Xác định nồng độ Leptin huyết tương ở các đối tượng có hội chứng chuyển hóa tại khoa nội tổng hợp lão khoa bệnh viện trung ương Huế

XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT TƯƠNG Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG

CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP

LÃO KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Ngô Minh Đạo, Trần Hữu Dàng, Ngô Đình Châu

Trường Đại học Y Dược Huế

Abstract

Determination of serum leptin level in patients with metabolic syndrome

Objectives: to determine serum leptin level of metabolic syndrome patients define by a joint interim statement in 2009. Materials: 57 patients with metabolic syndrome defined by a joint interim statement of IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS IASO in 2009 and 55 patients without metabolic syndrome. Methods: cross-sectional study. Results:-Leptin level in subjects without metabolic syndrome: Men: 3,41 ± 2,00 ng/ml. median value: 2,37 (1,87 – 4,78).Women: 6,52 ± 3,55 ng/ml. median value: 5,83 (3,72 – 8,71).-Leptin level in subjects with metabolic syndrome: Men: 5,73 ± 3,55 ng/ml. median value 4,47 (3,61 – 7,66).Women: 11,72 ± 6,75 ng/ml. median value 10,09 (7,18 – 15,62).Subjects with the metabolic syndrome had higher leptin levels compared with individuals without the metabolic syndrome. Women have significantly higher leptin level compared with those in men.

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ leptin huyết tương ở các đối tượng có hội chứng chuyển hóatheo đồng thuận năm 2009.

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng gồm 57 bệnh nhân được chẩn đoán có HCCH theo tiêu chí đồng thuận của IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS và IASO năm 2009 và 55 bệnh nhân không có HCCH. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Nồng độ leptin huyết tương ở đối tượng không có hội chứng chuyển hóa Nam: 3,41 ± 2,00 ng/ml. Giá trị trung vị 2,37 (1,87 – 4,78).Nữ: 6,52 ± 3,55 ng/ml. Giá trị trung vị 5,83 (3,72 – 8,71).Nồng độ leptin huyết tương ở đối tượng có hội chứng chuyển hóaNam: 5,73 ± 3,55 ng/ml. Giá trị trung vị 4,47 (3,61 – 7,66).Nữ: 11,72 ± 6,75 ng/ml. Giá trị trung vị 10,09 (7,18 – 15,62)Đối tượng có hội chứng chuyển hóa có nồng độ leptin huyết tương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với đối tượng không mắc hội chứng chuyển hóa.Nữ giới có nồng độ leptin huyết tương cao hơn so với nam giới có ý nghĩa thống kê

Chịu trách nhiệm chính: Ngô Minh Đạo

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Leptin là một hocmon do mô mỡ tiết ra , đóng vai trò trung tâm trong sự điều hòa thể trọng và tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, mỡ của cơ thể [3]. Các nghiên cứu nhận thấy nồng độ leptin huyết tương mặc dù tăng cao nhưng không có tác dụng làm giảm cân ở những người béo phì do tình trạng đề kháng leptin đi kèm với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đề kháng insulin và đái tháo đường type 2.

Việt Nam nằm trong khu vực có tỉ lệ hội chứng chuyển hóa cao, xu hướng gia tăng trên những người có chỉ số khối cơ thể hay vòng bụng thấp hơn so với các nước Châu Âu. Do đó những nghiên cứu tìm hiểu vai trò của các hocmon trong đó có adipokine leptin sẽ góp phần phát hiện sớm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.Chúng tôi tiến hành đề tàinhằm mục tiêu: Xác định nồng độ leptin huyết tương ở các đối tượng có hội chứng chuyển hóa theo đồng thuận năm 2009

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm HCCH (+) gồm 57 bệnh nhân được chẩn đoán có HCCH theo tiêu chí đồng thuận của IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS và IASO vào năm 2009.Nhóm HCCH (-) gồm 55 bệnh nhân không mắc HCCH theo đồng thuận 2009.

Bệnh nhân được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng lựa chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ. Thu thập các thông số huyết áp, vòng bụng, chiều cao, cân nặng dựa vào lâm sàng. Các thông số Glucose, Cholesterol toàn phần, HDl-cholesterol, LDL-cholesterol, Triglyceride và leptin huyết tương lúc đói.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: SPSS 19.0 và Medcal 12.0

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới

Bảng 3.1. Các thông số nghiên cứu của đối tượng theo nhóm tuổi

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu gồm 112 trường hợp trong đó có 57 trường hợp HCCH (+) chiếm tỉ lệ 50,89%. 55 trường hợp HCCH(-) chiếm 49,11%. Đối tượng nghiên cứu ≥ 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 52,68%.

Nhận xét: Nam chiếm 35,1% và nữ chiếm 64,9% ở nhóm HCCH (+). Tỉ lệ nam và nữ ở nhóm HCCH (-) lần lượt là 38,4% và 61,6%.Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

3.1.2. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu


Nhận xét: Tuổi trung bình chung của nhóm mắc và không mắc HCCH lần lượt là 62,40 ± 15,31 và 57,36 ± 19,67.

Sự khác biệt tuổi trung bình giữa hai nhóm HCCH (+) và HCCH (-) không có ý nghĩa thống kê.

3.1.3. Đặc điểm các thành tố của hội chứng chuyển hóa

Bảng 3.3 Tỉ lệ các thành tố của hội chứng
chuyển hóa


Nhận xét: Nhóm mắc hội chứng chuyển hóa, tăng trigliceride máu chiếm tỉ lệ cao nhất (93%), tiếp theo là tăng huyết áp (82,5%), tăng vòng bụng (70,1%), giảm HDL-C (50,9%) và tăng glucose máu (50,9%).

3.2. Nồng độ leptin huyết tương của đối tượng nghiên cứu

3.2.1. Nồng độ leptin huyết tương của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Nồng độ leptin huyết tương của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Nhóm HCCH (+) có nồng độ trung vị leptin huyết tương cao hơn nhóm đối tượng HCCH (-) ở nam và nữ. Nữ giới HCCH (+) có nồng độ leptin cao hơn nam giới HCCH (+) (10,09 ng/ml so với 4,47 ng/ml)  với p < 0,001.
3.2.2. Nồng độ trung vị leptin huyết tương theo số thành tố hội chứng chuyển hóa

Bảng 3.5. Nồng độ trung vị leptin huyết tương theo số thành tố HCCH.

Nhận xét: Nồng độ trung vị của leptin huyết tương tăng dần theo số lượng các thành tố tạo thành hội chứng chuyển hóa.

3.2.3. Nồng độ leptin huyết tương theo nhóm tuổi, chỉ số khối cơ thể, vòng bụng và huyết áp.

Bảng 3.6. Nồng độ leptin huyết tương theo nhóm tuổi ở nam và nữ.

Nhận xét: Nồng độ leptin huyết tương ở nữ giới theo nhóm tuổi cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê. Nồng độ leptin huyết tương nhóm HCCH (+) cao hơn nhóm HCCH (-) theo  độ tuổi ở cả nam và nữ.

Bảng 3.7. Nồng độ leptin huyết tương theo chỉ số khối cơ thể ở hai giới.

Nhận xét: Nữ giới có nồng độ leptin huyết tương cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê theo chỉ số khối cơ thể (p < 0,05). Nồng độ leptin huyết tương ở nhóm HCCH (+) cao hơn nhóm HCCH (-) ở hai nhóm BMI.

Bảng 3.8. Nồng độ leptin huyết tương theo vòng bụng ở hai giới

Nhận xét: Nồng độ leptin huyết tương ở nữ giới có và không có béo phì dạng nam cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm nghiên cứu (p < 0,05). Nồng độ leptin huyết tương nhóm HCCH (+) cao hơn nhóm HCCH (-) theo giới ở cả hai nhóm.

Bảng 3.9. Nồng độ leptin huyết tương theo huyết áp

Có tăng huyết áp: HATT ≥130mmHg và/hoặc HATTg ≥ 85mmHg.

Không tăng huyết áp: HATT < 130mmHg và HATTg < 85mmHg.*

Nhận xét: Nồng độ leptin huyết tương ở nữ giới có và không có tăng huyết áp cao hơn nam giới có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm nghiên cứu (p < 0,05). Nhóm HCCH (+) có nồng độ leptin huyết tương cao hơn nhóm HCCH (-)có và không có tăng huyết áp.

4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi giới

Tỉ lệ mắc HCCH cao nhất ở độ tuổi ≥ 60 chiếm 59,6%. Nhiều nghiên cứu trong nước về trên thế giới đều nhận định tỉ lệ mắc HCCH có sự gia tăng theo tuổi[6], [7], [8].

Tác giả Huỳnh Văn Minh và cộng sự nghiên cứu tỉ lệ mắc HCCH tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2008, tỷ lệ mắc HCCH tăng theo tuổi, các đối tượng từ 70 tuổi trở lên có tỉ lệ cao nhất với 38.3% [4].

Sharper Mirza nhận định tuổi cũng là một yếu tố sinh học quan trọng của HCCH.Tuổi cao sẽ thúc đẩy tiến trình viêm của cơ thể xảy ra và góp phần vào sự thay đổi nồng độ của các chất chỉ điểm sinh hóa trong đó có adipokine leptin.

Tuổi trung bình các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là 60,7 ± 16,51 trong đó tuổi nhỏ nhất 21, tuổi lớn nhất 90. Nhóm HCCH(-) có tuổi trung bình57,6 ± 19,21.Nhóm HCCH(+) tuổi trung bình 62,6 ± 14,33 (bảng 3.2). Nghiên cứu cộng đồng của Abbas Rezaianzadeh trên 2000 dân Iran có tuổi trung bình 48,7 ± 15,00 cho tỉ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn ATP III là 21,3% [6]. Bjorn Hildrum nghiên cứu trên 10206 người Na uy với độ tuổi trung bình 51,5 ± 16.30 cho tỉ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn IDF 2005 là 29,6% [7]. Tất cả đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân tại khoa Nội Tổng Hợp- Lão khoa Bệnh Viện Trung Ương Huế nên phần lớn có độ tuổi cao. Tuổi trung bình của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả (60,7 ± 16,51) vì vậy tỉ lệ mắc HCCH cũng cao hơn (50,89%).

4.1.2. Tỉ lệ các thành tố của hội chứng chuyển hóa

Trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng trigliceride (93%) tiếp theo là tăng huyết áp (82,5%), tăng vòng bụng (71,1%), giảm HDL-Cholesterol và tăng glucose máu chiếm tỉ lệ 50,9.

Ngô Đình Châu nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa trên người béo phì sử dụng tiêu chuẩn của ATP III 2005 cho kết quả tỉ lệ các thành tố: VB 96%, tăng HA 66,7%, tăng TG 60,6%, giảm HDL-C 57,6% và tăng Gº 44,4% [1]. Tác giả Lê Văn Chi nghiên cứu hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nữ giới mãn kinh cho kết quả tỉ lệ tăng TG 83,6%, tăng VB 100%, tăng HA 81,3%, giảm HDL-C 63,6% và tăng Gº 18,1% [2].

Có sự khác nhau đáng kể về tỉ lệ các thành tố HCCH của các nghiên cứu do cách sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH khác nhau trên các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Tác giả Ngô Đình Châu nghiên cứu trên đối tượng béo phì nên tỉ lệ vòng bụng tăng chiếm 96%, cao nhất trong số các thành tố [1]. Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Chi áp dụng tiêu chuẩn của IDF 2005 với thành tố vòng bụng là bắt buộc nên chiếm tỉ lệ tối đa 100% [2].

4.2. Nồng độ leptin huyết tương của đối tượng nghiên cứu

Nồng độ leptin ở nhóm mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc HCCH ở nam và nữ.p (nam giới) < 0,05, p (nữ giới) < 0,001.

Esteghamati A trong một nghiên cứu bệnh chứng trên 387 người tình nguyện tham gia.Tác giả sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của ATP III năm 2005 cũng có nhận định tương tự[12].Gannage-Yarad nghiên cứu trên 153 nam giới lớn tuổi gồm 94 đối tượng HCCH (+) và 59 HCCH (-). Kết quả nồng độ leptin huyết tương trung bình ở nhóm HCCH (+) là 15,8 ± 6,8 ng/ml và nhóm HCCH (-) là 10,1 ± 6,9 ng/ml. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001.

Nồng độ leptin huyết tương cũng tăng dần theo số thành tố của HCCH(bảng 3.5). Kết quả có sự tương đồng với Li và cộng sự khi nhận thấy trên cả hai giới, những đối tượng với nồng độ leptin huyết tương ở tứ phân vị cao nhất có nhiều thành tố của hội chứng chuyển hóa hơn so với nhóm có nồng độ leptin thuộc các tứ phân vị thấp.

Đối tượng nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ trung vị leptin cao hơn so với nam giới trên cả hai nhóm mắc và không mắc HCCH.Khi hiệu chỉnh theo nhóm tuổi, BMI, vòng bụng, huyết áp. Nồng độ leptin huyết tương ở nữ giới đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới ở nhóm mắc và không mắc HCCH (bảng 3.6- 3.9).

Nhiều kết quả nghiên cứu đều nhận thấy nữ giới có nồng độ leptin huyết tương cao hơn nam giới [5], [8], [9]. Sự khác biệt về giới được giải thích chủ yếu do sự khác biệt về cấu tạo cơ thể ở nam và nữ đặc biệt là phân bố của mô mỡ. Nữ chủ yếu phân bố mô mỡ ở dưới da trong khi nam giới chủ yếu là mỡ tích vùng bụng.Leptin chủ yếu được tiết ra từ mô mỡ dưới da (white adipose tissue) nên lý giải cho nồng độ leptin huyết tương ở nữ cao hơn so với nam. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng sự khác biệt theo giới của nồng độ leptin không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự khác nhau về cấu tạo cơ thể [5], [11]. Những nghiên cứu gần đây đang tìm hiểu vai trò của hocmon sinh dục giúp lý giải sự khác biệt về giới [11]. Mối tương quan ngịch giữa leptin và nồng độ testosteron hay sự sản xuất các ARN thông tin của leptin được kích thích bởi 17β estradiol, một trong những loại hocmon sinh dục nữ được cho là nguyên nhân của sự khác biệt này [5].

5. KẾT LUẬN

Qua khảo sát nồng độ leptin huyết tương trên 112 đối tượng được chia làm hai nhóm gồm chúng tôi rút ra kết luận sau:

1. Nồng độ leptin huyết tương ở các đối tượng có hội chứng chuyển hóa

Nồng độ leptin huyết tương ở đối tượng không có hội chứng chuyển hóa

Nam: 3,41 ± 2,00 ng/ml. Giá trị trung vị 2,37 (1,87 – 4,78),

Nữ: 6,52 ± 3,55 ng/ml. Giá trị trung vị 5,83 (3,72 – 8,71),

  • Nồng độ leptin huyết tương ở đối tượng có hội chứng chuyển hóa

Nam: 5,73 ± 3,55 ng/ml. Giá trị trung vị 4,47 (3,61 – 7,66),

Nữ: 11,72 ± 6,75 ng/ml. Giá trị trung vị 10,09 (7,18 – 15,62),

Đối tượng có hội chứng chuyển hóa có nồng độ leptin huyết tương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không mắc hội chứng chuyển hóa.Nữ giới có nồng độ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ngô Đình Châu (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và một số chỉ điểm nguy cơ tim mạch ở người béo phì, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Huế, trường Đại Học Y-Dược, tr.58-91.
  2. Lê Văn Chi (2010), Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và vai trò của kháng insulin, estradiol và testosterone ở phụ nữ mãn kinh, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Huế, trường Đại Học Y-Dược,
    58-86.
  3. Trần Hữu Dàng (2005), “Leptin và các chất tiết ra từ mô mỡ: nguồn gốc bệnh tật do béo phì”, Tạp chí Y học thực hành, (552), tr. 385.
  4. Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc và cs (2008), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa trên nhân dân Thừa Thiên Huế và trên những đối tượng có nguy cơ cao”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và rối loạn chuyển hóa Miền Trung lần thứ V, Y học thực hành, 616-617, tr.594-610.
  5. Phạm Đình Lựu (2012), “Vai trò của testosteron trong hội chứng chuyển hóa và trong bệnh đái tháo đường typ 2 ở nam giới”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học- Hội nghị nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường, (7), tr. 340-345.
  6. Abbas Rezaianzadeh, Seyedeh-Mahdieh Namayandeh, Seyed-Mahmood Sadr (2012), “National Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III Versus International Diabetic Federation Definition of Metabolic Syndrome, Which One is Associated with Diabetes Mellitus and Coronary Artery Disease?”, Int J Prev Med, 3(8), pp. 552-558.
  7. Amita Yadav, Pramila jyoti, Jain S.K (2011), “Correlation of Adiponectin and Leptin with Insulin Resistance: A Pilot Study in Healthy North Indian Population”, Ind J Clin Biochem, 26(2), pp.193-196.
  8. Anastasia Samara, Bernard Herbeth, Roberte Aubert et al (2009), “Sex-dependent associations of Leptin with Metabolic Syndrome-related variables: the Stanislas study”, Obesity 18, pp.196-201.
  9. Beltowski J (2006), “Role of leptin in blood pressure regulation and arterial hypertension” J Hypertens, 24(5), pp.789-801.
  10. Caroline K. Kramer,Denise von Mühlen, Elizabeth Barrett Connor (2010) “Does leptin predict incident hypertension in older adults?”,Clin Endocrinol (Oxf), 73(2), pp.201-205.
  11. Chu NF, Wang DJ, Shieh SM et al (2000), “Plasma leptin concentrations and obesity in relation to insulin resistance syndrome components among school children in Taiwan-The Taipi Children Heart Study”,  Int J Obesity, 24, pp.1265-1271.
  12. Esteghamati A, Khalilzadeh O, Anvari M et al (2008) “Association of serum leptin levels with homeostasis model assessment-estimated insulin resistance and metabolic syndrome: the key role of central obesityMetab Syndr Relat Disord, 7(5), pp.447-52.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …