ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG
BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
Nguyễn Đình Tuyên*, Nguyễn Khắc Tiệp* và CS
*Bệnh viện Nội tiết Nghệ An
ABSTRACT
Objective: Characteristics of patients with diabetic foot infections complications.Method and effective treatment of infectious complications in patients foot in diabetes endocrinology hospital Nghe An. Object and Methods : The study of 48 patients with foot infections in treatment from January to October 2014. Results: 48 patients with diabetic foot infections 2 percentage 4.08 % of patients with inpatient treatment ; mean age 67 ± 11,3 years , accounting for 45.8 % of men , women accounted for 54.2 %. A history of ulcers , amputations accounted for 41.6 %. Equivalent to leg ulcers and your left leg ulcer is common in most fingers . The distribution of patients with foot ulcer under Wargner mainly of 1,2 and level 3. The patient diabetic foot ulcers usually at the hospital blood glucose and HbA1C high . Doppler ultrasound feet thick endothelial rate and percentage atheroma cao. Vi Staph bacteria are commonly accounted for 50 % .The main treatment is good glycemic control , anti-infective , cut filter daily wound healing results are 64.6 % completely average cost of 3.56 million.
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Đình Tuyên
Ngày nhận bài: 11.11.2016
Ngày phản biện khoa học: 24.11.2016
Ngày duyệt bài: 1.12.2016
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính, tiến triển, gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần cho người bệnh. Một trong những biến chứng có thể gây tàn phế cho người bệnh là biến chứng bàn chân đái tháo đường.Loét bàn chân do đái tháo đường và cắt cụt chi là những nguyên nhân trực tiếp đe dọa sức khỏe và tâm lý của người bệnh đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề đến gia đình bệnh nhân và toàn xã hội.
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm do tính phổ biến và những hậu quả nặng nề mà bệnh mang lại. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới tháng 3 năm 2005, 15% số người bệnh đái tháo đường có bệnh lý về bàn chân, 20% trong số họ nhập viện hàng năm là do loét chân . Nguy cơ cắt cụt chân ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 30 lần so với người không mắc bệnh này. Ở Việt Nam, số người bệnh đái tháo đường có biến chứng bàn chân cũng đang tăng nhanh. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nội Tiết TW năm 2004 cho thấy tỷ lệ loét bàn chân ở trên những bệnh nhân đến khám lần đầu tại nhóm đối tượng nghiên cứu là 1,2% (8/662).
Tại khoa đái tháo đường bệnh viện nội tiết Nghệ An hàng năm đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng bàn chân vào điều trị,tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả trong điều trị ở những bệnh nhân này,chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá hiệu quả điều trị biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết năm 2014” với 2 mục tiêu:
- Đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng bàn chân.
- Phương pháp và hiệu quả điều trị biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết Nghệ An.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và týp 2,có tổn thương nhiễm trùng bàn chân điều trị tại khoa đái tháo đường, BV nội tiết nghệ an
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Tất cả các bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường theo TC của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ(ADA) năm 2010 có kèm theo nhiễm trùng bàn chân
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ:
-Tình trạng bệnh nhân nặng có nguy cơ đến tính mạng.
– BN bị hoại tử khô bàn chân do
tắc mạch
– RL đông máu nặng,TC<50G/l
– Bệnh nhân và người nhà không hợp tác điều trị.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
– Mô tả cắt ngang
2.5. Cỡ mẫu: Thuận tiện
2.6. Xử lý số liệu.
Sử dụng các thuật toán thống kê y học trên chương trình SPSS 16.0 để xử lý
số liệu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 48 bệnh nhân có nhiễm trùng bàn chân vào điều trị tại khoa đái tháo đường bệnh viện nội tiết Nghệ An từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014 chiếm tỷ lệ 4,02%,có những đặc điểm sau:
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
3.1.1. Giới, typĐTĐ:
Bảng 1: Tỷ lệ BN theo giới
Biểu đồ 1: Tỷ lệ về giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ (54,2%) cao hơn bệnh nhân nam(45,8%).Tỷ lệ này cũng tương đương nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy và cs.
3.1.2. Tuổi:
Bảng 2: Tuổi trung bình theo giới
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67 ± 11,3.Nhỏ nhất là 44 và cao nhất là 84.Độ tuổi này lớn hơn nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy năm1998.
3.1.3.Phân bố nghề nghiệp:
Bảng 3: Phân bố theo nghề nghiệp
Số bệnh nhân làm ruộng chiếm tỷ lệ khá cao 35,3%
3.1.4.Tiền sử bệnh:
Bảng 4:Tiền sử loét và cắt cụt chi
Trong nghiên cứu này số bệnh nhân có tiền sử loét,cắt cụt bàn chân do loét chiếm tỷ lệ cao 41,6% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thu Quỳnh VNTTW năm 2006.Do đó cần phải nâng cao giáo dục phòng chống tái loét bàn chân cho những bệnh nhân này.
3.1.5. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ:
Bảng 5:Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 7,2 ± 4,47 năm.Tuy nhiên có đến 10,4% bệnh nhân loét bàn chân mới phát hiện bị đái tháo đường,con số này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy TW Huế năm 1998(41,7%). Điều này có lẽ là do nhận thức về bệnh đái tháo đường trong cộng đồng được nâng cao.
3.1.6. Thời gian xuất hiện loét bàn chân trước khi đến viện:
Bảng 6: Thời gian loét bàn chân trước khi đến viện
Hầu hết bệnh nhân đến viện nội tiết muộn.Thời gian trung bình kể từ khi bị loét chân tới khi đến viện là 27,7 ngày tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh.Bệnh nhân đến sớm nhất là 1 ngày,muộn nhất là 210 ngày.
Tỷ lệ bệnh nhân tự điều trị ở nhà cao chiếm 54,2%.Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ở các cơ sở y tế khác không phải chuyên khoa chiếm 27,1%.
3.1.7. Hoàn cảnh xuất hiện:
Bảng 7: Tác nhân gây loét
Số bệnh nhân xuất hiện vết loét tự nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất(79,1%).18,8% số bệnh nhân bị loét do sang chấn: dày giép chật,va chạm…Có 1 trường hợp loét do bỏng(ngâm chân bằng nước nóng).
3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm trùng bàn chân:
3.2.1. Vị trí tổn thương:
Bảng 8: Vị trí thường gặp của tổn thương bàn chân
Tỷ lệ loét ở chân phải và chân trái là gần tương đương nhau.Vị trí tổn thương hay gặp nhất là ở ngón chân chiếm tỷ lệ: 47,9%,tiếp theo là ở mu chân 20,8% và gót chân là 14,6%.
3.2.2. Mức độ tổn thương:
Bảng 9: Phân độ tổn thương
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có tổn thương bàn chân thường gặp ở độ 1,2,3.Trong đó tổn thương độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất(58,3%),tiếp đến là độ 1(20,8%).
3.2.3.Tình trạng nhiễm trùng:
Bảng 10: Biểu hiện nhiễm trùng
Số bệnh nhân có sưng nề vùng tổn thương chiếm 50%,tiếp theo là đau chiếm 39,6%.Chỉ có 12,5% bệnh nhân có sốt.
3.2.4. Một số biến chứng mạn tính kèm theo:
Bảng 11: Biến chứng mạn tính
Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu mắc các biến chứng mạn tính là khá cao,đặc biệt là mắc từ 2 biến chứng trở lên.Trong đó biến chứng THA và biến chứng thần kinh ngoại vi chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 62,5% và 52,1%.
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng:
3.3.1. Tình trạng đường huyết lúc vào viện và các chỉ số khác:
Bảng 12: Đường huyết và HbA1C lúc vào
Đường huyết khi vào viện của bệnh nhân cao (trung bình là 16,03mmol/l). Nồng độ HbA1C trung bình cũng ở mức cao(9,6%).Chỉ có 16,7% bệnh nhân kiểm soát đường huyết đói tốt và 18,8% đạt HbA1C tốt.Kiểm soát đường huyết kém cũng là một yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.Số lượng bạch cầu trên 10G/l là 50%, có 20,8% giảm Albumin máu,có 32,3% có thiếu máu.
3.3.2.Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh:
Kết quả cấy mủ: Cả 8 mẫu bệnh phẩm được cấy đều dương tính.
Bảng 13:Loại vi khuẩn
Tụ cầu vàng gặp nhiều nhất trong số mẫu cấy(50%),có một mẫu nhiễm 2 loại vi khuẩn.
Bảng 14: Kết quả kháng sinh đồ
Clindamycine có 3 mẫu kháng.
3.3.3.Tổn thương động mạch chi dưới trên siêu âm:
Bảng 15: Tổn thương mạch chi dưới trên siêu âm
Số bệnh nhân có mảng xơ vữa trên siêu âm cao (70,8%).Hẹp lòng mạch rõ chỉ có 1 trường hợp.
3.3.4. Hình ảnh XQ xương bàn chân:
Bảng 16: X Quang xương bàn chân
Có 10,4% trong nghiên cứu có viêm xương.
3.4.Kết quả điều trị:
3.4.1.Phương pháp xử lý vết thương:
Bảng 17: Phương pháp xử lý vết thương
Phần lớn bệnh nhân phải cắt lọc,rưả vết thương hàng ngày chiếm 70,8%.Có 3 trường hợp tháo ngón.
3.4.2.Kháng sinh thường dùng:
Bảng 18: Kháng sinh dùng
3.4.3.Kết quả xuất viện:
Bảng 19: Tình trạng vết thương
Vết thương lành hoàn toàn chiếm tỷ lệ 64,6%,vết thương tổ chức hạt tốt chiếm 29,1%.Có 2 trường hợp chuyển viện do tình trạng vết thương nặng,toàn trạng yếu.
3.4.4.Thời gian nằm viện:
Bảng 20: Ngày điều trị
Nhận xét: Thời gian điều trị nội trú trung bình là 18,4 ± 4,03 ngày.Thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Quỳnh 27,9 ngày.
3.4.5.Chi phí điều trị:
Bảng 21: Chi phí điều trị
Chi phí điều trị lớn nhất là 6.327.000.Trung bình là 3.577.000
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu 48 bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân được điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, chúng tôi nhận thấy:
1. Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
– Tổn thương ở chân phải và chân trái là tương đương nhau, vị trí tổn thương hay gặp nhất là ngón chân phần lớn là xuất hiện tự nhiên. Độ tổn thương theo Wagner chủ yếu là độ 1 và độ 2. Mặc dù có nhiễm trùng nhưng phản ứng sốt rất thấp.
– Chỉ số đường huyết và HbA1C lúc vào viện cao.Trên siêu âm doppler mạch chi dưới phần lớn là có mảng xơ vữa(70,8%).Có 10,6% bị viêm xương.Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu vàng,tiếp theo là trực khuẩn mủ xanh,Klebsiella.
2. Về hiệu quả điều trị: Kiểm soát đường huyết tốt bằng insulin, điều trị các bệnh phối hợp, dùng kháng sinh ceftriaxon, hoặc kết hợp với Tobramycin hay theo kháng sinh đồ, cùng với cắt lọc, rửa chăm sóc vết thương hàng ngày, dinh dưỡng tốt nên vết thương lành hoàn toàn cao chiếm tỷ lệ 64,6%, trung bình ngày điều trị là 18,4 ± 4,03 ngày với chi phí trung bình là 3.577.000 đ.
V. KIẾN NGHỊ
- Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ, tăng cường giáo dục về chăm sóc bàn chân ĐTĐ, phát triển về mạng lưới về quản lý bàn chân ĐTĐ, đề ra tiêu chí chuyển tuyến đối với bệnh lý bàn chân ĐTĐ.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị cần cấy mủ làm kháng sinh đồ tất cả các trường hợp nhiễm trùng bàn chân vào điều trị.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng nhiễm trùng bàn chân. Phương pháp và hiệu quả điều trị biến chứng nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 48 bệnh nhân nhiễm trùng bàn chân vào điều trị từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2014. Kết quả: có 48 bệnh nhân ĐTĐ 2 nhiễm trùng bàn chân chiếm tỉ lệ 4,08% bệnh nhân điều trị nội trú; tuổi trung bình là 67 ± 11,3 năm, nam giới chiếm 45,8%, nữ giới chiếm 54,2%.Tiền sử loét,cắt cụt chiếm 41,6%. Loét chân phải tương đương với chân trái và vị trị loét thường gặp ở các ngón nhiều nhất. Các bệnh nhân có phân độ loét bàn chân theo Wargner chủ yếu là độ 1,2 và độ 3. Các bệnh nhân đái tháo đường bị loét bàn chân thường có đường huyết và HbA1C lúc vào viện cao. Trên siêu âm Doppler mạch chi tỷ lệ có dày nội mạc và mảng xơ vữa cao.Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu chiếm 50%.Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm sóat tốt đường huyết,chống nhiễm trùng,cắt lọc rửa vết thương hàng ngày kết quả vết thương lành hoàn tòan là 64,6% với chi phí trung bình là 3,56 triệu đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạ Văn Bình và cộng sự “Nghiên cứu theo dõi đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân khám lần đầu tại bệnh viện nội tiết năm 2006”.
- Tạ Văn Bình:”Phòng và quản lý bệnh ĐTĐ việt nam” NXB y học Hà Nội 2004.
- Nguyễn Thị Bích Đào “ Nghiên cứu chi phí điều trị nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ tại bệnh viện Chợ Rẫy” 2000.
- Bùi Minh Đức “ Nghiên cứu các tổn thương loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ” năm 2002.
- Lê Phi Long, Nguyễn Hoài Nam “Đánh giá nhiễm trùng bàn chân tiểu đường và vi trùng học” năm 2003.
- Nguyễn Thu Quỳnh “ Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ có loét bàn chân điều trị nội trú tại bệnh viện nội tiết năm 2006”.
- GEORGE P.KOZAK -JOHN L.ROWBOTHAM – GARY W.GIBBONS, Diabetic foot Disease a Major problem, Management of Diabetic foot problems Publisher Saundes 2nd Edition 1995.
- ĐH Havard, Joslin Diabetic Clinic, Deconness Medical Center, 06/2002.