Nghiên cứu nồng độ HbA1C máu ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HbA1C MÁU Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐĂK LĂK

Trần Quang Huy, Lê Chuyển, Lê Thanh Hải, Nguyễn Hải Thủy

TrườngĐại Học Y Dược Huế

SUMMARY

Study of HbA1C concentration in acute cerebral infarctionpatiens in Dak Lak province hospital

Background: The relationship between HbA1C level with some risk factors in patients with acute cerebral infarction. Subjects and Methods: cross-sectional descriptive study with comparable control group, 64 patients with acute cerebral infarction and 59 control cases at Dak Lak Province Hospital. Data processing method according to usual medical statistics and SPSS 17.0.

The result: 1. The concentration of HbA1C levels in acute cerebral infarction patients

-HbA1C concentration of acute cerebral infarction patients was 6.62 ± 2.71%, higher than the control group with p <0.01.

-In patients with HbA1C levels <6.5%: HbA1C in acute cerebral infarction group was 5,45 ± 0,62 %, higher than the control group (p <0.01).

2. The correlation between HbA1C and risk factors in patients with acute cerebral infarction

-There was a close correlation between the concentration of HbA1Cwith GCS (r=-.782; p<0.01).

-Close correlation between blood glucose and HbA1C levels with r = 0.6;
p <0.01.

-Correlation between HbA1C and blood lipid parameters: positive correlation between HbA1C with cholesterol (r = 0.43 and p <0.01); positive correlation with triglycerides (r = 0.64 and p <0.01); positive correlation with LDL-C (r = 0.42 and p <0.01); no correlation with HDL-C (p> 0.05).

-There was no correlation between hs-CRP with HbA1C, hemoglobin, blood pressure (p> 0.05).

Conclusions: There was relation between increased levels of HbA1C in acute cerebral infarction patients. HbA1C level was high and correlated with GCS, glucose, cholesterol, triglycerides, LDL levels in acute cerebral infarction patients.

Key words:cerebral infarction, HbA1C

Chịu trách nhiệm chính: Trần Quang Huy

Ngày nhận bài: 12.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 23.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016 

1.      ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) thể nhồi máu não (NMN) là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% các thể bệnh của TBMMN.TBMMN được dự đoán ​​sẽ là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây tử vong trên toàn thế giới vào năm 2020. Những thay đổi kinh tế xã hội nhanh chóng trong những năm gần đây đã dẫn đến những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống, điều này có thể ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ (YTNC) mắc bệnh như TBMMN.

Đến nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị TBMMN nói chung và NMN nói riêng, dự phòng vẫn là chiến lược chủ yếu. Để xây dựng chiến lược dự phòng, việc phát hiện và quản lý các YTNC trong TBMMN có vai trò hết sức quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 12-53% bệnh nhân TBMMN không được phát hiện bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trước đó và không được tầm soát bệnh ĐTĐ khi nhập viện. Theo nghiên cứu của Bravata DM  chỉ có 1/90 bệnh nhân được tầm soát bệnh ĐTĐ khi nhập viện do TBMMN. Điều này dẫn đến làm gia tăng mức độ nặng và tỷ lệ tử vong của bệnh. Nhiều công trình nghiên cứu phát hiện vai tròcủa HbA1C trong bệnh NMN, cũng như góp phần trong chẩn đoán và theo dõi tiên lượng bệnh TBMMN. Nghiên cứu của Oh HG năm 2011 tại Hàn Quốc đã cho thấy HbA1C cao là một YTNC đáng kể đối với NMN ở nam giới trưởng thành không bị ĐTĐ. Vì vậy, việc duy trì mức đường huyết ở mức bình thường ở những người có nguy cơ tim mạch cao rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm góp phần phát hiện và tiên lượng sớm ở bệnh nhân TBMMN,chúng tôi thực hiện đề tài với các mục tiêu sau:

1.Xác định nồng độ HbA1C máu ở bệnh nhân NMN cấp.

2.Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ HbA1C máu với một số YTNC thường gặp (huyết áp, lipid máu, glucose máu, hs-CRP, hemoglobin) và mức độ nặng ở bệnh nhân NMN cấp.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

2.1.1. Nhóm bệnh

Gồm 64 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, vào điều trị tại Khoa nội Tim mạch- Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đăklăk từ tháng 7/2013 đến tháng 7/2014 với chẩn đoán xác định NMN cấp.

Chúng tôi không đưa vào nhóm nghiên cứu những trường hợp sau:

– NMN giai đoạn bán cấp và mạn

– Chấn thương sọ não, liệt khu trú sau cơn động kinh cục bộ, migrain,…

– Các bệnh lý sọ não không phải TBMMN như: TBMMN thoáng qua, u não, áp xe não,…

– NMN đang mắc bệnh ung thư, bệnh hệ thống, XHN…

– Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Nhóm chứng

– Bao gồm các đối tượng đến khám sức khỏe ngẫu nhiên tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đăklăk, có độ tuổi và giới tương đồng và cùng thời điểm với nhóm bệnh nghiên cứu.

– Được giải thích và tình nguyện tham gia nghiên cứu.

– Chọn nhóm chứng với cỡ mẫu n = 59

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang có so sánh với nhóm chứng.

2.2.1. Phương pháp khám lâm sàng: hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng tỉ mỉ để chọn lựa đối tượng nghiên cứu, đánh giá các YTNC.

Chẩn đoán xác định TBMMN: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng

*   Lâm sàng: Dựa vào định nghĩa của TCYTTG về TBMMN.

*   Cận lâm sàng: chụp não cắt lớp vi tính với thể NMN: tỷ trọng 20-30 đơn vị HU.

*   Chẩn đoán giai đoạn: Theo S.Oppenheimer và V.Hachinski.

Giai đoạn cấp: ≤1 tuần; Giai đoạn bán cấp: 2-4 tuần; Giai đoạn mạn: > 4 tuần

Chẩn đoán độ trầm trọng NMN: lâm sàng dựa vào thang điểm Glasgow, phân loại theo mức độ tổn thương não: Bình thường: 15 điểm; Nhẹ: 13 – 14 điểm; Vừa: 9 – 12 điểm; Nặng: ≤ 8 điểm

2.2.2. Phương pháp thăm dò chức năng: gồm CNCLVT, điện tim, XQ phổi, siêu âm tim.

2.3.3. Phương pháp xét nghiệm la bô: định lượng HbA1C, công thức máu, đường máu, bilan lipid, hs-CRP, ure, creatinin máu lúc vào viện.

Xử trí số liệu bằng thống kê y học thông thường và trên phần mềm
SPSS 17.0.

3. KẾT QUẢ

3.1. Phân bố về tuổi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

Bảng 3.1. Phân bố tuổi trung bình và giới của nhóm nghiên cứu

Tuổi trung bình của bệnh nhân NMN cấp là 69 ± 15 tuổi tương đồng với nhóm chứng (p > 0,05), nam chiếm ưu thế hơn nữ ở cả 2 nhóm nhưng không có sự khác biệt với  

p > 0,05.

3.2. Nồng độ HbA1C ở nhóm NMN cấp và nhóm chứng

Bảng 3.2. Nồng độ HbA1C trung bình ở bệnh nhân NMN so với nhóm chứng

Nồng độ HbA1C trung bình ở bệnh nhân NMN là 6,62 ± 2,71 % cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,01. 

Bảng 3.3.Nồng độ HbA1C trung bình ở nhóm NMN có HbA1C< 6,5% so
với chứng

Ở những bệnh nhân có nồng độ HbA1C< 6,5%, HbA1C trung bình ở nhóm bệnh nhân NMN là 5,45 ± 0,62 %, cao hơn nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 

3.3. Tương quan giữa HbA1C với các yếu tố nguy cơ và mức độ nặng ở bệnh nhân NMN cấp

3.3.1. Tương quan giữa HbA1Cthang điểm Glasgow

Bảng 3.4.Tương quan giữa nồng độ HbA1C với thang điểm Glasgow

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa nồng độ HbA1C với thang điểm Glasgow

Có mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa nồng độ HbA1C và thang điểm Glasgow với r = -0,722 và p < 0,01.

3.3.2. Tương quan giữa HbA1C và glucose máu

Bảng 3.5.Tương quan giữa nồng độ HbA1C và glucose máu

Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa HbA1C và glucose máu

Có mối tương quan chặt giữa HbA1C và glucose máu đói với r=0,6 và p<0,01.

3.3.3. Tương quan giữa HbA1C với các thông số lipid máu

Bảng 3.6. Mối tương quan giữa HbA1C với bilan lipid máu

Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa HbA1C và cholesterol, triglceride máu

Có mối tương quan thuận giữa HbA1C với cholesterol toàn phần (r = 0,43 và p < 0,01); tương quan thuận với triglyceride (r = 0,64 và p<0,01); tương quan thuận với LDL-C (r=0,42 và p < 0,01); không có tương quan với HDL-C (p > 0,05).

3.3.4. Tương quan giữa HbA1C và các yếu tố nguy cơ khác

Bảng 3.7. Mối tương quan giữa HbA1C với các yếu tố nguy cơ khác


Không có mối tương quan giữa HbA1C với Hb, hs-CRP, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (p > 0,05).

4. BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu của chúng tôi ở 64 bệnh NMN cấp cho kết quả tuổi trung bình là 69 ± 15. Nhìn chung bệnh NMN cấp có xu hướng tăng dần theo tuổi từ 50 và giảm xuống sau 80 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy bệnh NMN cấp phân bố theo giới nam chiếm ưu thế hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 1,46 không có sự khác biệt với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác như: Hoàng Khánh nhận thấy TBMMN tăng dần theo tuổi và tỷ lệ nam giới bị bệnh lý tim mạch nhiều hơn phái nữ từ 1,5 đến 2 lần ngoại trừ lứa tuổi 35-44 và trên 85. Cũng như nghiên cứu của các tác giả khác như Lê Chuyển nhận thấy tuổi trung bình của bệnh NMN là 72,64 ± 8,87 và nhóm NMN chiếm ưu thế nhất là từ 51 đến 70 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,28. Hồ Diên Tương cũng nhận thấy tuổi trung bình của NMN là 69,36 ± 12,22 tuổi, nam chiếm ưu thế 57,58% và nữ chiếm 42,42%, tỷ lệ nam/nữ là 1,36. Tác giả Bùi Thị Lan Vi, cho thấy tuổi trung bình đột quỵ là 62,3 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Tính và cs trên bệnh nhân TBMMN cấp có 74,5% bệnh nhân trên 60 tuổi, trên 70 tuổi chiếm 41,2%, tuổi trung bình là 65,7 ± 11,6 tuổi.

4.1. Nồng độ HbA1C ở bệnh nhân NMN cấp

Theo nghiên cứu của Selvin Evà cs, sự gia tăng HbA1C là một YTNC độc lập đối với TBMMN dù có hay không có bệnh ĐTĐ. Bệnh nhân bị ĐTĐ có sự gia tăng nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh lý võng mạc cũng như nhồi máu cơ tim và TBMMN. Theo Choi SW và cs có sự liên quan giữa HbA1C và biến chứng mạch máu trên bệnh nhân ĐTĐ.

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nồng độ HbA1C trung bình ở bệnh nhân NMN là 6,62 ± 2,71%, cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,01.Ngay cả trên những bệnh nhân có nồng độ HbA1C< 6,5%, HbA1C trung bình ở nhóm bệnh nhân NMN là 5,45 ± 0,62 %, cao hơn nhóm chứng (p < 0,01). Như vậy ở bệnh nhân NMN HbA1C có xu hướng cao hơn bệnh nhân không có bệnh, điều này đúng cho cả bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ và không bị ĐTĐ.

Điều này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới: Theo nghiên cứu của Oh HG và cs, tăng Glycated Hemoglobin cấp liên quan với tăng nguy cơ NMN ở người lớn nam giới  Hàn Quốc không bị ĐTĐ. Tăng HbA1C làm tăng 9,6 lần nguy cơ NMN. Theo nghiên cứu của Myint PK và cs, TBMMN có sự liên quan tuyến tính với nồng độ HbA1C ở những bệnh nhân ĐTĐ và đưa ra cái nhìn sâu hơn về cơ chế bệnh sinh khác nhau về bệnh lý mạch máu.

Cũng như nhiều nghiên cứu HbA1C có liên quan đến mức độ nặng của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân TBMMN. Ngoài ra, sự gia tăng HbA1C còn liên quan đến bệnh lý chất trắng ở bệnh nhân NMN. Theo nghiên cứu của Kamouchi M và cs cho thấy ở những bệnh nhân NMN, HbA1C lúc nhập viện là một yếu tố dự báo độc lập đáng kể cho mức độ nặng của TBMMN.

Theo nghiên cứu của Sagar Basu, Debashish Sanyal và cs, tăng đường huyết và HbA1C ở bệnh nhân NMN là một dấu hiệu đánh giá mức độ nặng của NMN và tiên lượng bệnh. Theo Guo Shuangxi, Tan Song và cs, cho thấy giảm HbA1C làm giảm mức độ nghiêm trọng của hệ thần kinh, làm giảm nguy cơ NMN và có thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân NMN cấp tính.

Ngoài ra HbA1C còn là yếu tố nguy cơ độc lập tiên đoán kết cục ngoại ý trên bệnh nhân nhồi máu não được điều trị can thiệp. HbA1C còn là yếu tố nguy cơ tái phát TBMMN.

Tóm lại, HbA1C là một yếu tố nguy cơ của NMN trên bệnh bị ĐTĐ và không bị ĐTĐ. HbA1C trung bình ở bệnh NMN cao hơn nhóm chứng. HbA1C có liên quan đến mức độ nặng của bệnh thể hiện qua mối liên quan với thang điểm glasgow.

4.3. Mối tương quan giữa HbA1C với các YTNC thường gặp ở bệnh nhân NMN cấp

4.3.1. Tương quan giữa HbA1C và thang điểm Glasgow

Cũng như nhiều nghiên cứu HbA1C có liên quan đến mức độ nặng của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân TBMMN. Khi đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HbA1C với mức độ nặng ở bệnh nhân NMN cấp qua thang điểm glasgow, chúng tôi nhận thấy: có sự tương quan nghịch mức độ chặt chẽ với thang điểm glasgow (r = -0,722 và p < 0,01). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới như:

Theo nghiên cứu của Kamouchi M và cs cho thấy ở những bệnh nhân NMN, HbA1C lúc nhập viện là một yếu tố dự báo độc lập đáng kể cho mức độ nặng của TBMMN. Ngoài ra, sự gia tăng HbA1C còn liên quan đến bệnh lý chất trắng ở bệnh nhân NMN.

Theo tác giả Hjalmarsson C và cs nghiên cứu hồi cứu trên 501 bệnh nhân NMN cấp cũng nhận thấy, HbA1c là một yếu tố dự báo tốt về NMN cấp tính (HR 1,45; CI 1,09-1,93) và dự báo tử vong về sau (HR 1,29; CI 1,03-1,62). Hơn nữa, HbA1C > 6% tương quan với mức độ nghiêm trọng NMN cấp tính (OR 1,29; CI 1,01-1,67) và dự báo kết quả biến cố trầm trọng trên bệnh nhân NMN sau 1 năm (OR 2,68; CI 1,14-6,03). Nghiên cứu đã kết luận, HbA1C là một YTNC độc lập và tiên lượng mức độ nghiêm trọng ở bệnh nhân NMN.

Nghiên cứu của Wang Xiaoling, Liang Youyun và cs trên 120 bệnh nhân NMN cấp được chia thành hai nhóm, nhóm đường máu bình thường, nhóm đường máu cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ HbA1C trong nhóm đường trong máu cao có mức độ nặng của bệnh cao hơn, tiên lượng kém, kích thước vùng nhồi máu rộng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm bình thường. HbA1C cao có liên quan chặt chẽ đến mức độ nặng và tiên lượng của NMN.

Theo nghiên cứu của Sagar Basu, Debashish Sanyal và cs, tăng đường huyết và HbA1C ở bệnh nhân NMN là một dấu hiệu đánh giá mức độ nặng của NMN và tiên lượng bệnh. Theo Guo Shuangxi, Tan Song và cs, cho thấy giảm HbA1C làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương hệ thần kinh, làm giảm nguy cơ NMN và có thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân NMN cấp tính.

Ngoài ra HbA1C còn là yếu tố nguy cơ độc lập tiên đoán kết cục ngoại ý trên bệnh nhân nhồi máu não được điều trị can thiệp. HbA1C còn là yếu tố nguy cơ tái phát TBMMN.

Tóm lại, HbA1C là một yếu tố nguy cơ của NMN trên bệnh bị ĐTĐ và không bị ĐTĐ. HbA1C trung bình ở bệnh NMN cao hơn nhóm chứng. HbA1C có liên quan đến mức độ nặng của bệnh thể hiện qua mối liên quan với thể tích tổn thương NMN và thang điểm glasgow.

4.3.2. HbA1C và glucose máu

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa HbA1C và glucose máu trung bình cũng như glucose máu đói và các mức glucose không đói, trong nghiên cứu của Saris K và cs thì có mối tương quan giữa HbA1C và glucose máu đói với r=0,57. Đường máu đói còn có vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh ở bệnh nhân nhồi máu não.Trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng cho kết quả gần tương tự, HbA1C và glucose máu đói có mối tương quan chặt với r=0,6 và p < 0,01. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới, những nghiên cứu này cho thấy HbA1C có mối tương quan với glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ.

Với ý nghĩa này mà HbA1C không những là công cụ theo dõi đường huyết mà còn là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo Hiệp Hội Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Hoa Kỳ từ năm 2011 đến nay. Trên bệnh nhân NMN tăng đường huyết còn có vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh. Ngoài ra ở TBMMN không bị ĐTĐ, tăng đường huyết còn là YTNC độc lập đối với tiên lượng bệnh.

Như vậy HbA1C và glucose máu đói không những có mối tương quan ở bệnh nhân bị ĐTĐ mà còn có mối tương quan ở bệnh nhân NMN. Ngoài ra glucose máu đói còn là YTNC và tiên lượng ở bệnh nhân này.

4.3.3. HbA1C và lipid máu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, Có mối tương quan thuận giữa HbA1C với cholesterol toàn phần (r = 0,43 và p < 0,01); tương quan thuận với triglyceride (r = 0,64 và p<0,01); tương quan thuận với LDL-C (r=0,42 và p < 0,01); không có tương quan với HDL-C (p > 0,05).

Theo nghiên cứu của Singh G và cs trên bệnh nhân ĐTĐ type 2, cho thấy có mối tương quan giữa HbA1C và cholesterol (r=0,29), triglyceride (r=0,26), HDL-C (r=0,19), LDL-C (r=0,5) [62].

Theo nghiên cứu của Samatha P. và cs, có mối tương quan giữa HbA1C và cholesterol (r=0,309), LDL-C (r=0,306), trong đó mối tương quan với triglyceride (r=0,189), HDL-C (r=0,104) không có ý nghĩa thống kê.

Cũng như nghiên cứu của Abdulrahaman A cho thấy mối liên hệ giữa HbA1C với các thông số lipid và xơ vữa, qua đó cho thấy tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết để kiểm soát rối loạn lipid máu và nguy cơ tương lai của bệnh tim mạch và TBMMN ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.

Như vậy sự thay đổi nồng độ HbA1C có mối tương quan với sự thay đổi một số chỉ số lipid máu như cholesterol, LDLC, triglyceride. Tất cả sự thay đổi này đưa đến hậu quả cuối cùng là các biến chứng mạch máu như NMN.

4.3.4. HbA1C với các YTNC khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy THA tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm trương là yếu tố nguy cơ độc lập gây ra tất cả các loại bệnh lý tim mạch. Có khoảng 8-18% người trưởng thành tăng huyết áp, trong đó hơn một nữa là người cao tuổi. Liên quan rất rõ về tuổi tác, tăng huyết áp… từ đó gây xơ vữa động mạch và hệ quả cuối cùng là gây nhiều biến cố tim mạch trong đó có NMN. HbA1C cũng là một yếu tố nguy cơ tim mạch song hành với các yếu tố nguy cơ khác, trong đó có tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này của chúng tôi không thấy có mối tương quan giữa HbA1C và huyết áp. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới.

5. KẾT LUẬN

Có mối liên quan giữa tăng nồng độ HbA1C ở bệnh nhân NMN cấp. Nồng độ HbA1C cao và tương quan nghịch chặt chẽ với thang điểm Glasgow, tương quan thuận với glucose, cholesterol, triglyceride, LDL ở bệnh nhân NMN cấp.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa nồng độ HbA1C với một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não (NMN) cấp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có so sánh nhóm chứng, trên 64 bệnh nhân NMN cấp và 59 trường hợp chứng tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đăklăk. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường và SPSS 20.0.

Kết quả:

1.Nồng độ HbA1c ở bệnh nhân NMN cấp

-Nồng độ HbA1C ở bệnh NMN là 6,62 ± 2,71 %, cao hơn so với nhóm chứng với p<0,01.

-Ở bệnh nhân có nồng độ HbA1C
< 6,5%: HbA1C ở nhóm NMN là 5,45 ± 0,62 %, cao hơn nhóm chứng (p<0,01).

2.Mối tương quan giữa HbA1C và các yếu tố nguy cơ và mức độ nặng ở bệnh nhân NMN cấp

-Tương quan nghịch chặt chẽ giữa nồng độ HbA1Cvới thang điểm Glasgow (r = -0,782; p < 0,01).

-Tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ HbA1C và glucose máu với r=0,6; p<0,01.

-Tương quan giữa HbA1C với các thông số lipid máu: tương quan thuận giữa HbA1C với cholesterol (r = 0,43 và p < 0,01); tương quan thuận với triglyceride (r = 0,64 và p<0,01); tương quan thuận với LDL-C (r=0,42 và p < 0,01); không có tương quan với HDL-C (p > 0,05).

-Không có tương quan giữa HbA1C với hs-CRP, Hb, huyết áp (p > 0,05).

Kết luận: Liên quan giữa tăng nồng độ HbA1C ở bệnh nhân NMN cấp. Nồng độ HbA1C cao tương quan với thang điểm Glasgow, glucose, cholesterol, triglyceride, LDL ở bệnh nhân NMN cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Chuyển (2008), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ protein phản ứng C huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
  2. Lê Thanh Hải (2007), “Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.
  3. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não-từ nguy cơ đến dự phòng (chuyên khảo), TrườngĐại học Y Dược, Đại học Huế.
  4. Afzal Mohammad, Chaudry Saqib, Zafar Taqi, et al (2014), Is Hemoglobin A1c (HbA1C) Level an Independent Predictor of Adverse Outcomes in Patients with Acute Ischemic Stroke Undergoing Endovascular Treatment?,Neurology, 82(10 Supplement), P4.239.
  5. Basu S, Sanyal D, Roy K, et al (2007), “Is post-stroke hyperglycemia a marker of stroke severity and prognosis: A pilot study”,Neurology Asia, 12, pp.13-19.
  6. Choi SW, Shin MH, Yun WJ, et al (2011), Association between hemoglobin A1c, carotid atherosclerosis, arterial stiffness, and peripheral arterial disease in Korean type 2 diabetic patients,J Diabetes Complications, 25(1), pp.7-13.
  7. Hjalmarsson C,Manhem K,Bokemark L,Andersson B (2014), The Role of Prestroke Glycemic Control on Severity and Outcome of Acute Ischemic Stroke, Stroke Research and Treatment, Volume 2014, Article ID 694569, 6 pages.
  8. Kamouchi M, Matsuki T, Hata J, et al (2011), “Prestroke Glycemic Control Is Associated With the Functional Outcome in Acute Ischemic Stroke: The Fukuoka Stroke Registry”,Stroke, 42(10), pp.2788-2794.
  9. Ravipati Gautham, Aronow Wilbert S, Kumbar Sujata, et al (2009), Patients with diabetes mellitus with ischemic stroke have a higher hemoglobin A1c level and a higher serum low-density lipoprotein cholesterol level than diabetics without ischemic stroke,Arch Med Sci, 5, pp.391-3.
  10. Rozanski Michal, Richter Tobias, Grittner Ulrike, et al (2014), Elevated Levels of Hemoglobin A1c Are Associated With Cerebral White Matter Disease in Patients With Stroke,Stroke, 45(4), pp.1007-1011.
  11. Oh HG, Rhee EJ, Kim TW, et al (2011), “Higher glycated hemoglobin level is associated with increased risk for ischemic stroke in non-diabetic Korean male adults”,Diabetes Metab J, 35(5), pp.551-7.
  12. Wang X, Liang Y (2011), “Study the Value of Glycosylated Hemoglobin and 2 Hours Postprandial Blood Glucose in Patients with Ischemic Stroke [J]”,Hebei Medicine, 5, pp.015.
  13. Yamamoto-Honda R, Kitazato H, Hashimoto S, et al (2008), Distribution of blood glucose and the correlation between blood glucose and hemoglobin A1c levels in diabetic outpatients,Endocr J, 55(5), pp.913-23.
  14. Yang X, Gary TC, So WY (2008), Additive interaction of hyperglycemia and albuminuria on risk of ischemic stroke in type 2 diabetes,Diabetes Care, 31(12), pp.2294-2300.

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …