Đánh giá hiệu quả của trà dây thìa canh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TRÀ DÂY THÌA CANH

DK – BETICS TRÊN BỆNH NHÂN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN

ThS. Nguyễn Thị Ngọc La,  PGS.TS. Nguyễn Kim Lương

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

ABSTRACT

Effectivenessof DK-BETCS tea among the pre-diabetic patients at the General Clinics of Thai Nguyen Medical College

Background: Diabetes is a dangerous and rapidly growing disease all over the world. Prediabetes is a stage that blood sugar level is higher than normal but not yet high enough to be type 2 diabetes. Treatment of patients with pre-diabetes with Gymnema sylvestre tea of DK-BETICS to reduce the prevalence of pre- diabetic patients progressing to diabetes is necessary. Objectives: To assess the of DK- BETCS tea in pre-diabetic patients. Method: A clinical: Trial method was used and conducted from December, 2016 to May 2015 at General Clinics of Thai Nguyen Medical College. Results: The majority of patients aged 51-60 (53.3%). Before treatment, the proportion of prediabetics with manifestation of fatigue was 93.3%; difficulty sleeping (60.0%); headache (15.5%). The average fasting plasma glucose level was 5.8 ± 0.89 mmol/l; The average triglyceride level was 2.3 ± 1.68 mmol/l and the mean cholesterol was 5.1 ± 0.92 mmol/l. After 3 months of treatment with DK-BETICS tea , the proportion of patients with symptoms of fatigue, headaches were statistically significant reduced, with p <0.05. The blood glucose level (4.1 ± 0.75 mmol/l), the blood triglyceride level (2.0 ± 1.05 mmol/l), the blood cholesterol level (4.7 ± 0.34 mmol/l) were statistically significant reduced, with p <0.05. Conclusion: Gymnema sylvestre tea DK-BETICS is effective in prediabetic  patients.

Keywords:Tea, Gymnema sylvestre, DK- BETICS, prediabetic, diabetic

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm và đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tiền đái tháo đường là giai đoạn lượng đường ở trong máu cao hơn bình thường nhưng tăng chưa đủ để được phân loại đái tháo đường týp 2. Điều trị bệnh nhân tiền đái tháo đường bằng sản phẩm đông dược trà thìa canh DK-BETICS để can thiệp giảm tỉ lệ bệnh nhân tiền đái tháo đường tiến triển tới đái tháo đường là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu nhận xét hiệu quả của trà dây thìa canh DK-BETCS trên bệnh nhân tiền đái tháo đường. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng từ 01/12/2016 đến 31/5/2017 tại Phòng khám Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu: Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu thuộc nhóm tuổi 51-60 (53,3%). Trước điều trị, tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ có biểu hiện mệt mỏi 93,3%; khó ngủ 60,0%; đau đầu 15,5%. Nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 5,8 ± 0,89 mmol/l; triglycerid trung bình là 2,3 ± 1,68 mmol/l và cholesterol trung bình là 5,1 ± 0,92 mmol/l. Sau 3 tháng điều trị bằng trà dây thìa canh DK-BETICS, tỉ lệ bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu đều giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các chỉ số Glucose máu (còn 4,1 ± 0,75 mmol/l), triglycerid máu (2,0 ± 1,05 mmol/l), cholesterol máu (còn 4,7 ± 0,34 mmol/l) đều giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Trà dây thìa canh DK-BETCS có hiệu quả trên bệnh nhân tiền đái tháo đường.

Từ khóa: Trà, dây thìa canh, DK_BETCS, tiền đái tháo đường, đái tháo đường.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Ngọc La

Ngày nhận bài: 01/8/2018

Ngày phản biện khoa học: 18/8/2018

Ngày duyệt bài: 31/8/2018

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh mãn tính có nhiều biến chứng và là bệnh đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong.

Tiền đái tháo đường là giai đoạn lượng đường ở trong máu cao hơn bình thường nhưng tăng chưa đủ để được phân loại đái tháo đường týp 2.

Dây thìa canh là một loài cây thân thảo thuộc họ Apocynaceae. Hoạt chất trong dây thìa canh có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, giảm tân sinh đường ở gan, đồng thời làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ, tăng khả năng sản sinh insulin, giảm mỡ máu xấu giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường [5].

Công ty cổ phần sản phẩm thiên nhiên DK đã làm ra sản phẩm đông dược trà thìa canh DK- BETICS từ những cây thìa canh trồng theo quy trình chuẩn hóa tại vùng Yên Ninh, Phú Lương.

Việc sử dụng nguồn dược liệu quý để can thiệp giảm tỉ lệ bệnh nhân tiền đái tháo đường tiến triển tới đái tháo đường là cần thiết. Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Nhận xét hiệu quả của trà dây thìa canh DK-BETCS trên bệnh nhân tiền đái tháo đường.

2.   ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

Gồm 45 người bệnh tiền ĐTĐ đến khám và điều trị tại Phòng khám Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên từ tháng 12/2016 – 5/2017.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng.
  • Chỉ tiêu nghiên cứu:

(1)Chỉ tiêu về nhân khẩu học: tuổi, giới.

(2) Chỉ tiêu lâm sàng: Tiền sử, chiều cao, cân nặng, huyết áp, các thói quen, yếu tố nguy cơ, biểu hiện.

(3) Chỉ tiêu cận lâm sàng: Định lượng Glucose máu lúc đói, định lượng Triglycerid, định lượng

  • Vật liệu nghiên cứu:

Mẫu bệnh án nghiên cứu, huyết áp, đồng hồ, ống nghe, bàn cân có thước đo chiều cao, bơm kim têm, ống nghiệm, thước dây, máy phân tích sinh hóa máu, trà dây thà canh DK- BETICS, các trang thiết bị khác.

  • Xử lý số liệu: Số liệu được được xử lý theo các thuật toán thống kê y học
  • Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng khoa học Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

3.  KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân tiền đái tháo đường theo giới

Hơn một nửa (53,3%) bệnh nhân tiền ĐTĐ thuộc nhóm tuổi từ 51 – 60; số bệnh nhân tiền ĐTĐ là nam và nữ tương đương nhau

Bảng 2. Đặc điểm tiền sử của bệnh nhân tiền đái tháo đường


Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ có tiền sử gia đình là 15,6%. Trong tổng số bệnh nhân tiền ĐTĐ là nữ giới, tỉ lệ sinh con ≥ 4 kg là 9,1%.

Bảng 3. Đặc điểm tăng huyết áp của bệnh nhân tiền đái tháo đường

Phần lớn bệnh nhân tiền ĐTĐ có huyết áp bình thường (73,3%); Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ nam có biểu hiện tiền THA (21,7%) cao hơn nữ (18,2%).

Bảng 4. Đặc điểm chiều cao, cân nặng và BMI của bệnh nhân tiền đái tháo đường theo giới


Phần lớn bệnh nhân tiền ĐTĐ có huyết áp bình thường (73,3%); Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ nam có biểu hiện tiền THA (21,7%) cao hơn nữ (18,2%).

Bảng 5. Các thói quen, hành vi, lối sống liên quan đến tiền đái tháo đường ở bệnh nhân nghiên cứu

Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ không tập thể dục thể thao là 60,0%; uống rượu bia là 48,9%, ăn nhiều chất béo là 46,7%.

Bảng 6. So sánh kết quả thay đổi biểu hiện lâm sàng trước sau điều trị bằng trà dây thìa canh DK-BETICS trên bệnh nhân tiền đái tháo đường


Tỉ lệ bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu đều giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 7. So sánh kết quả trước sau điều trị bệnh nhân tiền đái tháo đường bằng trà dây thìa canh DK-BETICS ở các thời điểm

Sau điều trị, các chỉ số Glucose máu, triglycerid máu, cholesterol máu và BMI của bệnh nhân tiền ĐTĐ đều giảm. Sự giảm của các chỉ số đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ngoại trừ chỉ số BMI (p > 0,05).

4.  BÀN LUẬN

Nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh tiền ĐTĐ và ĐTĐ. Tuổi càng tăng, tỉ lệ mắc bệnh tiền ĐTĐ và ĐTĐ càng cao: hơn một nửa (53,3%) bệnh nhân tiền ĐTĐ thuộc nhóm tuổi từ 51 – 60; tiếp theo là tỉ lệ nhóm tuổi từ 41 – 50 (24,4%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Trần Đăng Chương (2015) với tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ từ 45 tuổi trở lên chiếm 68,5%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi trên 45-55 tuổi chiếm 54,8% [2].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số bệnh nhân tiền ĐTĐ là nam và nữ tương đương nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên  cứu của Trần Đăng Chương (2015) lại cho tỉ lệ nam bệnh nhân chiếm 80,8% và nữ có 14 bệnh nhân chiếm 19,2% [2], không tương đương với tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ trong nghiên  cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Trần Thị Đoàn và cs (2012) lại cho tỉ lệ tiền ĐTĐ nữ giới (61,9%) cao hơn nam (38,1%) [3]. Những kết quả của nghiên cứu trên và của nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỉ lệ nam, nữ bị tiền ĐTĐ khác nhau tùy theo từng nghiên cứu. Sự khác biệt này theo chúng tôi là do sự khác biệt của đặc điểm mẫu nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu. Thực tế là tỉ lệ mắc ĐTĐ ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Với bệnh nhân có gia đình bị ĐTĐ týp 2 thì ĐTĐ sẽ xảy ra sớm hơn so với những người không có tiền sử gia đình bị ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ có tiền sử gia đình là 15,6%. Trong tổng số bệnh nhân tiền ĐTĐ là nữ giới, tỉ lệ sinh con ≥ 4 kg là 9,1%. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành (2014) với tỉ lệ sinh con to là 9,8% và tỉ lệ tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ là 9,1% [4].

Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ có huyết áp bình thường (73,3%); tỉ lệ bệnh nhân tiền THA là 20,0%; chỉ có 3 bệnh nhân bị THA độ I chiếm 6,7% và không có bệnh nhân nào bị THA độ II và độ III. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tốt hơn so với nghiên cứu của Trịnh Ngọc Cảnh (2012) khi khảo sát tỉ lệ tiền ĐTĐ và yếu tố nguy cơ tại BV Bạch Mai ghi nhận có 19,8% bệnh nhân tiền ĐTĐ bị THA (nghiên cứu của chúng tôi cho tỉ lệ tiền ĐTĐ bị THA là 6,7%) [1]. Đây là kết quả tốt hỗ trợ cho việc điều trị cho bệnh nhân cũng như giảm nguy cơ phát triển thành ĐTĐ trên bệnh nhân tiền ĐTĐ bởi vì THA cũng chính là một trong các nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ.

Nghiên cứu cho thấy: cân nặng trung bình của bệnh nhân tiền ĐTĐ là 63,15 ± 8,41 kg và chiềucao trung bình là 1,60 ± 0,05 (m). BMI trung bình của bệnh nhân tiền ĐTĐ là 24,59 ± 2,68 kg/m2. BMI của nam (24,82 ± 2,75 kg/m2) lớn hơn nữ (23,15 ± 1,78 kg/m2). Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành năm 2017, khi đất nước đã và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội làm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện, do đó tỉ lệ người bị thừa cân béo phì sẽ cao hơn. Béo phì gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của bệnh tiền ĐTĐ, ĐTĐ týp 2 và bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhóm đối tượng có BMI ≥ 23 và nhóm mắc bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ, có ý nghĩa thống kê với p<0,01.Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ không tập thể dục thể thao là 60,0%; ăn ít rau là 26,7%; ăn mặn là 37,8%; ăn nhiều chất béo là 46,7%. Tỉ lệ ăn ngọt là 44,4%; hút thuốc lá là 22,2% và uống rượu bia là 48,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có đôi chút khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành (2014): Tỉ lệ người dân tham gia đi bộ, xe đạp 27,5%; tham gia hoạt động thể lực là 61,1%, tỉ lệ ăn ngọt là 53,5%, ăn nhiều chất béo tỉ lệ cao 64,8%; ăn trái cây 53,8%, hút thuốc là 33,8% uống rượu bia là 46,4% [4]. Có sự khác biệt này theo chúng tôi là do đặc điểm mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi trên những người trưởng thành (phần lớn là bắt đầu tuổi già) đến khám bệnh tại Phòng khám trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Đặc điểm nhóm tuổi này là thường quan tâm đến sức khỏe cho nên tỉ lệ đi tập thể dục cao hơn so với nghiên cứu trong cả cộng đồng người Khmer của Nguyễn Văn Lành.

Về hiệu quả điều trị: Sau 3 tháng điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu đều giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Thực tế thì sản phẩm trà dây thìa canh có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ rất hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế là các biểu hiện kể trên thường là các biểu hiện cơ năng, khó xác định đó là do biểu hiện bệnh hay do thay đổi lối sống, môi trường. Một kết quả trái ngược sau điều  trị của chúng tôi cũng minh chứng cho nhận định này, đó là: tỉ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa tăng từ 2,2 lên 4,5%, nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong quá trình khám bệnh nhân sau 3 tháng điều trị cho thấy thực tế 2 bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa là 2 bệnh nhân có ăn uống thất thường từ tối hôm trước khi vào viện; trong đó có 01 bệnh nhân có uống khá nhiều rượu.

Kết quả sử dụng dây thìa canh trong điều trị tiền ĐTĐ và ĐTĐ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Việc dùng đơn độc dây thìa canh, dùng kèm thuốc uống điều trị ĐTĐ và dùng kèm insulin đều cho thấy công dụng hạ đường huyết của dây thìa canh trên bệnh nhân ĐTĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước. Sau 3 tháng điều trị, các chỉ số Glucose máu, triglycerid máu, cholesterol máu và BMI của bệnh nhân tiền ĐTĐ đều giảm. Sự giảm của các chỉ số đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ngoại trừ chỉ số BMI (p > 0,05).

Một thực tế đặt ra là BMI của bệnh nhân tiền ĐTĐ có giảm dần từ trước điều trị bằng trà dây thìa canh DK-BETICS (24,59 ± 2,68kg/m2) xuống còn 23,62 ± 2,17 kg/m2 sau 3 tháng điều trị. Sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê vì theo chúng tôi thì trà dây thìa canh DK-BETICS mặc dù có tác dụng giảm mỡ máu nhưng không phải là thuốc điều trị giảm cân. Hơn nữa, việc giảm béo phì cho những bệnh nhân điều trị ngoại trú là khó khả thi bởi giảm béo phì phụ thuộc vào sự quyết tâm, sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bệnh nhân.

Mặc dù có được kết quả tốt sau quá trình sử dụng trà dây thìa canh DK-BETICS, nhưng nghiên cứu của chúng tôi vẫn bị hạn chế do yếu tố kinh phí, chưa làm được xét nghiệm HbA1c – được ADA coi là một công cụ chẩn đoán và sàng lọc bệnh ĐTĐ [6]. Bên cạnh đó, việc chưa đánh giá được nồng độ các

chất HDL-C, LDL-C cũng chưa cho cái nhìn rõ hơn về việc giảm mỡ máu của thuốc  trà dây thìa canh DK-BETICS. Nhưng đây là nghiên cứu ứng dụng trên bệnh nhân tiền ĐTĐ, kết quả nghiên cứu này góp phần rõ rệt để cung cấp minh chứng về thuốc đông y sử dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế việc mắc bệnh ĐTĐ, qua đó giảm gánh nặng y tế, gánh nặng bệnh tật cho người dân trong cộng đồng.

5.  KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 45 bệnh nhân tiền ĐTĐ sử dụng trà dây thìa canh DK-BETICS, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  • Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ thuộc nhóm tuổi từ 51 – 60 chiếm 53,3%; tỉ lệ thuộc nhóm tuổi từ 41 – 50 (24,4%). Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ có tiền sử gia đình bị ĐTĐ là 15,6%; tỉ lệ sinh con ≥ 4 kg là 9,1%.
  • Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị THA độ I là 6,7%, tiền THA là 20,0%. BMI trung bình của bệnh nhân tiền ĐTĐ là 24,59±2,68 kg/m2.
  • Tỉ lệ bệnh nhân tiền ĐTĐ không tập thể dục thể thao 60,0%; ăn ít rau 26,7%; ăn mặn 37,8%; ăn nhiều chất béo 46,7%; ăn ngọt 44,4%; hút thuốc lá 22,2% và uống rượu bia 48,9%.
  • Sau 3 tháng điều trị bằng trà dây thìa canh DK-BETICS, tỉ lệ bệnh nhân có các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu đều giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các chỉ số Glucose máu (còn 4,1 ± 0,75 mmol/l), triglycerid máu (2,0 ± 1,05 mmol/l), cholesterol máu (còn 4,7 ± 0,34 mmol/l) đều giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trịnh Ngọc Cảnh (2012), Nhận xét tỉ lệ tiền đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  2. Trần Đăng Chương (2015), Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thay đổi lối sống và Metformin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …