Đánh giá kiến thức về tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân đái tháo đường

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ TỰ CHĂM SÓC BÀN CHÂN

CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lê Văn An*, Nguyễn Trường Sơn*, Trần Thị Thu Vân**

*Trường Đại Học Y Dược Huế; **Bệnh viện Đa Khoa Triệu Phong, Quảng Trị

Abstract

Evaluation of  foot self-care knowledge in diabetic patients

Diabetes can cause many serious complications, such as dysfunction and deterioration of many organs. One of these complications greatly affect living and working ability of the patients were diabetic foot complications. Foot complications in diabetic patients were very diversified and coordinated for many reasons, was the leading cause of amputation in many countries around the world. Subjects and research methods: cross-sectional descriptive study, including 216 patients with type 2 diabetes were diagnosed or without complications. Research results: 76.4% had a habit of daily feet checks;63.9% knew to keep feet clean and dry; 57,6% washed feet with warm water; 58,3% knew self-massage the feet; 27,8% removed corners pedicures when cutting toenails; 61% of patients cut calluses by themselves and caring at home. Conclusions: it is necessary to strengthen the communication and education on foot self-care knowledge in diabetic patients.

Keywords: Knowledge, care, foot, diabetes.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Văn An

Ngày nhận bài: 6.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 19.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính thường gặp có liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội. Những biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một trong các biến chứng nặng nề, hay gặp dẫn đến tỉ lệ tàn tật cao đó là biến chứng bàn chân ĐTĐ. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ rất đa dạng và thường do nhiều nguyên nhân phối hợp. Biến chứng bàn chân ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, biến chứng loét bàn chân cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện và cắt cụt chi. Loét bàn chân do ĐTĐ là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện, tỷ lệ xuất hiện loét chân trong suốt đời của bệnh nhân ĐTĐ có thể lên đến 25%. Nguy cơ bị cắt cụt chi ở bệnh nhân ĐTĐ tăng gấp 15- 40 lần so với bệnh nhân không ĐTĐ. Tử vong sau cắt cụt chi thay đổi từ 13-40% sau 1 năm, 35-65% sau 3 năm và 39-80% sau 5 năm. Chính vì vậy việc giáo dục kiến thức và cách chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân ĐTĐ là quan trọng, nhằm giảm tỷ lệ cắt cụt chi và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ [3],[5],[6].

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương bàn chân trong ĐTĐ, như tổn thương thần kinh gây rối loạn cảm giác và vận động, vai trò của bệnh lý mạch máu, của chấn thương và của nhiễm trùng… Nhưng nguyên nhân quan trong nhất là tổn thương thần kinh tự động làm mở các shunt động tĩnh mạch, làm giảm dòng máu mao mạch gây hiện tượng thiếu máu vùng xa của bàn chân. Mặt khác, rối loạn thần kinh tự động gây giảm tiết mồ hôi tạo thuận lợi xuất hiện các vết nứt nhỏ ở da gây nhiễm trùng. Các nguyên nhân này là điều kiện thuận lợi cho các tổn thương nhiễm trùng ở bàn chân người ĐTĐ lan rộng nhanh chóng. Những vết thương dù nhỏ, nếu không được theo dõi và chăm sóc có thể tạo nên các nhiễm trùng âm ỉ, sau đó lan rộng vào sâu trong bàn chân gây hoại tử, phối hợp với viêm tủy xương là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi.

Thực tế, bàn chân là nơi ít được sự quan tâm của ngay chính bản thân người bệnh, hơn nữa nguyên nhân phần lớn là do người ĐTĐ thường mắc các bệnh lý thần kinh gây mất cảm giác. Một lý do nữa là biến chứng bàn chân ĐTĐ thường diễn biến âm thầm, kín đáo và kéo dài làm cho người bệnh có tâm lý chủ quan, xem thường bệnh tật. Hậu quả của biến chứng bàn chân ĐTĐ là rất nặng nề như biến dạng ngón chân, bàn chân, vết loét khó lành, nhiễm trùng hoại tử và phải cắt cụt chi. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân bị biến chứng bàn chân ĐTĐ nhập viện thường trong tình trạng nhiễm trùng rất nặng. Do đó, việc nhận biết bàn chân dễ bị loét hay nhiễm trùng là điều rất quan trọng, vì hầu hết các vết loét bàn chân đều có thể phòng ngừa được thông qua giáo dục, phát hiện và điều trị sớm.

Chăm sóc bàn chân là công việc cần phải thực hiện hàng ngày, do chính bệnh nhân hoặc thân nhân với điều kiện là đã được huấn luyện về kiến thức và kỹ năng chăm sóc. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân có liên quan đến nguy cơ loét bàn chân ở người ĐTĐ. Nhằm góp phần nâng cao kiến thức cho người bệnh ĐTĐ, giúp người bệnh và thân nhân biết cách tự chăm sóc bàn chân, đề phòng các biến chứng đáng tiếc xảy ra như cắt cụt đoạn chi. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bàn chân của bênh nhân đái tháo đường” nhằm mục tiêu:

Tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu:

Chọn 216 người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ typ2 đang nằm điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2016. Bệnh nhân ĐTĐ có hoặc chưa có biến chứng và đồng ý tham gia phỏng vấn.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

– Bệnh nhân không có khả năng giao tiếp.

– Bệnh nhân bị ĐTĐ type 1.

2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Tổ chức Y tế Thế giới 2015.

– Đường huyết tương lúc đói
≥ 126mg/dl (7mmol/L), nhịn đói ít nhất sau 8 giờ không ăn (≥ 2 lần thử).

– Đường huyết tương bất kỳ
≥ 200mg/dl (11,1mmol/L).

– HbA1C ≥ 6,5%

– Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmo/l).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu:

– Các thói quen khám kiểm tra bàn chân hằng ngày.

– Cách phòng tránh các chấn thương cho bàn chân.

– Cách tập luyện, vận động bàn chân.

– Cách xử trí khi bàn chân có vết chai chân, mụn nhọt hoặc vết trầy xước.

– Cách chăm sóc móng chân. Cách chọn giày, dép, tất chân để mang.

– Nguồn thông tin mà bệnh nhân ĐTĐ thu nhận về chăm sóc bàn chân.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Nhập số liệu vào máy tính, xử lí số liệu bằng MICROSOFT OFFICE EXCEL 2007 và phần mềm thống kê y học MEDCALC.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo độ tuổi

Nhóm tuổi mắc đái tháo đường gặp nhiều nhất là > 60 tuổi, chiếm tỉ lệ 51%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,7 ± 8,6

3.1.2. Giới tính

Biểu đồ 3.2: phân bố theo giới tính

Tỷ lệ nữ giới mắc ĐTĐ tỉ lệ 60,2% (130 trường hợp), nam chiếm 39,8% (86 trường hợp).

3.1.3. Thời gian phát hiện bệnh

Bảng 3.1: Phân bố theo thời mắc bệnh

58,6% bệnh nhân mắc bệnh từ 1- 5 năm; 54 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 25%) bệnh nhân mắc bệnh > 5 năm. Thời gian mắc bệnh trung bình 6,7 ± 7,9

3.2. Kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ

3.2.1. Tỉ lệ người bệnh thăm khám kiểm tra bàn chân hằng ngày

Bảng 3.2: Tỉ lệ người bệnh thăm khám kiểm tra bàn chân

– 165 người bệnh (76,4%) có thói quen thăm khám kiểm tra bàn chân hằng ngày, nhóm kiểm tra bàn chân nhiều nhất là mắc bệnh sau 5 năm.

– Có 23,6% bệnh nhân không có thói quen kiểm tra và thăm khám chân hàng ngày.

3.2.2. Kiến thức của người bệnh về chăm sóc bàn chân hằng ngày

Bảng 3.3: Hiểu biết của người bệnh về chăm sóc bàn chân

– Có 138 bệnh nhân (63,9%) biết giữ chân sạch sẽ và khô ráo. 146 bệnh nhân (57,6%) rửa chân bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.

– Có 70 bệnh nhân (32,7%) rửa chân bằng nước lạnh.

3.2.3. Kiến thức của người bệnh về việc vận động tập luyện bàn chân

Bảng 3.4: Hiểu biết của người bệnh về vận động, tập luyện bàn chân

– Bệnh nhân biết tập đi bộ là hàng ngày 158 người, chiếm 73,1%;

– Biết tự xoa bóp bàn chân 126 bệnh nhân chiếm 58,3%.

3.2.4. Kiến thức của người bệnh về phòng tránh các vết bỏng

Bảng 3.5: Hiểu biết của người bệnh về phòng tránh các vết bỏng bàn chân

Có 129 bệnh nhân (58,3%) cho rằng để phòng tránh vết bỏng có thể xảy ra thì cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi ngâm hay rửa chân bằng nhiệt kế hoặc bằng mu bàn tay.

– 112 bệnh nhân (51,6%) biết là không sử dụng lò than hay viên gạch nóng để sưởi chân.

3.2.5. Kiến thức của người bệnh về cách chăm sóc, cắt móng chân

Bảng 3.6: Hiểu biết của người bệnh về chăm sóc, cắt móng chân

– 91,7% người bệnh cắt ngắn móng chân thường xuyên. 63,9% (138 trường hợp) người bệnh biết cách cắt không để góc cạnh và không lấy khóe.

– Có 60 bệnh nhân (27,8%) khi cắt móng chân còn lấy khóe móng.

3.2.6. Kiến thức của người bệnh về cách cách mang giày, dép, tất chân 

Bảng 3.7: Hiểu biết của người bệnh về cách mang giày, dép, tất chân

Có 168 bệnh nhân chiếm 77,8% luôn biết mang giày, dép và phù hợp kích cỡ. 98 bệnh nhân (45,4%) biết kiểm tra giày trước khi đi. 27 trường hợp (12,5%) biết mang tất luôn dài hơn ngón chân.

3.2.7. Kiến thức của người bệnh về cách xử trí khi có vết chai, mụn nhọt

Biểu đồ 3.3: Cách xử trí vết chai, vết trầy xước

Có 131 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 61% người bệnh khi có vết chai chân tự cắt lọc và chăm sóc ở nhà; chỉ có 72 bệnh nhân (33,3%) người bệnh đến bác sỹ để khám và chăm sóc bàn chân.

3.2.8. Nguồn cung cấp thông tin

Biểu đồ 3.4: Nguồn cung cấp thông tin

Nhận được thông tin nhiều nhất từ người thân (37,0%), từ điều dưỡng chiếm 11,1%.

4. BÀN LUẬN

Bệnh ĐTĐ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, như rối loạn chức năng và suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Một trong những biến chứng ảnh hưởng lớn đến vận động, sinh hoạt và khả năng lao động của bệnh nhân đó là biến chứng bàn chân do ĐTĐ.

Khi có vết thương bàn chân, do không đau đớn nhiều nên bệnh nhân chủ quan thường tự chữa trị, chỉ nhập viện khi vết thương ở giai đoạn muộn, hoại tử nhiễm khuẩn nặng, chỉ chờ đợi để can thiệp ngoại khoa [1],[3].

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân đái tháo đường dễ bị loét và nhiễm khuẩn nặng bàn chân, như: các bệnh nhân đái tháo đường làm việc và sinh hoạt nhưng không biết cách bảo vệ bàn chân; hay các công việc khiến họ dễ bị các chấn thương hoặc vết nứt, vết cắt ở chân.

Tất cả các chấn thương này đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó đường huyết cao gây ra các biến chứng thần kinh, mạch máu, khiến người bệnh bị rối loạn hoặc mất cảm giác, vận động, giảm tiết mồ hôi ở bàn chân. Những tố này làm bệnh nhân bị biến dạng, nứt da,… nhưng lại không hề biết.

Ngoài ra đường huyết cao còn gây xơ vữa, làm tắc hẹp các động mạch ở chân do đó máu đến nuôi dưỡng các mô sẽ bị giảm. Chính vì các lý do trên nên nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng thì một vết thương ở bệnh nhân ĐTĐ dù rất nhỏ cũng có thể trở thành một ổ nhiễm khuẩn nặng, thậm chí là hoại tử cả bàn chân, khi đó khó tránh khỏi phải điều trị bằng cắt cụt chân [2],[5].

Theo nghiên cứu của Hasnain S và cs khi nghiên cứu về kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ cho thấy, về kiến thức: 29,3% trả lời đã có kiến ​​thức tốt, 40% có kiến ​​thức đạt và 30,7% có kiến ​​thức kém về chăm sóc bàn chân; về thực hành chỉ có 14% người trả lời đã thực hành tốt, 54% có thực hành đạt yêu cầu và 32% thực hành kém khi chăm sóc bàn chân. Khoảng một phần ba số bệnh nhân tiểu đường có kiến ​​thức kém về chăm sóc bàn chân và chỉ có rất ít bệnh nhân đã thực hành tốt cho chăm sóc bàn chân. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan cho thấy trên 70% bệnh nhân có kiến thức tốt về chăm sóc bàn chân [3],[6].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Bảng 3.2 cho thấy có 51 trường hợp, chiếm tỷ lệ 23,6% bệnh nhân không kiểm tra và thăm khám chân hàng ngày, đây là lý do làm bệnh nhân chậm phát hiện các tổn thương và khiến các tổn thương này ở bàn chân sẽ nặng hơn.

Về kiến thức chăm sóc bàn chân hàng ngày, tại Bảng 3.3 cho thấy đa số bệnh nhân biết giữ chân sạch sẽ và khô ráo, biết rửa bằng nước ấm và lau khô chiếm tỷ lệ lần lượt là 63,9% và 57,6%; có 127 bệnh nhân chú ý rửa kỹ các kễ ngón chân điều này rất quan trong, vì hầu hết các tổn thương đều bắt đầu ở kẽ các ngón chân.

Việc kiểm tra như vậy có thể phát hiện sớm các tổn thương bàn chân trong ĐTĐ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn khá nhiều bệnh nhân chưa biết việc chăm sóc bàn chân đặc biệt là các kẽ ngón chân và rửa chân bằng nức ấm.

Kiến thức của người bệnh về vận động tập luyện bàn chân, kết quả tại Bảng 3.4 cho thấy hầu hết bệnh nhân vận động bằng cách đi bộ có 158 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 73,1%; biết xoa bóp bàn chân hàng ngày chiếm tỷ lệ 58,3%. Đây là những việc tập luyện cần thiết đối với bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ, vì sẽ làm tăng tưới máu đến nuôi dưỡng, hạn chế các tổn thương bàn chân.

Tại Bảng 3.5 cho thấy, kiến thức của người bệnh về phòng tránh các vết bỏng, có 129 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 58,3% biết kiểm tra nhiệt độ của nước ấm trước khi ngâm và rửa chân; có 96 trương hợp chiếm tỷ lệ 44,4% có bôi kem chóng nóng khi ra nắng. Đây là các cách chăm sóc tốt nhằm hạn chế các tổn thương do nhiệt gây ra. Theo nghiên cứu của tác giả Pollock RD và cộng sự việc kiểm tra nhiệt chủ yếu trực tiếp trên da bàn chân [7]

Kiến thức của người bệnh về chăm sóc cắt móng chân, kết quả tại Bảng 3.6 cho thấy chỉ có 13 bệnh nhân 63,9% là biết cách cắt móng chân đúng cách; trong khi đó có 60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 27,7% khi cắt móng chân thì cắt sâu và lấy khóe, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tổn thương và dẫn đến nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ.

Kết quả tại bảng 3.7 cho thấy có 77,8%  bệnh nhân luôn mang dày dép và đúng kích cỡ khi đi lại; 45% bệnh nhân kiểm tra dày dép trước khi mang; chỉ có 27 trường hợp chiếm tỷ lệ 12,5% biết mang tất dài hơn ngón chân.

Như vậy kiến thức về mang dày dép của bệnh nhân ĐTĐ chưa cao, vì vậy nguyên nhân dẫn đến tổn thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ vẫn còn rất lớn. Theo Pollock RD và công sự  có83% có kiến thức đúng về mang dày dép. Kiến thức của người bệnh về cách xử trí khi có vết chai chân hoặc vết trầy xước, kết quả tại

Biểu đồ 3.3 cho thấy có đến 131 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 61% khi có tổn thương ở bàn chân tự cắt lọc và điều trị. Điều này rất nguy hiểm, vì nguy cơ nhiễm trung và tổn thương bàn chân rất cao. Nghiên cứu của Bijoy CV và cs 61,4% không nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra giày dép [6],[7].

Thực tế đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chưa được cung cấp đầy đủ kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ. Kết quả tại Biểu đồ 3.4 cho thấy kiến thức được cung cấp từ nhân viên y tế chưa cao, đặc biệt là từ điều dưỡng chỉ chiếm 11,1%.

Vì vậy, để kiến thức của người bệnh và mọi người về chăm sóc bàn chân ĐTĐ được tăng lên, chúng ta cần tăng cường giáo dục, tư vấn về cách chăm sóc bàn chân đúng trong hệ thống y tế tích cực hơn nữa. Đặc biệt cần phải nâng cao vai trò của điều dưỡng vào hướng dẫn giáo dục công tác chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ.

5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bàn chân của 216 bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại Khoa Nội Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.

– 165 người bệnh (76,4%) có thói quen thăm khám kiểm tra bàn chân hằng ngày. Nhóm mắc bệnh sau 5 năm, kiểm tra bàn chân nhiều nhất.

– Có 138 bệnh nhân (63,9%) biết giữ chân sạch sẽ và khô ráo. 146 bệnh nhân (57,6%) rửa chân bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.

– Có 70 bệnh nhân (32,4%) rửa chân bằng nước lạnh.

– Biết tập đi bộ là hàng ngày 158 người (73,1%); biết tự xoa bóp bàn chân 126 bệnh nhân chiếm 58,3%.

– Có 129 bệnh nhân (58,3%) cho rằng để phòng tránh vết bỏng có thể xảy ra thì cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi ngâm hay rửa chân bằng nhiệt kế hoặc bằng mu bàn tay.

– Có 63,9% (138 trường hợp) biết cách cắt không để góc cạnh và không lấy khóe.

– Có 60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 27,8% khi cắt móng chân còn lấy khóe móng.

– Có 168 bệnh nhân chiếm 77,8% luôn biết mang giày dép và đúng kích cỡ. 98 bệnh nhân (45,4%) biết kiểm tra giày dép trước khi đi vào.

– Chỉ có 27 trường hợp (12,5%) biết mang tất luôn dài hơn các ngón chân.

– 131 bệnh nhân (lệ 61%) người bệnh khi có vết chai chân tự cắt lọc và chăm sóc ở nhà.

– Người bệnh nhận được thông tin nhiều nhất từ người thân chiếm 37,0%, nguồn thông tin từ điều dưỡng chỉ chiếm 11,1%.

6. KIẾN NGHỊ

Cần tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong quá trình chăm sóc tại bệnh viện cũng như tại cộng đồng.

TÓM TẮT

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gây nhiều biến chứng nguy hiểm, như rối loạn chức năng và suy giảm nhiều cơ quan. Một trong những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và khả năng lao động của bệnh nhân đó là biến chứng bàn chân do ĐTĐ. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân phối hợp, là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân tại nhiều nước trên thế giới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, gồm 216 bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ2 có hoặc chưa có biến chứng. Kết quả nghiên cứu: 76,4% có thói quen thăm khám kiểm tra bàn chân hằng ngày; 63,9% biết giữ chân sạch sẽ và khô ráo; 57,6% rửa chân bằng nước ấm; 58,3% biết tự xoa bóp bàn chân; 27,8% khi cắt móng chân còn lấy khóe móng; 61% người bệnh khi có vết chai chân tự cắt lọc và chăm sóc ở nhà. Kết luận cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục về kiến thức tự chăm sóc bàn chân trong bệnh ĐTĐ.

Từ khóa: Kiến thức, chăm sóc, bàn chân, đái tháo đường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1. Lê Văn An và CS (2012), NXB Y học, “Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường”, Giáo trình Điều dưỡng Nội khoa Tập 1, tr 183-194.
  2. Tạ Văn Bình (2003),“Bệnh lý bàn chân đái tháo đường”. Tài liệu tập huấn thực hành quản lý và điều trị bệnh Đái tháo đường, tr 23-27.
  3. Nguyễn Thị Phương Lan 2013,“Kiến thức và thực hành chăm sóc bàn chân đái tháo đường type 2 tại thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn tốt nghiệp.
  1. Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê (2007)“Bệnh đái đường”. Trong Nội tiết học đại cương”. NXB Y học TPHCM, tr 388 – 390.
  2. American Diabetes Association (2010),“Standards of Medical Care in Diabetes—2010”, Diabetes Care, Vol. 33, Suppl. 1, pp: S11-S61.29
  3. Hasnain S, Sheikh NH 2009,“J Pak Med Assoc” 59(10) pp: 687-90.
  4. Pollock RD, Unwin NC, Connolly V, 2004,“Diabetes Res Clin Pract” May 64(2): 117-22. National Institute for Health and Clinical Excellence. Diabetic foot problems: inpatient management of diabetic foot problems. Clinical guideline 119. London: NICE, 2011. Available at: http://publications.nice.org.uk/diabetic-foot-problems-cg119. Accessed March 2013
  5. Abetz L, Sutton M, Brady L, et al. The diabetic foot ulcer scale: a quality of life instrument for use in clinical trials. Pract Diab Int 2002; 19:167-75.
  6. Brownrigg JR, Davey J, Holt et al. The association of ulceration of the foot with cardiovascular and all-cause mortality in patients with diabetes:a meta-analysis. Diabetologia 2012; 55(11): 2906-12.
  7. Diabetes UK. Putting feet first: national minimum skills framework. Joint initiative from the Diabetes UK, Foot in Diabetes UK, NHS Diabetes, the Association of British Clinical Diabetologists, the Primary Care Diabetes Society, the Society of Chiropodists and Podiatrists. London:Diabetes UK, 2011.
  8. Kerr M. Foot care for people with diabetes: the economic case for change. NHS Diabetes, Newcastle-upon-Tyne, 2012. Available at: http://bit.ly/ xjY7FS. Accessed March 2013.
  9. Singh N, Armstrong DA, Lipsky BA. Preventing foot ulcers in patients with diabetes. JAMA 2005; 293: 217-28.
  10. Bakker K, Apelqvist J, Schaper NC on behalf of the International Working Group on the Diabetic Foot Editorial Board. Practical guidelines on themanagement and prevention of the diabetic foot 2011. Diabetes Metab ResRev 2012; 28(Suppl 1): 225-31.
  11. Diabetes UK. State of the nation 2012 – England. London: Diabetes UK, 2012. Available at: http://bit.ly/Kcg0TU. Accessed March 2013.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …