ĐTĐ điều trị bằng thận nhân tạo chu kỳ lại có những nét đặc thù khác biệt liên quan đến dinh dưỡng, theo đó cần tăng cường dinh dưỡng để tránh xuất hiện suy dinh dưỡng – năng lượng. Bệnh nhân T2ĐTĐ điều trị bằng thận nhân tạo chu kỳ có BMI cao hơn song nồng độ albumin máu thấp hơn so với BN T2ĐTĐ chưa có BTM [6]. Nhìn chung ở BN T2ĐTĐ có dư cân, béo phì chủ yếu là do chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những trường hợp dư cân, béo phì thì tỷ lệ kiểm soát glucose máu kém hơn so với những BN có BMI ở mức bình thường [5]. Bệnh nhân T2ĐTĐ là người cao tuổi lại cần có chế độ dinh dưỡng riêng biệt để hạn chế biểu hiện suy dinh dưỡng. Ở những đối tượng T2ĐTĐ > 65 tuổi mặc dù trọng lượng khối cơ tương đương với đối tượng 63 tuổi không có ĐTĐ song khối lượng khối mỡ lại cao hơn, BMI cũng tăng nhẹ, đặc biệt độ dày lớp mỡ dưới da bụng tăng hơn. Những đặc điểm trên cần được nhận biết và điều chỉnh tích cực bằng tiết chế ăn uống, luyện tập thể lực [17]. Có lẽ số đề tài nghiên cứu nhấn mạnh về vai trò, lợi ích của sử hiểu biết từ phía bệnh nhân được nhiều tác giả đề cập. Đa số các tác giả đều nhận thấy mức độ hiểu biết và khả năng thực hiện các biện pháp liên quan đến T2ĐTĐ của bệnh nhân càng cao thì kết quả điều trị nói chung và mức kiểm soát từng chỉ số nói riêng cũng cao hơn. Cần biến quá trình điều trị của bệnh nhân thành quá trình tự điều trị [3], [7], [20], [22], [24]. Việc giáo dục để nâng cao, bổ sung kiến thức cần thiết cho BN cần được thực hiện thường xuyên, bao gồm nhiều nội dung, nhiều khía cạnh liên quan đến bệnh [1], [14], [21], [26],

TÓM TẮT

Ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên và uống thuốc đều đặn là những yếu tố chủ yếu trong điều trị đái tháo đường (ĐTĐ). Có không ít bệnh nhân (BN) đái tháo đường gặp khó khăn trong lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp, do vậy đã lựa chọn chế độ ăn chưa hợp lý. Theo Hội nội tiết Hoa Kỳ (ADA) thì chế độ ăn hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị ở tất cả bệnh nhân và có tính cá thể hóa, người bệnh cần nắm chắc, hiểu biết để có thể tự điều trị đồng thời xây dựng kế hoạch riêng cho mình bao gồm nhiều nội dung phối hợp. Sự hiểu biết của người bệnh liên quan đến nhiều khía cạnh của bệnh đái tháo đường là những nội dung quan trọng trong theo dõi, điều trị bệnh.

Từ khóa: Đái tháo đường, dinh dưỡng, giáo dục, hiểu biết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Afidi M.A., Khan M.N. (2003), “Role of health education in the management of diabetes mellitus”, J Coll Physicians Surg Pak, 13 (10), pp. 558-61.17
  2. Aladapo A.A, Jude-Ojci s et al (2014), “Nutritional status and food consumption patem of diabetic in Owo, Nigeria”, Solape201 (q),yahoo, corn. 22
  3. Atak N., Furkan et al (2010), “The effect of education on knowledge, self management behaviours and self efficacy of patients with type 2 diabetes”, Australian Journal of advanced nursing, 26 (2), pp. 66 – 74.10
  4. Bakr E.S.H (2015), “Nutritional assessment of type 2 diabetic patients”, Pakistan Journal of Nutrition, 14 (6), pp. 308-315.3
  5. Bhati K., Goyal M. (2013), “Nutritional and health status of diabetic patients”, Stud Home Com Sci, 7(1), pp. 45-48.25
  6. Biesenbach , Bebska-Slmen A, Zazgornik J. (1999), “Nutritional status in type 2 diabetic patients requiring haemodialysis”, Nephrol Dial Transplant, 14 (3), pp. 655- 8.24
  7. Chavan G.M., Waghachavare V.B. (2015), “Knowledge about diabetes andrelationship between compliance to the managemnt among the diabetic patients from rural area of Sangli District, Maharashtra, India”, Journal of Family medicine and primary care, 4 (3), pp. 439-443.15
  8. Chermesh X. (2013), “Diabetes and nutritional status”, Consequences of diabetes on the nutritional status, topic 21.6.
  9. Evert A.B., Boucher J.L. et al (2014), “Nutritional therapy recommendations for the management of adults with diabetes”, Diabetes Care, 37 (1), pp. SI 20 – S 143.8
  10. Fazia Mir (2015), “Nutritional in patients with diabetes”, Drug & Diseases & Endocrinology, 5-9.5
  11. Franz M., Bantle J.P et al (2004), “Nutritional principles and recommendations in diabetes”, Diabetes care, 27 (1), pp. S36-S46.4
  12. Franz M., Bantle P. et al (2002), “Evidence – based Nutrition principles and recommendations for the treatment and prevention of diabetes and related complications”, Diabetes care, 25 (1), pp. 148- 198.7
  13. Haubursin Ch., Buysschaert M. (2014), “Apports nutritionnels de patients diabetiques de type 1 et 2 beiges”, Original Articles, 91-95.23
  14. Jeranzms M. (1995), “Effectiveness of medical nutrition therapy provided by dietitians in the management of non-insulin-dependent diabetes mellitus: A randomized, Controlled Clinical Trial”, Journal of the American dietetic Association, 95 (9), pp. 1009- 1017.18
  15. Kaabi J., Maskari F.A et al (2008), “Assessment of dietary practice among diabetic patients in the United Arab Emirates”, The Review of diabetic studies, 5 (2), pp. 110- 115.12
  16. Mogre V., Ansah G.A. et al (2015), “Assessing nurses’ knowledge levels in the nutritional management of diabetes”, International Journal of Africa Nursing Sciences, 3, pp. 40-43.21
  17. Mooradian A.D., Kalis J., Nugent C.A (1990), “The nutritional status of ambulatory elderly type 2 diabetic patients”, GE, 13 (4), pp. 87-90.26
  18. Pastors J.G (1996), “Nutrition assessment for diabetes medical nutrition therapy”, Diabetes Spectrum, 9 (2), pp. 99-103. 1.
  19. Pastors J.G (2002), “The evidence for the effectiveness of medical nutrition therapy in diabetes management”, Diabetes Care, 25 (3), pp. 608-613.2
  20. Pereira D.A. et al (2012), “The effect of educational intervention on the disease knowledge of diabetes mellitus patients”, Revista Latino – Americana de Enfermagem, 20 (3), pp. 120 – 126.19
  21. Polikandrioti M. (2012), “The role of education in diabetes mellitus type management”, Health Science Journal, 15-30.27
  22. Powers M.A., Bardsley J. et al (2015), “Diabetes self – management education and support in type 2 diabetes: A Joint position statement of the american diabetes association, the american associtation of diabetes of diabetes educartors, and the academy of nutrition and dietetics”, Diabetes care, 38 (7), pp. 1372 – 1382.9
  23. Raffaitin C., Lasseur C. et al (2007), “Nutritional status in patients with diabetes and chronic kidney disease: a prospective study 1, 2, 3”, The American Journal of clinical nutrition, 308-315.13
  24. Sharifirad G., Entezari M. H., Kamran A. (2009), “The effectiveness of nutritional education on the knowledge of diabetic patients using the health belief model”, J Res MedSci, 14(1), pp. 1-6.16
  25. Steyn N.P, Mann J. et al (2004), “Diet, nutrition and the prevention of type 2 diabetes”, Public Health Nutrition, 7 (1 A), pp. 147-165.20
  26. Tan A.S., Yong L.S et al (1997), “Patient education in the management of diabetes mellitus”, Singapore Med J, 38 (4), pp. 156-60.11

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …