Đánh giá hiệu quả kiểm soát Glucose máu sau ăn hai giờ của thuốc Glucobay thông qua chỉ số HbA1c ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nột tiết trung ương

 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU SAU ĂN HAI GIỜ CỦA THUỐC GLUCOBAY THÔNG QUA CHỈ SỐ HBA1C Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TYP2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚTẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG.

 TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa

Bệnh viện Nội tiết Trung ương

 Abstract

Aims: this is a self-hand-pocket study to evaluate the efficacies of Glucobay at 2 hours after meals through HbA1C in T2DM out-patients in Endocrinology institute; Define the adversed events of Glucobay on local out-patients. Methods: A prospective study comparing group of 111 T2DM out-patients of Endocrinology institute to other group of 30 T2DM patients, using other kinds of ODA_ Following their treatment during 16 weeks, measuring Fasting Plasma Glucose test and HbA1C regularly, focused on the special period of before and after treatment. Results: There were the significant decline of PPG (on comparing mean PPG before and after 16 weeks of treatment) (23% _ 3.84 mmol/L), the mean HbA1C declined clearly in Glucobay group (0.66%) comparing to group of other ODA patients. Besides, the side effects were defined as bloating, gas (25.2%), diarrhea (10%), headache (7.2%), but no patient was withdrawn from this study due to side effects.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và đặc biệt ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt nam. Theo định nghĩa của WHO: “Bệnh đái tháo đường biểu hiện bằng một tình trạng tăng glucose máu, kèm nhiều rối loạn chuyển hóa cả glucid, lẫn lipid và protid, kết hợp với giảm tuyệt đối hay tương đối về tác dụng và/hay tiết insulin.

Vì ĐTĐ là một bệnh lý mạn tính, tiến triển, nên tăng Glucose máu  sẽ gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính. Các mục tiêu đánh giá về Glucose máu bao gồm Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn, Glucose máu ban đêm và HbA1c. Glucose máu lúc đói là tình trạng tăng Glucose máu  nền thì Glucose sau ăn phản ánh đỉnh Glucose máu.Vấn đề kiểm soát glucose máu lúc đói ở bệnh nhân ĐTĐ từ trước đến nay được các nhà khoa học trên thế giới hết sức quan tâm và đầu tư nghiên cứu.Theo UKDPS bệnh nhân ĐTĐtyp2 ở thời điểm được chẩn đoán bệnh đã có 50% bệnh nhân có các biến chứng. Ngày nay với sự phát triễn của khoa học và kỷ thuật các nhà khoa học cố gắng tìm tòi nghiên cứu và đưa ra các loại thuốc làm giảm glucose máu lúc đói và đặc biệt là glucose máu sau ăn để làm giảm các biến chứng về mạch máu nhỏ và mạch máu lớn do hiện tượng tăng glucose máu gây ra. Từ những thập niên của thế kỷ XX các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu các loại thuốc làm giảm nồng độ glucose máu lúc đói là chính, những năm gần đây trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu kiểm soát glucose máu sau ăn bằng thuốc Arcacbose (glucobay). Nhưng ở Việt nam vấn đề này chưa được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.

Bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69, được chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo WHO năm 1998 đang điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose máu, những bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, Glucose máu hai giờ sau ăn cho mỗi lần khám và định lượng Hba1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Chúng tôi chọn các bệnh nhân đái tháo đường, những bệnh nhân này làm xét nghiệm Glucose máu hai giờ sau ăn ≥ 8,0 mmol/l (theo tiêu chuẩn của IDF).

Nhóm chứng chọn 30 bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69 chẩn đoán ĐTĐ typ2 theo WHO năm 1998 đang điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose huyết, các bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn và HbA1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần và nhóm bệnh nhân này không sử dụng thuốc glucobay để so sánh với nhóm bệnh nhân có phối hợp thuốc Glucobay điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Chúng tôi chọn các bệnh nhân ĐTĐ và làm xét nghiệm Glucose máu hai giờ sau ăn ≥ 8,0 mmol/l (theo tiêu chuẩn của IDF)(13).

Thời gian từ tháng 12 năm 2009-12/2010 tại Bệnh Viện Nội Tiết.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

– Những bệnh nhân không đủ điều kiện làm xét nghiệm.

Bệnh nhân ĐTĐ type1, ĐTĐ  type 2 có tăng  transaminase gấp ba lần bình thường, ĐTĐ type 2 có xơ gan cổ trướng. ĐTĐ type 2 có hội chứng thận hư, suy thận từ độ II trở lên. ĐTĐtyp 2 có nhồi máu cơ tim. ĐTĐ thứ phát, ĐTĐ phối hợp với các bệnh ung thư khác.

Loại trừ những bệnh nhân đang sử dụng thuốc glucobay trước đó và những bệnh nhân xét nghiệm Glucose máu sau ăn hai giờ < 8,0mmol/l.

2.1.3. Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu có so sánh

2.1.4. Cỡ mẫu:

Ước tính tỉ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc glucobay qua đường tiêu hoá ≈33%

Trong đó :  Za/2độ tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Za/2 = 1,96

P: Tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng  không  mong muốn qua đường tiêu hoá tiêu chảy khi sử dụng thuốc Glucosebay ở bệnh nhân ĐTĐty2 là  33%  P = 0,

q = 1 – p = 0,77

d: sai số mong đợi 10%

Như vậy cỡ mẫu được tính:

Chúng tôi chọn 141 bệnh nhân ,dự kiến số lượng bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm bệnh: 111 bệnh nhân tuổi từ 30 – 69  được chẩn đoán ĐTĐty2 đang được điều trị bằng Glibenclmide, TZD, Glimepirid  và /hoặc Gliclazid hoặc Metformin được phối hợp điều trị với glucobay liều từ 50mg – 100mg – 150mg/ngày. Ở nhóm bệnh chúng tôi chia thành 3 nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 37 bệnh nhân, dùng liều Glucobay 50mg, 100mg, 150mg /ngày.

+ Nhóm chứng: 30 bệnh nhân Tuổi từ 30 – 69 được chẩn đoán ĐTĐtyp2 đang được điều trị bằng thuốc uống nhóm này không sử dụng thuốc Glucobay.

2.1.5. Chọn mẫu:

Mẫu tích lũy chọn các bệnh nhân ĐTĐtyp2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết TW

2.1.6. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Nội tiết Trung ương

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Là phương pháp tiến cứu mô tả có so sánh

III. KẾT QUẢ

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

3.1.1. Tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu:

Bảng 1: Tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: có sự tương đồng về tuổi ở hai nhóm nghiên cứu

3.1.2. Phân bố giới của hai nhóm nghiên cứu:

Bảng 2: Phân bố giới ở hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Nhóm bệnh tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam

Nhóm chứng có sự tương đồng về giới ở bệnh nhân nam và nữ.

3.1.3. Phân bố BMI trung bình của hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3: BMI trung bình của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Có sự tương đồng BMI ở hai nhóm nghiên cứu

3.1.4. Tỉ lệ BMI của hai nhóm nghiên cứu:

Bảng 4:  Tỉ lệ BMI của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Có sự tương đồng BMI ≥23 và BMI ≤ 23 ở hai nhóm NC

3.1.5. Phân bố vòng eo và vòng hông ở hai nhóm cứu:

Bảng 5: Phân bố vòng eo và vòng hông  trung bình ở hai nhóm NC

Nhận xét: Có sự tương đồng về vòng eo và có sự khác biệt về vòng hông ở hai nhóm nghiên cứu.

3.2. Các chỉ số sinh hóa của hai nhóm nghiên cứu

3.2.1. Đường huyết trung bình ở hai nhóm nghiên cứu

Bảng 6: Phân bố ĐH lúc đói và ĐH sau của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Có sự tương đồng về ĐH lúc đói và ĐH sau ăn trước điều trị, nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ở ĐH sau ăn sau điều trị của hai nhóm nghiên cứu với p < 0,05.

3.2.2. So sánh ĐH lúc đói và ĐH sau ăn 16 tuần điều trị ở nhóm bệnh.

Bảng 7: ĐH lúc đói và sau ăn của nhóm bệnh sau 16 tuần điều trị

Nhận xét: Tỉ lệ giảm ĐH sau ăn trước điều trị và ĐH sau ăn sau 16 tuần điều trị giảm được 23% (3,84mmol/l) có ý nghĩa thống kê.

Nhận xét: Không có sự khác biệt ở ĐH lúc đói của 4 lần khám. Nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,05 ở ĐH sau ăn lần1 và ĐH sau ăn lần 4.

3.2.3. HbA1c trung bình của hai nhóm nghiên cứu:

Bảng 8: Nồng độ HbA1c trung bình trước và sau điều trị của hai nhóm nghiên cứu.

Nhận xét: Có sư tương đồng về nồng độ HbA1c lúc đói trước điều trị ở hai nhóm NC. Nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p<0,05 về nồng độ HbA1c sau 16 tuần điều trị của nhóm bệnh và nhóm chứng.

3.2.4. Liều thuốc Glucobay và ĐH trung bình sau ăn của nhóm bệnh:

Bảng 9: Liều thuốc Glucobay và ĐH trung bình sau ăn của nhóm bệnh

Nhận xét: Sau 16 tuần điều trị liều Glucobay 50mg giảm được 3,82mmol/l ĐH, liều Glucobay 100mg giảm được 4,0 mmol/l ĐH, liều Glucobay 150mg giảm được 3,39 mmol/l ĐH

3.2.5. Chỉ số HbA1c với liều Glucobay của nhóm bệnh.

Bảng 10: Liều thuốc Glucobay điều trị phối hợp làm giảm HbA1c của nhóm bệnh.

Nhận xét: Với liều 150mg sau 16 tuần điều trị giảm đựợc nồng độ HbA1c là 1,1 %.

3.2.6. Liên quan giữa đường huyết lúc đói và  nồng độ HbA1c trước điều trị của nhóm bệnh:

Biểu đồ 4: Tương quan giữa ĐH lúc đói và  nồng độ HbA1c trước điều trị của nhóm bệnh

Nhận xét: Có mối tương quan tương đối chặt giữa ĐH lúc đói và  nồng độ HbA1c, r = 0,253, với p<0,001.

3.2.7. Tương quan giữa đường huyết sau ăn với nồng độ HbA1c trước điều trị của nhóm bệnh:

Biểu đồ 5:Tương quan giữa ĐH sau ăn với nồng độ HbA1c trước điều trị của nhóm bệnh.

Nhận xét: Có mối tương quan chặt chẽ giữa ĐH lúc đói và  nồng độ HbA1c r = 0,472 với P<0,001.

3.2.8. Tương quan giữa liều thuốc glucobay trung bình với nồng độ HbA1c sau 16 tuần điều trị:


Biểu đồ 6:Tương quan giữa liều thuốc glucobay trung bình với nồng độ HbA1c sau 16 tuần điều trị.

Nhận xét: Có mối tương quan tương đối chặt giữa liều thuốc glucobay trung bình với nồng độ HbA1c sau 16 tuần điều trị r= 0,352 với p<0,05.

3.3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Glucobay:

Bảng 11: Tác dụng không mong muốn của thuốc Glucobay

Nhận xét: Tỉ lệ tác dụng không mong muốn như triệu chứng đầy hơi gặp 28 bệnh nhân chiếm 25,2%, tiêu chảy 12 bệnh nhân chiếm 10%, nhức đầu 8 bệnh nhân chiếm 7,2% và không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu.

IV. BÀN LUẬN

4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu gồm 141 người bệnh ĐTĐtýp 2 được thành hai nhóm, nhóm bệnh gồm 111 bệnh nhân tuổi trung bình 58,32 ± 9,41, nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân tuổi trung bình 60,07 ± 9,45. Như vậy là có sự tương đồng về tuổi ở hai nhóm nghiên cứu. Bàn luận về giới nghiên cứu của tôi gồm 38 bệnh nhân nam và 73 bệnh nhân nữ, tỉ lệ nam/nữ là 1/2, nghiên cứu của Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự(5) tỉ lệ nam/ nữ là 1/2 có sự tương đồng về giới với nghiên cứu của chúng tôi nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại khác biệt về giới tính nam và nữ của Nguyễn Thị Kim Lương(6)tỉ lệ nam 48% nữ 52% và nghiên cứu DECODE(12) nam chiễm 44% nữ chiếm 66% có thể là do tác giả chọn đối tượng nghiên cứu khác với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.

Bàn luận về BMI: Nghiên cứu của chúng tôi có BMI trung bình 23,07 ± 2,3, tỉ lệ bệnh nhân có BMI ≥23 chiếm 55% BMI ≤ 45%, có sự tương đồng về BMI với nghiên cứu của một số NC khác. Vòng eo trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 83,53cm  ± 6,3 cm vòng hông 94,78cm  ± 5,6 cm, tương tự  vòng eo ở nghiên cứu của các NC khác.

4.2: Bàn luận về các chỉ số sinh hóa:

Nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số như ure, creatinin, GOT, GOP trước và sau điều trị không có sự thay đổi do vậy chúng tôi không đưa số liệu vào kết quả nghiên cứu.

Bàn luận về chỉ số đường huyết lúc đói:

Nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ ĐH trung bình lúc đói của nhóm bệnh là 7,99± 1,95mmol/l, nhóm chứng là 7,99 ± 1,14mmol/l, có sự tương đồng về ĐH lúc đói giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nghiên cứu của Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự (5) đường huyết trung bình là 13,5 ± 2,3 mmol/L, nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lương(6) đường huyết trung bình là 12,7 ± 4,2 mmol/L, có sự khác biệt về đường huyết lúc đói ở nghiên cứu của chúng tôi với hai tác giả trên phải chăng do thời gian bị bệnh của bệnh nhân ở hai nghiên cứu này lâu hơn và nghiên cứu cũng được tiến hành khá lâu, ở những thời điểm đó quan niệm kiểm soát đường huyết chặt chẽ như những năm gần đây các bác sỹ và người bệnh chưa thật sự quan tâm đúng mức. Do vậy mà đường huyết của các bệnh nhân ở hai nghiên cứu này cao hơn nồng độ đường huyết ở nghiên cứu  của chúng tôi. Sau 16 tuần điều trị bằng các thuốc như sunfunylurea, metforminvà/ hoặc Glitazon phối hợp với thuốc Glucobay nồng độ đường huyết lúc đói giảm được 0,53mmol/l.

Bàn luận về chỉ số đường huyết sau ăn hai giờ: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ ĐH sau ăn hai giờ tại lần khám đầu tiên 15,0 ± 3,57mmol/l và sau 16 tuần điều trị có phối hợp sử dụng thêm thuốc Glucobay giảm xuống còn 11,16 ±2,12mmol/l( giảm được 3,84mmol/l). Sự giảm đường huyết sau ăn hai giờ trước và sau điều trị có ý nghĩa thông kê với p<0,05. NC của Nguyễn Thị Kim Lương(6)ĐH sau ăn trung bình là 17,4± 4,2mmol/l, mức ĐH hai giờ sau ăn của nghiên cứu này cao hơn của chúng tôi, còn nghiên cứu của Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự không làm được  ĐH sau ăn hai giờ. Do vậy chúng tôi không so sánh ở đây.

Bàn luận về liều thuốc Glucobay với đường huyết hai giờ sau ăn:

Nhóm bệnh gồm 111 bệnh nhân chúng tôi chia ra thành ba nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm có 37 bệnh nhân sử dụng liều thuốc Glucobay từ 50mg/ ngày, 100mg/ngày, 150mg/ngày. Nhóm 37 bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 50mg/ngày có chỉ số ĐH sau ăn trung bình trước điều trị là 14,78 ± 3,88mmol/l, sau điều trị chỉ số ĐH sau ăn trung bình là 10,96 ± 1,96mmol/l giảm được 25,86% (3,82 mmol/l). Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 100mg/ngày có chỉ số đường huyết sau ăn trung bình trước điều trị là 14,61 ± 3,03mmol/l, sau điều trị chỉ số ĐH sau ăn trung bình là 10,61 ± 1,47mmol/l giảm được 27,4% (4,0 mmol/l).Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 150mg/ngày có chỉ số ĐH sau ăn trung bình trước điều trị là 15.62 ± 3,76mmol/l, sau điều trị chỉ số ĐH sau ăn trung bình là 12,23 ± 2,49mmol/l giảm được 21,7 %( 3,39 mmol/l). Các nghiên cứu củaVõ Hoàng Minh Hiền và cộng sự (5), Nguyễn Thị Kim Lương (6) và Nguyễn Thy Khuê (7)  không làm được ĐH sau ăn hai giờ do vậy chúng tôi không so sánh.

Bàn luận về liều thuốc Glucobay với chỉ số HbA1c:

Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 50mg/ngày có nồngđộ HbA1c trung bình trước điều trị là 8,76% sau điều trị nồng độ HbA1c là 8,2%, giảm được 0,56%. Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 100mg/ngày có nồng độ HbA1c trung bình trước điều trị là 8,9% sau điều trị nồng độ HbA1c là 8,18% giảm được 0,72%.Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 150mg/ngày có nồng độ HbA1c trung bình trước điều trị là 8,6% sau điều trị nồng độ HbA1c là 7,5% giảm được 1,1%. Như vậybệnh nhân được phối hợp liềuthuốc Glucobay càng tăng thì nồng độ HbA1c càng giảm. Nghiên cứu của chúng tôi khi bệnh nhân đang sử dụng các thuốc viên hạ đường huyết mà phối hợp sử dụng thêm thuốc Glucobay sẽ giảm được nồng độ HbA1c và giảm được các biến cố tim mạch, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự(5) nhưng nghiên cứu củaVõ Hoàng Minh Hiền liều thuốc Glucobay cao hơn liều nghiên cứu của chúng tôi.

Bàn luận về nồng độ HbA1c ở hai nhóm nghiên cứu: Nhóm bệnh nồng độ HbA1c trung bình trước điều trị là 8,62% ± 1,12% sau điều trị nồng độ HbA1c là 7,96%  ± 1,18%, giảm được 0,66%. Nhóm chứng nồng độ HbA1c trung bình trước điều trị là 8,53% ± 0,76%sau điều trị nồng độ HbA1c không giảm mà lại tăng lên 8,63% ± 0,7%, tăng lên 0,1%. Có sự tương đồng về nồng độ HbA1c trước điều trị của nhóm bệnh và nhóm chứng. Nhưng lại có sự khác biệt có ý thống kê với p<0,05 ở hai nhóm. NC Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự(5) nồng độ HbA1c trung bình trước điều trị là 11,35% ± 2,1% sau 3 tháng điều trị giảm xuống còn 9,55 % ± 3,2% và sau 6 tháng điều trị giảm xuống 8,5% ± 2,6%. Nghiên cứu của chúng tôi theo dõi trong thời gian 16 tuần bệnh nhân vẫn sử dụng các thuốc viên hạ đường huyết và phối hợp với thuốc Glucobay thì nồng độ HbA1c giảm xuống được 0,66%, còn nghiên cứu Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự(5) thời gian theo dõi dài hơn 24 tuần do vậy nồng độ HbA1c trước và sau điều trị giảm có ý thông kê. Vì tác giả chọn các đối tượng bệnh nhân lúc đầu vào nghiên cứu có chỉ số đường huyết cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, do vậy chỉ số HbA1c cao hơn của chúng tôi là phù hợp.

Khi chúng ta suy từ nồng độ HbA1c <7% hoặc trị số glucose máu lúc đói <6,6 mmol/l (<120 mg/dl), nhưng thật ra lại có nồng độ glucose máu cao sau bữa ăn và/hoặc glucose máu tăng thái quá theo các bữa ăn, cao đến mức ngoài dự kiến. Ở những đối tượng này, có thể xem xét sử dụng những thuốc đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm nhẹ mức dao động glucose máu sau bữa ăn. Chúng ta theo dõi sự kiểm soát glucose máu và đánh giá hiệu quả của điều trị không thể chỉ theo dõi vào glucose máu lúc đói và/hoặc HbA1c. Thật vậy, cả glucose máu  lúc đói và HbA1c đều không phản ánh nồng độ glucose máu ở những thời điểm khác trong ngày, đặc biệt là những gì xảy ra sau bữa ăn. Nồng độ glucose máu trước bữa ăn và HbA1ckhông cung cấp một thông tin chính xác nào về đỉnh nồng độ glucose máu sau bữa ăn. Vì vậy nên  đề ra mục đích kiểm soát glucose máu  huyết tương không những ở trạng thái đói mà là suốt cả ngày để đạt được sự kiểm soát chuyển hóa dài hơn tốt hơn (HbA1c) và giảm thiểu nguy cơ biến chứng mạn tính do đái tháo đường, thì việc theo dõi glucose máu không thể chỉ hạn chế vào glucose máu lúc đói hoặc trước bữa ăn.  Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả cho thấy theo dõi và điều chỉnh glucose máu lúc đói đơn thuần chỉ có thể cải thiện được phần nào đối với HbA1c, như trong nghiên cứu UKPDS, trong đó việc theo dõi và điều chỉnh  nồng độ glucose máu  suốt cả ngày làm giảm HbA1c nhiềuhơn, trong nghiên cứu DCCT  hoặc nghiên cứu Kumamoto (8). Thật vậy trong nghiên cứu của chúng tôi sự khác biệt về HbA1c trên bệnh nhân được điều trị thông thường và điều trị tích cực là ~1,1%, trong nghiên cứu UKPDS~1% và ~2% trong nghiên cứu DCCT và nghiên cứu Kumamoto.

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng đa số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thể có một sự chế tiết insulin sau bữa ăn không đủ để giữ nồng độ glucose trong máu nằm trong giới hạn mong muốn.

Sự bất cập này có lẽ là yếu tố chính gây ra sự dao động thái quá của glucose huyết tương/máu sau bữa ăn. Những bệnh nhân này có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng các thuốc có khả năng cải thiện sự đáp ứng insulin bất thường với glucose máu hoặc phục hồi đáp ứng bình thường.

Chúng tôi nhận thấy HbA1c có tương quan tốt hơn với nồng độ glucose trước bữa ăn so với nồng độ sau bữa ăn. Ngoài ra, nồng độ glucose trước bữa ăn chứ không phải sau bữa ăn là những yếu tố tiên đoán độc lập của HbA1c trong các phân tích đa biến. Những kết quả này có nhiều khả năng là do khoảng thời gian giữa các bữa ăn và giai đoạn ban đêm dài hơn nhiều giờ so với giai đoạn sau bữa ăn.

Do đó, glucose huyết tương trung bình hàng ngày, yếu tố quyết định chính đối với qui mô của quá trình glycat-hóa hemoglobin, là một hàm số của nồng độ glucose giữa các bữa ăn và ban đêm hơn là của đỉnh nồng độ glucose sau bữa ăn. Như vậy HbA1c không cung cấp nhiều thông tin về mức độ kiểm soát glucose sau bữa ăn.

Mặt khác, nồng độ glucose trung bình hàng ngày có tương quan mạnh nhất với HbA1c, khẳng định rằng quá trình glycat-hóa là một hàm số của mức phơi nhiễm trung bình với nồng độ glucose cao.

Bàn luận về tác dụng không mong của thuốc Glucobay

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp các triệu chứng như đầy hơi ở 28 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 25,2%, tiêu chảy 12 bệnh nhân chiếm 10%, nhức đầu 8 bệnh nhân chiếm 7,2% và không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Võ Hoàng Minh Hiền và cộng sự (5) và một số nghiên cứu khác.

V. KẾT LUẬN

  • Tỉ lệ giảm ĐH sau ăn trước điều trị và ĐH sau ăn sau 16 tuần điều trị giảm được 23% (3,84mmol/l) có ý nghĩa thống kê.
  • Nhóm bệnh chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị là 8,62% ± 1,12% sau điều trị chỉ số HbA1c là 7,96% ± 1,18%, giảm được  0,66%.
  • Nhóm chứng chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị và sau điều trị không giảm mà lại tăng lên 0,1%.

Nhóm bệnh nhân sử dụng liều Glucobay 50mg/ngày chỉ số  HbA1cgiảm được 0,56%, liều Glucobay 100mg/ngày chỉ số HbA1c giảm được 0,72%, liều Glucobay 150mg/ngày chỉ số HbA1c giảm được 1,1%.

 Tác dụng không mong muốn của Glucobay:

Triệu chứng đầy hơi gặp 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 25,2%, tiêu chảy gặp 12 bệnh nhân chiếm 10%, nhức đầu 8 bệnh nhân chiếm 7,2%. Không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Những bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ typ2 khi được điều trị các thuốc hạ Glucose máu, nhưng ĐH sau ăn ≥8µmol/l, chỉ số HbA1C ≥7% chỉ định dùng thêm nhóm Acarbose( Glucobay)

2. Liều Glucobay từ 150mg-300mg/ngày là liều hiệu quả để giảm được chỉ số HbA1C từ 1,1% đến 1,2%, tương tự các nghiên cứu kinh điển.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn hai giờ của thuốc Glucobay thông qua chỉ số Hba1C ở bệnh nhân ĐTĐtyp2 điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết và tác dụng không mong muốn của thuốc Glucobay. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có so sánh. Bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69, được chẩn đoán ĐTĐ type2 theo WHO năm 1998 đang điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose máu, những bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn cho mỗi lần khám và định lượng Hba1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết. Chúng tôi chọn các bệnh nhân ĐTĐ, những bệnh nhân này làm xét nghiệm Glucose máu hai giờ sau ăn ≥ 8,0 mmol/l ( theo tiêu chuẩn của IDF).

 Nhóm chứng chọn 30 bệnh nhân tuổi từ 30 đến 69 chẩn đoán ĐTĐtyp2 điều trị các nhóm thuốc viên hạ glucose huyết, các bệnh nhân này được định luợng Glucose máu lúc đói, glucose máu hai giờ sau ăn và Hba1c trước khi nhận vào nghiên cứu và kết thúc sau 16 tuần và nhóm bệnh nhân này không sử dụng thuốc glucobay để so sánh với nhóm bệnh nhân có phối hợp thuốc Glucobay điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nội Tiết.

Kết luận: Tỉ lệ giảm đường huyết sau ăn trước điều trị và đường huyết sau ăn sau 16 tuần điều trị giảm được 23% (3,84mmol/l) có ý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị là 8,62% ± 1,12% sau điều trị chỉ số HbA1c là 7,96%  ± 1,18%, giảm được  0,66%. Nhóm chứng chỉ số HbA1c trung bình trước điều trị và sau điều trị không giảm mà lại tăng lên 0,1%. Triệu chứng đầy hơi gặp 28 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 25,2%,tiêu chảy gặp 12 bệnh nhân chiếm 10%, không có bệnh nhân nào phải rút khỏi nhóm nghiên cứu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tạ Văn Bình (2006). ‘‘Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng’’. Nhà xuất bản Y học.
  2. Tạ Văn Bình (2004). ‘‘Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường đến khám lần đầu tại Bệnh Viện Nội Tiết’’ .Tr 413-419 .
  3. Tạ Văn Bình (2006). ‘‘Bệnh đái tháo đường – Tăng Glucose máu’’ . Nhà xuất bản Y học. Tr 214-284.
  4. Tạ Văn Bình(2007). ‘‘Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường và tăng Glucose máu’’. Nhà xuất bản Y học . Tr 18-309.
  5. Võ Hoàng Minh Hiền, Lưu Văn Định và cộng sự (1998). Nhận xét hiệu quả của Acarbose thông qua trị số Glucose huyết lúc đói và trị số HbA1c trong điều trị ĐTĐty(Nghiên cứu y học tập 2 phụ bảnsố 3-1998).
  6. NguyễnThị Kim Lương (2002). Nghiên cứu tăng glucose máu sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường typ2 (báo cáo toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyễn hóa lần thứ 3).
  7. Nguyễn Thy Khuê (1995) bước đầu thử nghiệm thuốc ức chế men α- glucosidase trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. (Nghiên cứu y học, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, chuyên đề Nội Tiết số 2 – 1997).
  8. Postprandial hyperglycaemia is a determinant of platelet activation in early diabete type2 mellitus (F.Santilli,G.Formoso,P.Sbraccia,M.Averna, MiccoliP.DiFulvio,A.Ganci,N.Pulizzi, S.Lsttanzio, G.Ciabattoni, A.Consoli, R.Lauro, C.Patrono, G.David J Thromb Haemost 2010;8:828–37)
  9. An α-glucosidase inhibitor, acarbose treatment decreases serum levels of glycerol dehyde-derived advanced glycation end products (AGEs) in patients with diabetes type2 (M.Tsunosue,N.Mashiko,Y.Ohta, Y.Matsuo,K.Ueda,M.Ninomiya,S.Tanaka,M.Hoshiko,Y.Yoshiyama,M.Takeuchi, S.Ueda, S.Yamagishi Clin Exp Med 2010;10:139–41
  10. American Diabetes Association(2004).‘‘Medical Management of type2 diabetes’’. Diabetes care. Third Edition
  11. BalkauB,et al.Diabetes Care 1998; 21:360-67
  12. DECODE; Diabetes Epidemiology, Collaborative Analysis of Diagnostic Criteria in Asia;
  13. IDF,quản lý đường huyết sau ăn.
  14. Monnier, Diabetes care 2003,26;881
  15. L et al Diabetes care 2007(30) 263-269
  16. L  Diabetes Metab 2004 113-19

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …