Nghiên cứu nồng độ C-Peptid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đến khám tại Bệnh viện nội tiết

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ C-PEPTID Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT

Nguyễn Thu Hiền, Đặng Thị Mai Trang, Tạ Văn Bình
Bệnh viện Nội Tiết TW

Abstract

In studies C-peptid concentrations in 155 patients with type2 diabetes first examined at the Hospital of Endorinology Immunology measured by the method of flurescence, we give some conclusion as follows: C-peptid concentrations in patients with average type2 first examined at the Hospital of Endorinology 1.69 ± 1.42 nmol/l. There is no difference of C-peptid levels between men and women. C-peptid concentration in type2 diabetes patients have higher statistical significance compared with normal (1,21 ± 0,24 nmol/l) (p < 0,05).

Tóm tắt

Qua nghiên cứu nồng độ C-peptid ở 155 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết được đo bằng phương pháp Miễn dịch hoá huỳnh quang, chúng tôi xin đưa ra một vài kết luận sau:
Nồng độ C-peptid trung bình ở BN ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết là 1.69 ± 1.42 nmol/l.
Không có sự khác biệt của nồng độ C-peptid giữa nam và nữ.
Nồng độ C-peptid trung bình ở BN ĐTĐ typ 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bình thường (1,21 ± 0,24 nmol/l) (p < 0,05). I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đánh giá chức năng tế bào beta tiểu đảo tụy thông qua định lượng nồng độ insulin máu lúc đói là việc làm hết sức quan trọng giúp công tác điều trị đạt được hiệu quả hơn trong quá trình kiểm soát nồng độ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, insulin được chuyển hóa một phần ở gan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng và ái lực của các thụ thể insulin từ đó sẽ dẫn tới tăng hay giảm chuyển hóa insulin của tế bào gan. Trong khi đó, C-peptid được bài tiết cùng với tiền Insulin (pro-insulin) từ tế bào của tiểu đảo tụy, đây là yếu tố liên kết nhánh A và B của pro-insulin. C-peptid được bài tiết qua thận ở trạng thái nguyên vẹn nên việc định lượng C-peptid sẽ đánh giá chính xác khả năng bài tiết insulin của tụy Xuất phát từ lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Nhận xét nồng độ C-peptid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm bệnh:Bệnh nhân ĐTĐ type 2 lần đầu đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết Nhóm chứng: Là những người khỏe mạnh bình thường không mắc các bệnh cấp hoặc mãn tính về các bệnh nội tiết, không mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, suy vành… Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu. 1.1. Phân bố theo tuổi, giới Bảng 3.1. Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi và giới Đối tượng Nam Nữ Tuổi trung bình Nhóm bệnh (n = 55) 47,1 52,9 45,43 ± 10,12 Nhóm chứng (n = 155) 50,9 49,1 45,45 ± 9,56 Qua bảng 3.1, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu là tương tự nhau, tỷ lệ nam nữ cũng không có sự khác biệt (p > 0,05).

2. Nồng độ trung bình C-peptid ở các nhóm nghiên cứu

2.1. Ở nhóm chứng

Bảng 3.2. Nồng độ C-peptid ở nhóm chứng
Giới N SD
Nam 28 1,19 0,24
Nữ 27 1,22 0,24
Tổng 55 1,21 0,24
Nồng độ trung bình của C-peptid ở nhóm chứng là 1,21 ± 0,24 nmol/l. Không thấy sự khác biệt về chỉ số C-peptid trung bình giữa nam và nữ trong nhóm chứng (p> 0,05).

Qua biểu đồ trên chúng tôi thấy giá trị của nồng độ C-peptid ở nhóm chứng theo nghiên cứu của chúng tôi phân bố theo quy luật chuẩn.

2.2. Ở nhóm bệnh

Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của C-peptid, insulin theo giới

 

Giá trị TB Nam Nữ Chung
SD SD SD
C-peptid

(nmol/l)

1,68 1,18 1,71 1,58 1,69 1,42
P > 0.05
Insulin

(μU/ml)

7,42 5,29 8,27 7,71 7,84 6,83
P > 0,05

Nồng độ TB của C-peptid ở nam 1,68 ± 1,18 nmol/l , ở nữ  1,71 ± 1,58  nmol/l. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Giá trị TB của Insulin ở nam là 7,42 ± 5,29 , ở nữ là 8,27 ± 7,71. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

 

2.3.  So sánh nồng độ C-peptid trung bình giữa 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 3.4. So sánh nồng độ C-peptid TB giữa 2 nhóm bệnh và chứng

Giá trị TB

(nmol/l)

Nhóm bệnh

( n = 155)

Nhóm chứng

( n = 55 )

SD SD
C –peptid 1,69 1,42 1,21 0,24
p < 0,05

Nhận xét: Nồng độ TB của C-peptid ở nhóm bệnh (1,69 ± 1,42 nmol/l) cao hơn  so với nhóm chứng (1,21 ± 0,24 nmol/l)  (P < 0,05).

IV. BÀN LUẬN

  1. Nhóm chứng

1.1. Tuổi và giới

Để khảo sát nồng độ C-peptid ở nhóm người bình thường, chúng tôi đã nghiên cứu trên một nhóm đối tượng gồm 55 người, tuổi thấp nhất là 27 và tuổi cao nhất là 65, tuổi trung bình là 55,45 ± 9,56 trong đó có 28 nam (50,91%) và 27nữ (49,09%) (Bảng 3.1).

Với cách lựa chọn này, những đối tượng trong nhóm nghiên cứu gồm đủ các lứa tuổi. Tỷ lệ nam nữ không có sự chênh lệch quá lớn.

So với nghiên cứu của Sirai ES và cộng sự [61] nghiên cứu 50 người làm nhóm chứng khi so sánh với những BN ĐTĐ thuộc các typ khác nhau thì nghiên cứu của chúng tôi có số lượng tương đương với n= 55, tỷ lệ nam nữ trong nhóm nghiên cứu và độ tuổi trung bình là tương tự nhau.

1.2. Nồng độ C-peptid ở nhóm chứng

Nhóm người được quy ước “bình thường” gồm 55 đối tượng được xem là nhóm chứng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu được biểu diễn tại bảng 3.2

Từ bảng này chúng tôi nhận thấygiá trị trung bình của C-petid không khác biệt khi so sánh giữa hai giới và giá trị chung cho cả hai giới là 1,21 ± 0,24 nmol/l. Điều này cũng phù hợp với sinh lý sự tiết insulin ở người bình thường là không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Sirai ES và cộng sự (1,11 ± 0,24) khi nghiên cứu tại bệnh viện Ethiopia của Mỹ năm 2002.

  1. Nồng độ C-peptid ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ typ2

2.1. Nồng độ trung bình của C-peptid theo giới tính

Nồng độ trung bình của C-peptid ở nhóm bệnh được trình bày tại bảng 3.11 Cũng như ở nhóm chứng, nồng độ trung bình của C-peptid không có sự khác biệt giữa hai giới
(p > 0.05).Như vậy, giới tính không ảnh hưởng đến nồng độ C-peptid trung bình của cả hai nhóm chứng và nhóm bệnh. Kết qủa này cũng tương tự như kết quả cuả hầu hết các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về C-peptid, insulin ở cả BN ĐTĐ nói chung và cả người bình thường.

2.2. So sánh nồng độ C-peptid giữa 2 nhóm bệnh và chứng

Từ bảng 3.4 khi so sánh giá trị C-peptid giữa hai nhóm chứng và nhóm bệnh chúng tôi nhận thấy giá trị C-peptid cao hơn ở nhóm bệnh so với nhóm chứng , sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.01).

Nghiên cứu này của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Siraj ES, Reddy SS và cộng sự . Các tác giả này cũng nhận thấy giá trị C-peptid cao hơn rõ rệt ở nhóm ĐTĐ typ2 (1,52 ± 0,26 nmol/l)  so với nhóm chứng (1,11 ± 0,24 nmol/l) (p = 0,015)

Như vậy, nồng độ C-peptid ở nhóm BN ĐTĐ typ 2 nói chung là cao hơn so với nhóm chứng.

V. KẾT LUẬN

Nồng độ C-peptid trung bình ở BN ĐTĐ typ 2 lần đầu đến khám tại Bệnh viện Nội Tiết là 1.69 ± 1.42 nmol/l.. Không có sự khác biệt của nồng độ C-peptid giữa nam và nữ. Nồng độ C-peptid trung bình ở BN ĐTĐ typ 2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người bình thường (1,21 ± 0,24 nmol/l) (p < 0,05).

 VI. KIẾN NGHỊ

C-peptid máu nên được xem như một xét nghiệm thường quy đối với bệnh nhân đái tháo đường nói chung.

Nồng độ C-peptid nên được sử dụng làm chỉ số đánh giá chức năng tiết insulin của tuỵ cũng như việc phân loại typ đái tháo đường.

C-peptid nên được sử dụng như một yếu tố trong việc quyết định sử dụng insulin trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường typ 2 để việc điều trị đạt hiệu quả cao tránh những biến chứng xảy ra cho bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường- Tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học,tr 19-24,tr225,tr 613.
  2. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Văn Nhân (2004), “Nghiên cứu nồng độ insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đường không tăng cân”, Báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành “Nội tiết và chuyển hoá” lần thứ 2 tháng 11 năm 2004.
  3. American Diabetes Association (2004), “Medical Management of type 2 diabetes”, Third Edition.
  4. Catherine Deneux, Tharaxx-Patric (1998), “Diabetes Mellitus”, E ndocrinology, conference Hipocrate. Les Laboratiries Servier.
  5. Grant PJ, Barlow E, Miles DW(1984 Nov), “Plasma C-peptid levels identify- treated diabetec patients suitable for oral hypoglycaemic therapy”, Diabet Med; 1(4): 284-6.

Không reup bài viết khi chưa được cho phép!

About dacdien

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …