ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ MẮC BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thị Kim Yến, Trần Thị Hoài Vi*, Nguyễn Thị Quảng Trị, Nguyễn Ngọc Thanh, Ngô Minh Tuấn
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
DOI: 10.47122/vjde.2021.49.6
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ người cao tuổi bị đái tháo đường và gặp biến chứng về bệnh lý võng mạc; 2. Mô tả đặc điểm các bệnh lý về mắt và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi (từ trên 60 tuổi) thuộc quận Sơn Trà theo danh sách được quản lý tại địa phương. + Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 4/2021 trên 142 người cao tuổi tại quận Sơn Trà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kết quả chẩn đoán bệnh VMĐTĐ và các bệnh lý về mắt khác ở người cao tuổi được dựa trên các tiêu chuẩn, quy định trong chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường, các bệnh lý về mắt và được xác nhận bởi các bác sỹ chuyên khoa mắt thuộc 02 Bệnh viện gồm Bệnh viện Mắt Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng trực tiếp khám và chẩn đoán. Kết quả: Trên 142 người cao tuổi, trong đó tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 25/142 (17,6%), trong đó số người cao tuổi mắc biến chứng về võng mạc đái tháo đường là 12 trường hợp (chiếm tỷ lệ 8,5%); đáng lưu ý là có đến 7 người cao tuổi được phát hiện có biến chứng về VMĐTĐ tuy nhiên lại chưa được phát hiện mắc ĐTĐ trước đó (chiếm đến 58,3%), có 05/25 người cao tuổi đã được phát hiện mắc ĐTĐ có biến chứng về VMĐTĐ (41,7%). Tỷ lệ người cao tuổi không mắc bệnh đái tháo đường và võng mạc đái tháo đường nhưng có bệnh lý khác về mắt là 52/142 người (chiếm 36,61%); người bệnh mắc VMĐTĐ có biểu hiện phù hoàng điểm được chuyển tuyến đến bệnh viện mắt để điều trị khẩn cấp là 05 người. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người cao tuổi được phát hiện mắc bệnh VMĐTĐ qua đợt khám sàng lọc về các bẹnh lý về mắt và sàng lọc phát hiện sớm BVMDTĐ mà chưa được chẩn đoán phát hiện mắc đái tháo đường trước đó.
Từ khóa: võng mạc đái tháo đường, người cao tuổi,Đà Nẵng.
ABSTRACT
Determine the proportion of elderly people with diabetic retinopathy at Son Tra district, Danang city
Ngo Thi Kim Yen, Tran Thi Hoai Vi*, Nguyen Thi Quang Tri, Nguyen Ngoc Thanh, Ngo Minh Tuan
Danang Service of Health
Objective: 1. Determine the proportion of elderly people with diabetes and complications of retinopathy; 2. Describe the characteristics of eye diseases and related factors in the elderly. Subjects and research methods: + Subjects: Elderly people in Son Tra districts are managed locally. + Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted from February to April, 2021, on 142 elderly people in Da Nang city. Results: Over 142 elderly people, in which the prevalence of diabetes is 25/142 (17.6%), of which the number of elderly people with diabetic retinopathy is 12 cases (accounting for 8.5%); It is noteworthy that up to 10 elderly people were found to have complications of DR but had not been diagnosed with diabetes before (accounting for 58.3%), with 05/25 elderly people with diabeties having been found with complications of DR (41.7%). The proportion of elderly people without diabetes and diabetic retinopathy but with other eye diseases is 52/142 people (accounting for 36.61%); 5 patients with DR with macular edema were referred to the eye hospital for urgent treatment. Conclusions: The study showed that many elderly people are found to have DR through screening for eye diseases and screening for detection of DR without having been previously diagnosed with diabetes.
Keywords: Diabetic retinopathy, elderly, Da Nang.
Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Hoài Vi
Ngày nhận bài: 06/7/2021
Ngày phản biện khoa học: 10/7/2021
Ngày duyệt bài: 27/7/2021
Email: [email protected]
Điện thoại: 0935960301
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, thời gian quá độ chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” ở Việt Nam là 15 năm. Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi, năm 2016, Việt Nam có hơn 10 triệu người cao tuổi, chiếm gần 11% dân số, trong đó có gần 2 triệu người trên 80 tuổi Ngân hàng Thế giới dự báo đến năm 2050, số người cao tuổi của Việt Nam sẽ tăng lên 32 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân tại thành phố Đà Nẵng đạt 76 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình chung của cả nước. Quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng đã tạo nên thách thức lớn về sự cần thiết phải có những giải pháp thích ứng, phù hợp về các dịch vụ an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang phải đối diện với gánh nặng bệnh tật và thường mắc nhiều bệnh mãn tính đặc biệt là tỷ lệ mắc đái tháo đường đang có xu hướng tăng cao, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và ngày càng gia tăng chi phí, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng… Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa đáp ứng.
Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường hiện đang gia tăng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới. Khoảng 1/3 bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng VMĐTĐ – tổn thương mạch máu võng mạc mắt gây ra bởi tình trạng tăng đường máu mạn tính [1]. Theo thống kê, bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân gây mù hàng đầu cho những người trong độ tuổi lao động.Vì vậy, bệnh VMĐTĐ gây hậu quả lớn đối với kinh tế toàn cầu, đồng thời để lại gánh nặng chăm sóc y tế. Nếu bệnh nhân đái tháo đường được khám tầm soát phát hiện sớm biến chứng này
để có kế hoạch theo dõi, điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa được biến chứng mù lòa.
Kể từ năm 2019, các hoạt động tầm soát bệnh võng mạc đái tháo đường trên bệnh nhân mắc đái tháo đường được thường niên tổ chức bởi dự án “Phát hiện sớm bệnh Võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam” do
Bộ ngoại giao – Thương mại Úc và Quỹ Fred Hollows tài trợ, thực hiện từ tháng 12/2018 đến 30/06/2022 tại thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường tại Đà Nẵng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt và ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) gây mù lòa từ giai đoạn sớm. [2].
Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi có bệnh lý võng mạc đái tháo đường mà chưa được phát hiện mắc ĐTĐ trước đó hầu như chưa được nghiên cứu nào được triển khai trước đó tại thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sàng lọc phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trên nhóm người cao tuổi đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan, từ đó có định hướng tăng cường các biện pháp và hướng xử trí cho người bệnh giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng có thể xảy ra liên quan về mắt do bệnh đái tháo đường gây ra.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi đang sinh sống tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Tiêu chuẩn chọn (chọn mẫu thuận tiện): người cao tuổi thuộc danh sách quản lý của địa phương, đồng ý tham gia nghiên cứu (không phân biệt địa chỉ, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe…).
- Tiêu chuẩn loại trừ: không đáp ứng những tiêu chuẩn thuộc tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 2/2021 đến tháng 4/2021 trên 142 người cao tuổi (≥60 tuổi).
Bệnh võng mạc đái tháo đường cũng như các bệnh lý về mắt khác sẽ được chẩn đoán qua ảnh chụp đáy mắt, được các bác sỹ chuyên khoa mắt tại 02 bệnh viện lớn của thành phố Đà Nẵng thực hiện đọc ảnh chụp đáy mắt và khám chẩn đoán (Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Đà Nẵng).
+ Cỡ mẫu:
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cần điều tra
Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy: Z = 1,96.
p: Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 15,8% (Giả định p = 15,8% tại nghiên cứu này [9]).
d: Sai số cho phép 6% (d = 0,06)
Thay vào công thức : n = 142.
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát là 142 người cao tuổi.
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong đợt khám mắt miễn phí lồng ghép khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi thuộc dự án Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tài trợ.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong đó:
n: Là cỡ mẫu cần điều tra
Giá trị tương ứng của hệ số tin cậy: Z = 1,96.
p: Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 15,8% (Giả định p = 15,8% tại nghiên cứu này [9]).
d: Sai số cho phép 6% (d = 0,06)
Thay vào công thức : n = 142.
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát là 142 người cao tuổi.
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện trong đợt khám mắt miễn phí lồng ghép khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi thuộc dự án Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tài trợ.
Bảng 1. Thực trạng mắc đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu (n=142)
Đặc điểm | Tổng | Mắc ĐTĐ được phát | Không mắc | |
hiện trước đó | ĐTĐ | |||
Tổng chung | 142 | (100.0%) | 25 (17.6%) | 117 (82.4%) |
Tuổi (năm) | 69,30±6,517 | 69,50±6,403 | 68,40±7,095 | |
Giới | ||||
Nam | 55 | (38,7%) | 08 (14.5%) | 47 (85.5%) |
Nữ | 87 | (61,3%) | 17 (19.5%) | 70 (80.5%) |
Được diễn giải bằng tỷ lệ % hoặc giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét: Trong số 142 người cao tuổi tham gia nghiên cứu có 17,6% người mắc bệnh đái tháo đường được phát hiện trước đó. Độ tuổi trung bình 69,30±6,517, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tham gia nghiên cứu ở nữ giới cao hơn nam giới, chiếm tỷ lệ lần lượt là 19,5% và 14,5%.
Bảng 2. Thực trạng mắc võng mạc đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu (n=142)
Đặc điểm | Tổng | Mắc VMĐTĐ | Không mắc VMĐTĐ | |
Tổng chung | 142 | (100.0%) | 12 (8.5%) | 130 (91.5%) |
Tuổi (năm) | 69,30±6,517 | 70,00±6,045 | 69,24±6,577 | |
Giới | ||||
Nam | 55 | (38,7%) | 04 (7,3%) | 51 (92,7%) |
Nữ | 87 | (61,3%) | 08 (9,2%) | 79 (90,8%) |
Từng nghe về bệnh | ||||
VMĐTĐ | ||||
Có | 03 (2,1%) | 0 (0,0%) | 03 (100,0%) | |
Không | 139 (97,9%) | 12 (8,6%) | 127 (91,4%) | |
Được phát | hiện | |||
ĐTĐ trước đó | ||||
Có | 25 (17,6%) | 05 (41,7%) | 20 (15,4%) | |
Không | 117 (82,4%) | 07 (58,3%) | 110 (84,6%) | |
Được diễn giải bằng tỷ lệ % hoặc giá trịtrung bình ± độ lệch chuẩn.
Nhận xét: Trong số 142 người cao tuổi tham gia nghiên cứu có 8,5% người có bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Độ tuổi trung bình của những người mắc VMĐTĐ cao hơn những người không mắc VMĐTĐ, lần lượt là 70,00±6,045 và 69,24±6,577. Tỷ lệ người mắc võng mạc đái tháo đường tham gia nghiên cứu ở nữ giới cao hơn nam giới, chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,2% và 7,3%. Tỷ lệ người được phát hiện mắc VMĐTĐ tuy nhiên chưa được phát hiện mắc ĐTĐ trước đó là 58,3%.
3.2. Đặc điểm về bệnh lý ở mắt
Bảng 3. Đặc điểm về mắt
Nhận xét: Có 63,4% người cao tuổi có mắt phải có thị lực kém dưới 5/10, 56,3% người có mắt trái có thị lực kém dưới 5/10. Tỷ lệ mắt phải và mắt trái có bệnh lý lần lượt là 38,0%, 38,7%.
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến mắc võng mạc đái tháo đường (bằng phân tích hồi quy logistic)
Phân tích đa biến logistics với các nhóm giá trị tham khảo gồm: không mắc đái tháo đường; thị lực kém (<5/10).
Kết luận: qua Phân tích hồi quy logistic trên các biến qua phân tích Chi bình phương có mối liên quan với gái trị p<0,05, ghi nhận có 01 yếu tố là mắc đái tháo đường là yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc võng mạc đái tháo đường.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu thông tin
Tổng số 142 đối tượng là người cao tuổi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đưa vào nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 69 tuổi, đây là độ tuổi thường mắc bệnh võng mạc đái tháo đường và tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Trọng Khải (2018) [3] với độ tuổi trung bình là 64 tuổi. Tương đương với nghiên cứu của tác giả Yamamoto (2012) tại Nhật với độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 63,8 tuổi [4].
Với kết quả ghi nhận có đến 58,3% người cao tuổi được phát hiện mắc VMĐTĐ tuy nhiên chưa được phát hiện mắc ĐTĐ trước đó là 58,3%. Điều này cũng phần nào phản ánh, độ tuổi thuộc nhóm người cao tuổi phần lớn là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường cao, tại Việt Nam hiện nay rất ít người dân có nhận thức đúng đắn về bệnh đái tháo đường, do đó phần lớn người dân thường phát hiện ra mắc bệnh đái tháo đường chỉ khi giai đoạn bệnh đã muộn. Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng có ít nhất một nửa trong số những người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường không biết mình đang mắc bệnh.
Tỷ lệ đối tượng nữ chiếm cao hơn so với nam giới, tuy nhiên cao hơn không đáng kể, tỷ lệ nữ và nam giới lần lượt là (61,3% và 38,7%).
4.2. Đặc điểm về bệnh lý ở mắt
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 142 người cao tuổi mắc đái tháo đường tham gia nghiên cứu có 05 người mắc VMĐTĐ trong số 25 người được phát hiện ĐTĐ trước đó (chiếm 20,0%). Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hoàng, Châu Mỹ Chi (2018( (15,8%) [9]. Do những thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý của người cao tuổi (trên 60 tuổi) nên cần phải có những hiểu biết riêng về bệnh ÐTÐ ở lứa tuổi này. Khi người cao tuổi mắc bệnh ÐTÐ sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn trong điều trị.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc đái tháo đường thường gặp rất nhiều biến chứng ở các cơ quan bộ phận cơ thể khác, trong đó có cả biến chứng về mắt, trong đó biến chứng về võng mạc đái tháo đường là một biến chứng nặng nhất dễ dẫn đến giảm thị lực gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm, đây cũng là biến chứng chính xảy ra do tổn thưởng các vi mạch máu do đái tháo đường gây ra. Việc phát hiện sớm các biến chứng này đóng vai trò quan trọng cũng như phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường. Trong đó, những biến chứng thường là giảm thị lực, thậm chí mù lòa do bệnh ĐTĐ do biến chứng tổn thương võng mạc do đái tháo đường gây ra sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ cao tuổi nói riêng và người cao tuổi nói chung.
So sánh với kết quả của Orcutt tại Mỹ (13,9%), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhưng tỷ lệ cao hơn không đáng kể [6]. Điều này cũng có thể được hiểu là do nhóm nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng những người ăn chay, có thể chế độ ăn sẽ được kiêng khem đúng mực nên tình trạng bệnh cũng được cải thiện hơn do đó ít gây ra những biến chứng đến mắt hơn đồng thời điều này cũng có thể hiểu là Mỹ là nước phát triển, điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn do đó nên các bệnh lý khi mắc cũng thường được phát hiện sớm hơn, do đó phòng ngừa được các biến chứng tốt hơn, trong đó kể cả các biến chứng về mắt như võng mạc đái tháo đường.
So với nghiên cứu tương tự trong nước, kết quả ghi nhận của nghiên cứu này tương đương so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương (22,6%) [7]. Điều này có thể được giải thích những nghiên cứu của tác giả này được thực hiện tại bệnh viện, hầu hết các bệnh nhân đã có những biến chứng toàn thân và về mắt, trong khi nghiên cứu này đối tượng được chọn là những người mắc đái tháo đường trong cộng đồng.
Qua phân tích hồi quy logistic trên các biến qua phân tích Chi bình phương có mối liên quan với gái trị p<0,05, ghi nhận có 01 yếu tố đó là có mắc đái tháo đường được phát hiện trước đó có mối liên quan chặt chẽ với mắc bệnh võng mạc đái tháo đường.
Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều có biểu hiện giảm thị lực, có biểu hiện nhìn mờ (>50%). Điều này cho thấy mối liên quan của bệnh đái tháo đường đến thị lực là khá cao. Nhiều y văn cũng đã ghi nhận đái tháo đường là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa [8]. Biểu hiện giảm thị lực tại nghiên cứu này theo chúng tôi có thể xuất phát có thể là từ một phần do tuổi già gây suy giảm về chức năng mắt, một phần do ảnh hưởng từ bệnh nền đái tháo đường.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người cao tuổi được phát hiện mắc bệnh VMĐTĐ qua đợt khám sàng lọc về các bẹnh lý về mắt và sàng lọc phát hiện sớm BVMDTĐ mà chưa được chẩn đoán phát hiện mắc đái tháo đường trước đó. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc cần kiểm tra sức khỏe và tầm soát đái tháo đường ở người cao tuổi để tránh bỏ sót đối tượng có nguy cơ, cũng như cần khám mắt định kỳ thường xuyên khi bị mắc đái tháo đường và có biểu hiện mờ mắt khi mắc đái tháo đường ở nhóm người cao tuổi để giảm thiểu các biến chứng do phát hiện muộn ĐTĐ gây ra ở nhóm người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2”, Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 cua Bộ Y tế.
- UBND thành phố Đà Nẵng (2019), Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “phê duyệt tiếp nhận dự án “Phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng tại Việt Nam.
- Nguyễn Trọng Khải (2018), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả biện pháp can thiệp tại tỉnh Hà Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Yamamoto T et al. (2012), Prevalence and risk factors for diabetic maculopathy, and its relationship to diabetic retinopathy in elderly Japanese patients with type 2 diabetes mellitus, Geriatr Gerontol Int, 12 Suppl 1, 134-40.
- Nguyễn Trọng Khải (2018), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả biện pháp can thiệp tại tỉnh Hà Nam, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Orcutt J. , et al (2004), Eye disease in veterans with diabetes, Diabetes Care, 27 Suppl 2, B50-3.
- Nguyễn Kim Lương (2011), Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 81 (05), 161-167.
- Nguyễn Thanh Hương (2010), Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
- Trần Thị Thu Hoàng, Châu Mỹ Chi (2018), Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền giang năm 2018.