Khảo sát kết thúc thai kỳ ở thai phụ mắc đái tháo đường

KHẢO SÁT KẾT THÚC THAI KỲ Ở THAI PHỤ MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Lê Lam Hương

Đại học Y Dược Huế

ABSTRACT:

the pregnancy outcomes in gestational diabetes

Gestational diabetes is a disorder of serum glucose tolerance in different levels. This disease can be caused by disorder of glucose metabolism occurred before or during pregnancy without recognized previously. Our research aims to assess pregnancy outcomes in gestational diabetes women. This cross – sectional study include 96 pregnant women in labour at Hue national  hospital from 12/2013 to 06/ 2015with random serum glucose > 11.1 mmol/L. Results: The average age of pregnant women was 29,3 ± 3,9. The proportion of “College – University” group in education level was 50%. The rate of farmer was 32,2% and employees accounted for 43,8%. History of stillbirth or > 3,5 kg living birth accounted for 34,4%. The rate of history of miscarriage, fetal malformation rate was 21,9%. Family history of diabetes accounted for 19.9%. Prenatal BMI > 26kg/m2 accounted for 53,1%. The rate of detecting diabetes in hospital was 68,7%. Number of pregnant women with diabetes treatment accounted for 20,8%. Weight gain > 12kg during pregnancy accounted for 73,9% and < 8kg was 2,1%.Hydramnios accounted for 35,4%. Manifestations of preeclampsia accounted for 40,6%. Cesarean section in diabetes pregnant women accounted for 69,8%. Postpartum hemorrhage accounted for 15,6%. The proportion of wound or perineal infection was 5,2%. The percentage of babies with diabetic mothers Apgar score < 7 was 4,2%. Preterm birth accounted for 11,5%. Weight infants < 2500gr was 7,3% and  >3500 gr accounted for 70.8%. The percentage of hypoglycemia was 2,1% and respiratory failure was 6,3%.

Summary: Gestational diabetes impacted significantly on the mother and fetus. Screening and detection of diabetes in pregnancy for management may reduce the risks during labor.

Keywords: Diabetes, pregnancy, preterm delivery.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường thai nghén thường phát hiện chủ yếu ở giai đoạn sau của thai kỳ. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai nghén cần được sàng lọc chẩn đoán ngay từ lần khám thai đầu tiên. Bởi nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh đái tháo đường thai nghén sẽ gây nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đái tháo đường thai kỳ ngày càng có tỷ lệ gia tăng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam [1; 3].

Đái tháo đường thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện đầu tiên khi có thai. Định nghĩa này không loại trừ tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose đã xảy ra trước hay xảy ra cùng lúc khi có thai mà không được nhận biết trước đó. Khi thai phụ đến khám thai lần đầu, nên đánh giá các yếu tố nguy cơ. Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao như tuổi > 35, béo phì, tiền căn có đái tháo đường thai kỳ, đường niệu (+), có tiền căn gia đình bị đái tháo đường nên được tầm soát đái tháo đường ngay. Nếu thai phụ có yếu tố nguy cơ trung bình sẽ thực hiện tầm soát vào tuần lễ thứ 24-28 của thai kỳ[1; 9].

Trong đái tháo đường thai kỳ, nếu đường máu người mẹ kiểm soát không được tốt, sẽ có rất nhiều nguy cao cho mẹ như tăng nguy cơ tiền sản giật- sản giật gấp 4 lần, đa ối chiếm tỉ lệ khá cao (27 – 30%), thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ, nhiễm trùng dễ xảy ra. Khi chuyển dạ thai to dễ gây sang chấn đường sinh dục người mẹ lúc sanh, tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng, dễ bị nhiễm trùng vết mổ hay tầng sinh môn, thai phụ dễ băng huyết sau sanh[6].Ở những thai phụ bị đái đườngcũng có rất nhiều nguy cơ cho thai như sinh non, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn thai nhi lúc sanh làm trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao. Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết. Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần[4].

Trên thế giới đă có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về đái tháo đường thai nghén và nhờ đó các thai phụ có nguy cơ cao được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh được những tai biến[2].Đái tháo đường thai kỳ gây nhiều biến chứng cho mẹ và con nhiều khi gây tử vong[5], vì vậy để khảo sát ảnh hưởng của bệnh đến kết thúc thai kỳ như thế nào khi thai phụ bị đái đường chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Khảo sát kết quả thai kỳ ở thai phụ bệnh đái đường” nhằm mụctiêu:”Khảo sát kết quả thai kỳ ở thai phụ bệnh đái đường”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng: Bao gồm 96 thai phụ chuyển dạ vào sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 06 năm 2015.

Tiêu chuẩn chọn: Thai phụ chuyển dạ thực sự. Khi vào viện các thai phụ được làm xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên kết quả > 11,1 mmol/L.

Loại trừ khỏi nghiên cứu thai phụ có một trong các yếu tố sau đây:Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose: Cường giáp, suy giáp, Cushing, U tủy thượng thận, hội chứng Conn, to đầu chi, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh lý gan, suy thận…Sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucose.Đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Các thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Phương pháp

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp tiến hành

Khai thác theo phiếu điều tra như: Đặc điểm các yếu tố nguy cơ. Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường hay không.Thu thập số liệu liên quan đến thai kỳ: tuổi thai khi chuyển dạ vào viện, thai chết lưu, cân nặng bé khi sinh, chỉ số Apgar (điểm), dị tật bẩm sinh.

Tiêu chí đánh giá yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ: Theo Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai kỳ. Đánh giá chỉ số BMI theo đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới vào tháng 2/2000.

Các nguy cơ sản khoa: Tiền sản giật – sản giật: gồm tăng huyết áp, phù, protein niệu ≥ 0,5g/24h.Đẻ non: khi thai được sinh trong khoảng thời gian từ 28 tuần đến 37 tuần.Đa ối: chỉ số ối > 25cm hoặc số đo 1 khoang ối > 8cm. Thai chết lưu: khi thai bị chết mà còn lưu lại trong buồng tử cung trên 48h. Thai to: thai được định nghĩa là to khi trọng lượng sinh ra nằm trên đường bách phân vị thứ 90th so với tuổi thai hoặc trên 3500g. Sơ sinh nhẹ cân: khi trọng lượng sơ sinh lúc sinh < 2500g.

3. Xử lý số liệu: số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng chương phần mềm Medcalc để phân tích số liệu với độ tin cậy tối thiểu 95%, α <0,05.

4. Đạo đức nghiên cứu: Các xét nghiệm máu sử dụng trong nghiên cứu cũng là những xét nghiệm thường qui trong thai phụ chuyển dạ vào sinh nhằm chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân.Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được sự đồng ý tham gia nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ

Bảng 1.   Đặc điểm về tuổi, về văn hóa, về địa dư, về nghề nghiệp

Nhóm tuổi 20-29 tỷ lệ 51,1%, nhóm 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ 38,5%  tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 29,3±3,9. Trình độ học vấn  Cao đẳng- Đại học chiếm tỷ lệ 50%. Về Địa dư sống ở nông thôn 42,7% ở thành thị 41,7%. Làm nông chiếm tỷ lệ 32,2% và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 43,8%.

Bảng 2. Một số yếu tố về tiền sử

Tiền sử thai lưu hoặc sinh con >3,5kg chiếm tỷ lệ 34,4%. Tiền sử sẩy thai, hoặc thai dị dạng chiếm tỷ lệ 21,9%. Gia đình có bệnh đái đường chiếm tỷ lệ 19,9%. IBM trước sinh BMI >26kg/m2 chiếm 53,1%. Phát hiện bệnh đái đường khi vào viện chiếm tỷ lệ 68,7%. Số thai phụ có điều trị đái đường chiếm 20,8%.

Bảng 3. Một số đặc điểm trong thai kỳ

Tăng kg trong thai kỳ nhiều hơn 12kg chiếm tỷ lệ 73,9% có 2,1% tăng ít hơn 8kg. Có biểu hiện đa ối chiếm tỷ lệ 35,4%. Có biểu hiện tiền sản giật chiếm 40,6%.

Bảng 4. Thái độ  xử trí và một số biến chứng ở mẹ

Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai ở thai phụ đái đường chiếm tỷ lệ 69,8%. Băng huyết sau sinh chiếm 15,6%. Nhiễm trùng vết mổ, tầng sinh môn chiếm tỷ lệ 5,2%

Bảng 5. Kết quả thai nhi

Thai nhi có mẹ bị bệnh đái đường sinh ra chỉ số Apgar <7 chiếm tỷ lệ 4,2 %. Sinh non chiếm tỷ lệ 11,5% .Trọng lượng trẻ <2500gr chiếm 7,3% và >3500 chiếm 70,8%. Có 1 trường hợp sang chấn thai nhi chiếm tỷ lệ 1%. Hạ đường huyết chiếm 2,1% và có suy hô hấp chiếm tỷ lệ 6,3%.

IV. BÀN LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu ghi nhận được trong nhóm thai phụ đái đường lứa tuổi 20-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1%; rồi đến lứa tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ 38,5% tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 29,3±3,9. Điều này cũng phù hợp vì đây là lứa tuổi sinh đẻ, chị em thường mang thai ở lứa tuổi này. Trình độ học vấn  Cao đẳng- Đại học chiếm tỷ lệ 50%. Về Địa dư sống ở nông thôn 42,7% ở thành thị 41,7%. Làm nông chiếm tỷ lệ 32,2% và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 43,8%.

Kết quả nghiên cứu này ghi nhận được phụ nữ mang thai bị đái đường có tiền sử thai lưu hoặc sinh con >3,5kg chiếm tỷ lệ 34,4%. Tiền sử sẩy thai, hoặc thai dị dạng chiếm tỷ lệ 21,9%. Gia đình có bệnh đái đường chiếm tỷ lệ 19,9%. IBM trước sinh BMI >26kg/m2 chiếm 53,1%. Phát hiện bệnh đái đường khi vào viện chiếm tỷ lệ 68,7%. Số thai phụ có điều trị đái đường chiếm 20,8%. Đây cũng là một trong các nguy cơ của thai phụ mắc bệnh đái đường được y văn ghi nhận.Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Anne, thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ, do đó đẩy mạnh giáo dục lối sống để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì là việc làm cần thiết[1].

Qua nghiên cứu kết quả cho thấy tăng kg trong thai kỳ nhiều hơn 12kg chiếm tỷ lệ 73,9% có 2,1% tăng ít hơn 8kg. Có biểu hiện đa ối chiếm tỷ lệ 35,4%. Có biểu hiện tiền sản giật chiếm 40,6%. Đa ối là tình trạng có quá nhiều nước ối (trên 1000 ml, thường là hơn 3000 ml), làm cho các sản phụ rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ, và thường kết hợp với thai to. Một nghiên cứu khác trên ghi nhận các nguy cơ cho thai kỳ như đa ối (OR 1.8, 95% CI 1,4-2,2, giá trị p <0,001), và các rối loạn tăng huyết áp (OR 1.24, 95% CI 1,0-1,4, giá trị p = 0,026)[10].

Nghiên cứu này ghi nhận thai phụ bị bệnh đái đường khi chuyển dạ đượckết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 69,8%. Băng huyết sau sinh ở thai phụ đái đường chiếm 15,6%. Nhiễm trùng vết mổ, tầng sinh môn chiếm tỷ lệ 5,2%. So với một nghiên cứu khác trên 473 phụ nữ được phân ngẫu nhiên vào một nhóm nghiên cứu  quan sát thấy vai đẻ khó là 4,0% và mổ lấy thai 33,8% thì tỷ lệ mổ lấy thai của nghiên cứu này cao hơn và đẻ khó do vai không có trường hợp nào[7]. Khi so sánh tỷ lệ tai biến sản khoa với các tác giả khác chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các tai biến sản khoa trong nghiên cứu của chúng tôi cũng giảm hơn so với nghiên cứu của Vũ Bích Nga [3]. Qua kết quả ở nghiên cứu này cho thấythai nhi có mẹ bị bệnh đái đường sinh ra chỉ số Apgar <7 chiếm tỷ lệ 4,2 %. Sinh non chiếm tỷ lệ 11,5%.Thai to là hậu quả đường huyết của mẹ cao dẫn đến đường huyết của thai cao kích thích thai phát triển to. Ngược lại, thai của một số thai phụ bị bệnh đái đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, có thể do sự kém tưới máu nuôi dưỡng cho tử cung-nhau thai[5;7]. Kết quả nghiên cứu ghi nhận trọng lượng trẻ <2500gr chiếm 7,3% và >3500 chiếm 70,8%. Nghiên cứu của Landon tỷ lệ thai to là 5,9% và tỷ lệ thai nhẹ cân là 6,97%[8]. Một nghiên cứu khác ghi nhận thai to 9,3%, tử vong chu sinh là 0,1%, hạ glucose máu sơ sinh là 7,1%. Tuy nhiên tỷ lệ thai to trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu khác có lẽ do trong nghiên cứu khác quy định đối tượng con to là >4000gr lớn hơn  so với nghiên cứu của chúng tôi nên tỷ lệ thai to được không nhiều [3].

Nghiên cứu ghi nhận hạ đường huyết chiếm 2,1% và có suy hô hấp chiếm tỷ lệ 6,3%.Khi so sánh tỷ lệ biến chứng sơ sinh với các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ biến chứng sơ sinh ở nhóm đái tháo đường thai kỳ đạt mục tiêu trong nghiên cứu của chúng tôi giảm hơn các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân [4] tỷ lệ đẻ non 3,08%, thai chết lưu 0. Tỷ lệ tử vong chu sinh vẫn tăng ở phụ nữ có tiền căn đái tháo đường (2,33 [1,59-3,43])[6].Các nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng, một số trường hợp chết thai có liên quan đến sản giật hoặc tiền sản giật, là 1 biến chứng khá phổ biến ở những sản phụ bị ở thai phụ đái đường tuy nhiên trong nghiên cứu này không có trường hợp nào thai chết lưu, có lẽ do cách chọn mẫu của nghiên cứu.

Ở thai phụ bị bệnh đái đường khi chuyển dạ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn cho mẹ và thai nhi. Nên có chiến dịch tầm soát thường quy bệnh lý đái đường ở các bà mẹ mang thai để được chẩn đoán sớm hơn và kiểm soát đường huyết tốt hơn để giảm tỉ lệ các tai biến cho mẹ và con.

V. KẾT LUẬN

Nhóm tuổi 20-29 tỷ lệ 51,1%, nhóm 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ 38,5%  tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 29,3±3,9. Trình độ học vấn  Cao đẳng – Đại học chiếm tỷ lệ 50%. Về Địa dư sống ở nông thôn 42,7% ở thành thị 41,7%. Làm nông chiếm tỷ lệ 32,2% và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 43,8%.Tiền sử thai lưu hoặc sinh con >3,5kg chiếm tỷ lệ 34,4%. Tiền sử sẩy thai, hoặc thai dị dạng chiếm tỷ lệ 21,9%. Gia đình có bệnh đái đường chiếm tỷ lệ 19,9%. IBM trước sinh BMI >26kg/m2 chiếm 53,1%. Phát hiện bệnh đái đường khi vào viện chiếm tỷ lệ 68,7%. Số thai phụ có điều trị đái đường chiếm 20,8%.

Tăng kg trong thai kỳ nhiều hơn 12kg chiếm tỷ lệ 73,9% có 2,1% tăng ít hơn 8kg. Có biểu hiện đa ối chiếm tỷ lệ 35,4%. Có biểu hiện tiền sản giật chiếm 40,6%.Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai ở thai phụ đái đường chiếm tỷ lệ 69,8%. Băng huyết sau sinh chiếm 15,6%. Nhiễm trùng vết mổ, tầng sinh môn chiếm tỷ lệ 5,2%.Thai nhi có mẹ bị bệnh đái đường sinh ra chỉ số Apgar <7 chiếm tỷ lệ 4,2 %. Sinh non chiếm tỷ lệ 11,5% .Trọng lượng trẻ <2500gr chiếm 7,3% và >3500 chiếm 70,8%. Hạ đường huyết chiếm 2,1% và có suy hô hấp chiếm tỷ lệ 6,3%.

TÓM TẮT

Đái tháo đường thai nghén là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau. Bênh có thể do rối loạn chuyển hóa glucose đã xảy ra trước hay xảy ra cùng lúc khi có thai mà không được nhận biết trước đó. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu khảo sát kết quả thai kỳ ở những thai phụ bị đái đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với phương pháp mô tả cắt ngang ở 96 thai phụ chuyển dạ vào sinh tại Bệnh viện Trung Ương Huếtháng 12 năm 2013 đến tháng 06 năm 2015, có xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên> 11,1 mmol/L. Kết quả nghiên cứu: tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 29,3±3,9. Trình độ học vấn Cao đẳng – Đại học chiếm tỷ lệ 50%. Làm nông chiếm tỷ lệ 32,2% và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 43,8%. Tiền sử thai lưu hoặc sinh con >3,5kg chiếm 34,4%. Tiền sử sẩy thai, thai dị dạng tỷ lệ 21,9%. Gia đình có người bệnh đái đường chiếm 19,9%. IBM trước sinh >26kg/m2 chiếm 53,1%. Phát hiện bệnh đái đường khi vào viện tỷ lệ 68,7%. Số thai phụ có điều trị đái đường chiếm 20,8%. Tăng nhiều hơn 12kg trong thai kỳ chiếm 73,9% có 2,1% tăng ít hơn 8kg. Có biểu hiện đa ối chiếm tỷ lệ 35,4%. Có biểu hiện tiền sản giật chiếm 40,6%. Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai ở thai phụ đái đường chiếm tỷ lệ 69,8%. Băng huyết sau sinh chiếm 15,6%. Nhiễm trùng vết mổ, tầng sinh môn chiếm tỷ lệ 5,2%. Thai nhi có mẹ bị bệnh đái đường sinh ra chỉ số Apgar <7 chiếm tỷ lệ 4,2 %. Sinh non chiếm tỷ lệ 11,5% . Trọng lượng trẻ <2500gr chiếm 7,3% và >3500 chiếm 70,8%. Hạ đường huyết chiếm 2,1% và có suy hô hấp chiếm tỷ lệ 6,3%.

Tóm lại: Khi mang thai bị đái đường có nhiều ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Nên tầm soát và phát hiện đái đường trong thai kỳ để điều trị giảm các nguy cơ khi chuyển dạ.

Từ khóa: Đái đường, thai phụ, sinh non.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Anne K Jenum (2012). Impact of ethinicity on gestational diabetes identified with the WHO and the modified IADPSG criteria: a population-based cohort study. European Journal of Endocrinology, 166; 317 – 324.
  2. Caroline A. Crowther, Janet E, Hiller (2005). Effect of treatment of Gestational Diabetes Mellitus on Pregnancy Outcomes. The New England Journal of Medicine, 352(24): 2477 – 2486.
  3. Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình (2008), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị đái tháo
    đường thai kỳ. Y học thực hành số 625 + 626, 10; trang 44 – 46.
  4. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Thái Thị Thanh Thúy (2015),Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ, Tạp chí nghiên cứu y học, 97 (5), trang 25-34
  5. FadHE, Ostlund IK, Magnuson AF, (2010), Maternal and neonatal outcomes and time trends of gestational diabetes mellitus in Sweden from 1991 to 2003, Diabet Med; 27:436.
  6. Feig DS, Hwee J, Shah BR, (2014). Trends in incidence of diabetes in pregnancy and serious perinatal outcomes: a large, population-based study in Ontario, Canada, 1996-2010. Diabetes Care; 37:1590.
  7. Howard Berger (2016), Le diabete pendant la grossesse, J Obstet Gynaecol Can,38(7):680-694
  8. Landon MB, Spong CY, Thom E, (2009), A multicenter, randomized trial of treatment for mild gestational diabetes. N Engl J Med;361:1339 e48.
  9. Thompson D, Berger H, Feig D, (2013), Diabetes and pregnancy. Can J Diabetes;37(Suppl 1):S168.
  10. Ohana O, Holcberg G, Sergienko R, Sheiner E. Risk factors for intrauterine fetal death (1988-2009). J Matern Fetal Neonatal Med 2011;24:1079.
  11. Holmes VA, Young IS, Patterson CC, et al.;Diabetes and Pre-eclampsia Intervention Trial Study Group. Optimal glycemic control, preeclampsia, and gestational hypertension in women with type 1 diabetes in the diabetes and pre-eclampsia intervention trial. Diabetes Care 2011;34:1683–1688
  12. Dabelea D, Hanson RL, Lindsay RS, et al. Intrauterine exposure to diabetes conveys risks for type 2 diabetes and obesity: a study of discordant sibships. Diabetes 2000;49:2208–2211
  13. Guerin A, Nisenbaum R, Ray JG. Use of maternal GHb concentration to estimate the risk of congenital anomalies in the offspring of women with prepregnancy diabetes. Diabetes Care 2007;30:1920–1925
  14. Jensen DM, Korsholm L, Ovesen P, et al. Periconceptional A1C and risk of serious adverse pregnancy outcome in 933 women with type 1 diabetes. Diabetes Care 2009;32:1046–1048
  15. Charron-Prochownik D, Sereika SM, Becker D,et al. Long-term effects of the booster-enhanced READY-Girls preconception counseling program on intentions and behaviors for family planning in teens with diabetes. Diabetes Care 2013;36: 3870–3874
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …