Hiệu quả của thay đổi lối sống trong dự phòng đái tháo đường type 2

HIỆU QUẢ CỦA THAY ĐỔI LỐI SỐNG TRONG

DỰ PHÒNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

    ThS.Tường Thị Vân Anh, PGS.TS. Đỗ Trung Quân

Đại Học Y Hà Nội.

ABSTRACT

Prevention of type 2 diabetes by lifestyle intervention in people with impaired glucose tolerance

Background: Most of the risk factors associated with type 2 diabetes are preventable. Aim: To find out whether diabetes prevention via a lifestyle intervention programme is feasible in people with impaired glucose tolerance. Methods: The programme using Lifestyle, physical Activity and Nutritional intervention was completed by 47 middle-aged participants in Bach Mai and Huu Nghi Hospital. Follow-up evaluation examinations were conducted over a 12-month period to compare the mean levels of BMI, blood glucose, HbA1c and lipid at 12 month to those at baseline. Compare means analysis was used to determine if the difference of mean level is significant. Results: At 12 months, no changes were observed in fasting or 2-h post-oral glucose tolerance test plasma glucose, triglycerides, or high-density lipoproteins. Out of 47 participants who had IGT at baseline 17,2% had diabetes and 6,4% had returned to normal glucose metabolism. Conclusions: Prevention of type 2 diabetes through lifestyle intervention in people with impaired glucose tolerance and normal BMI was discussed.

Key words: Diabetes, diet, lifestyle, physical activity, prediabetes, prevention.

Chịu trách nhiệm chính: Tường Thị Vân Anh

Ngày nhận bài: 21.9.2016

Ngày phản biện khoa học: 8.10.2016

Ngày duyệt bài: 15.10.2016

TÓM TẮT

Đặt vấn đề. Hầu hết những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ có thể dự phòng được. Mục tiêu:Tìm hiểu vai trò của thay đổi lối sống tích cực trong phòng bệnh ĐTĐ typ 2 ở những người tiền đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Tiến cứu có can thiệp 47 người được chẩn đoán Tiền ĐTĐ tham gia chương trình kiểm soát lối sống (đưa cân nặng về mức BMI lý tưởng, tăng cường vận động thể lực, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý) trong thời gian trung bình 11,7 ± 1,66 tháng. So sánh các chỉ số đường máu, HbA1c, lipid máu, BMI… tại thời điểm trước và sau 6, 12 tháng can thiệp. Đánh giá tỷ lệ ĐTĐ mới được chẩn đoán, tỷ lệ người có đường máu chuyển về mức bình thường sau 12 tháng. Kết quả nghiên cứu. So với thời điểm trước can thiệp, sau 12 tháng tỷ lệ ĐTĐ mới được chẩn đoán 17,2%/năm; và tỷ lệ đường máu trở về mức bình thường là 6,4%/năm. Ngoài ra, các chỉ số đường máu, HbA1c, lipid máu, BMI thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận. Thay đổi lối sống (không có kiểm soát chặt chẽ) ở những người tiền ĐTĐ có BMI bình thường không làm cải thiện được chỉ số đường máu.

Từ khóa: Tiền đái tháo đường, thay đổi lối sống, phòng bệnh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỷ lệ đái tháo đường (ĐTĐ) cùng với các biến chứng đi kèm với nó đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 415 triệu người mắc ĐTĐ và dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 642 triệu người vào năm 2040 [1]. Những bằng chứng về dịch tễ học đã cho thấy nếu không có một chương trình kiểm soát và phòng chống bệnh một cách hiệu quả thì tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục còn tăng lên nữa [2, 3]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, trước khi ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán một cách thực sự thì người bệnh đã có một giai đoạn tiến triển trung gian, đó là tình trạng tiền ĐTĐ (đường huyết nằm giữa mức bình thường và mức được chẩn đoán ĐTĐ), và các biến chứng về mạch máu cũng đã xuất hiện ngay từ giai đoạn này [4].

Các yếu tố nguy cơ đã biết có ảnh hưởng đến tốc độ tiến triển từ tiền ĐTĐ (TĐTĐ) đến ĐTĐ typ 2 bao gồm tuổi, béo phì, tăng insulin trong máu và đề kháng insulin. Tuy nhiên hầu hết những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ có thể dự phòng được. Cho đến nay đã có một số thử nghiệm lâm sàng trong nước và trên thế giới, như DPS, DPP, IDPP… chứng minh bằng việc can thiệp thay đổi lối sống (áp dụng một lối sống tích cực) đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ ở những người nguy cơ cao [5-9].

Vì vây chúng tôi thực hiên nghiên cứu này với mục tiêu:

Tìm hiểu vai trò của thay đổi lối sống tích cực trong phòng bệnh ĐTĐ typ 2 ở những người tiền đái tháo đường.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân độ tuổi từ 30 – 69, đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện Bạch Mai và Khoa khám bệnh Bệnh viện Hữu Nghị, được chẩn đoán Tiền đái tháo đường

Thời gian nghiên cứu: Tháng 3/2013 đến tháng 7/2016

Tiêu chuẩn lựa chọn:

5,6 mmol/l ≤ đường máu lúc đói ≤ 6,9 mmol/l và

7.8 mmol/l ≤ đường máu sau 120 phút làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≤ 11 mmol/l.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân đã được chẩn đoán là ĐTĐ, suy kiệt, đang mắc các bệnh cấp tính, ác tính, mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường (hội chứng Cushing, …), đang mang thai, đang dùng một số thuốc ảnh hưởng đến đường huyết (corticoid, chẹn beta,…), đang điều trị thuốc hạ lipid máu, bệnh nhân không hợp tác

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Đây là nghiên cứu Tiến cứu có can thiệp

Bệnh nhân đến khám sức khỏe tại phòng khám, được làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, đo các chỉ số nhân trắc: BMI, chỉ số vòng bụng/vòng hông (VB/VH), đo huyết áp, làm nghiệm pháp tăng đường huyết (NPTĐH).

NPTĐH theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới: bệnh nhân được làm xét nghiệm đường máu lúc đói (lần 1), sau đó uống 75g đường glucose pha trong 250 ml nước uống trong vòng 5 phút; sau 120 phút làm xét nghiệm đường máu lần 2.

Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ tham gia nghiên cứu, được:

– Tư vấn chế độ ăn (giảm chất ngọt, chất béo bão hòa),

– Tư vấn chỉ số BMI lý tưởng, giảm cân nặng (nếu thừa cân, béo phì)

– Hướng dẫn bài tập vận động thể lực (ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần),

– Hẹn khám định kỳ 1- 3 tháng/lần. Tư vấn qua điện thoại.

Đánh giá tại thời điểm sau 6 tháng, 12 tháng; 18 tháng:

  • So sánh các chỉ số đường máu, HbA1c, lipid máu, BMI, VB/VH, huyết áp trước và sau nghiên cứu.
  • Tỷ lệ ĐTĐ mới được chẩn đoán; tỷ lệ đường máu chuyển về mức bình thường

Bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ khi đường máu lúc đói ≥ 7 mmol/l hoặc đường máu sau làm NPTĐH ≥ 11.1 mmol/l. Đường máu được xác định là bình thường khi đường máu lúc đói < 5,6 mmol/l và đường máu 2h sau làm NPTĐH < 7,8 mmol/l.

Xử lý số liệu: Dùng phần mềm SPSS 12.0, dùng test so sánh trung bình từng cặp (compare means, t-test) để so sánh trung bình trước và sau nghiên cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu

1145 người được khám sàng lọc Tiền ĐTĐ từ tháng 3/2012 đến 7/2016; có 47 người chẩn đoán tiền ĐTĐ, được can thiệp bằng biện pháp thay đổi lối sống với thời gian trung bình 11,7 ± 1,66 tháng, trong đó có 15 người tiếp tục theo dõi đến thời điểm trung bình 18,22 tháng; độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 55,83 ± 6,65, nam giới chiếm 59,6%.

Bảng 1: Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ những người tiền ĐTĐ có tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột) mắc ĐTĐ typ 2 và tiền sử sinh con ≥ 4kg ở nhóm phụ nữ khá cao. Đa số có học vấn từ trung học trở lên và có nghề nghiệp chủ yếu hoạt động ở mức nhẹ nhàng.

3.2. So sánh một số chỉ số trước và sau can thiệp

Bảng 2: Một số kết quả trước và sau can thiệp của nhóm nghiên cứu

Chú thích: * p < 0.05, so sánh với thời điểm trước can thiệp

ĐM: đường máu; Cholesterol TP: Cholesterol toàn phần

Bảng 2 cho thấy, bằng biện pháp thay đổi lối sống, sau 12 tháng có 8 người ĐTĐ mới được chẩn đoán, và có thêm 3 người ĐTĐ mới xuất hiện trong số 15 người đến khám lại tại thời điểm trung bình 18 tháng, nâng tổng

số người ĐTĐ mới chẩn đoán 11 người, chiếm tỷ lệ17,2%/năm và 23,4%/18 tháng. Tỷ lệ đường máu trở về mức bình thường sau 12 tháng 3/47 người/12 tháng, (6,4%/năm).

Biểu đồ 1: Chỉ số đường máu lúc đói trước và sau can thiệp

So với trước can thiệp, đường máu tại thời điểm 6, 12, 18 tháng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 2: Chỉ số đường máu 2h sau NPTĐH trước và sau can thiệp

Đường máu 2h sau NPTĐH tại các thời điểm 6, 12, 18 tháng thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp.

Biểu đồ 3: Chỉ số HbA1c trước và sau can thiệp

Chỉ số HbA1c sau can thiệp 6 tháng giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tuy nhiên ở các thời điểm nghiên cứu tiếp theo thì không thấy có sự khác biệt.

IV. BÀN LUẬN

Hiệu quả tích cực của biện pháp can thiệp lối sống trong dự phòng ĐTĐ typ 2 ở những người tiền ĐTĐ đã được chứng minh trong nhiều nghiên nghiên cứu, thậm chí trong một số nghiên cứu lớn, các tác giả đã cho thấy thay đổi lối sống có hiệu quả tốt hơn so với can thiệp bằng thuốc [6].

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại không tương tự như phần lớn các nghiên cứu đó, không như kỳ vọng của chúng tôi tại thời điểm trước nghiên cứu. Số người ĐTĐ mới được chẩn đoán cộng dồn tại thời điểm 18 tháng là 11 người, chiếm tỷ lệ 17,2%/năm, đây là tỷ lệ tương đối cao so với các nghiên cứu trên thế giới (Nhật Bản: 3% [10]; Trung quốc: 46%/6 năm [11]; Úc: 2,2% [12]); đặc biệt, sau 18 tháng theo dõi chỉ có 3 người chuyển về mức đường máu bình thường, trong khi đó kết quả của nghiên cứu GGT Diabetes Project: 18,1%/năm [12]; nghiên cứu GOAL Lifestyle Implementation Trial: 43%/3 năm [13].

Mặc dù có một số chỉ số chúng tôi thấy có thay đổi có nghĩa thống kê tại một số thời điểm nhất định nhưng sự thay đổi này không ổn định. Ví dụ, tại mốc trung bình 6,4 tháng, chỉ số BMI, HbA1c, Triglycerid đã giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm lúc bắt đầu nghiên cứu, tuy nhiên khi theo dõi tiếp nhóm này, đến thời điểm trung bình 11.7 tháng, không có chỉ số nào giảm thêm nữa.

Đặc biệt có thể thấy, các chỉ số đường máu lúc đói, cũng như đường máu sau 2h NPTĐH đã không thay đổi có nghĩa thống kê so với thời điểm ban đầu. Kết quả này của chúng tôi tương tự như kết quả của nghiên cứu DE-PLAN [14], các tác giả Poland không thấy có sự thay đổi về chỉ số đường và lipid máu sau 12 tháng can thiệp bằng thay đổi lối sống. Việc không có sự thay đổi khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức trong khả năng có thể để kiểm soát lối sống cho các bệnh nhân, hẹn khám định kỳ 1-3 tháng/lần, tư vấn qua điện thoại ngay khi có yêu cầu…

Tuy nhiên với điều kiện có hạn, việc có một nhóm chuyên gia nhóm tư vấn theo sát bệnh nhân hàng tuần hướng dẫn các bài thể dục cũng như xây dựng chế độ ăn cho từng đối tượng giống như các nghiên cứu nước ngoài là ngoài khả năng của chúng tôi.

Ngoài ra, điều quan trọng hơn là, do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả những người có cân nặng bình thường, (36,1% đối tượng có BMI < 23kg/m2) nên chỉ số BMI trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không thay đổi so với trước nghiên cứu, trong khi nghiên cứu DPS: 43% đối tượng nghiên cứu đã giảm cân nặng > 5% [5]; nghiên cứu GGT: sau 12 tháng các đối tượng đã giảm 2.52kg cân nặng [12];

Chính vì vậy nên trong nghiên cứu của chúng tôi, các chỉ số đường, lipid máu không thay đổi, điều này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh chung của nghiên cứu.

V. KẾT LUẬN

Mặc dù kết quả nghiên cứu của chúng tôi không đạt được những thay đổi về chỉ số đường máu, nhưng từ kết quả của nhiều nghiên cứu trước đó, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò hết sức quan trọng của việc duy trì một lối sống tích cực, chế độ ăn hợp lý cùng với tập luyện thể dục thể thao trong việc phòng ngừa ĐTĐ typ 2 đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lindström J, Tuomilehto J.: A practical tool to predict type 2 diabetes risk. Diabetes Care 2003; 26:725–731
  2. Engberg S, Vistisen D, Lau C, Glümer C, Jørgensen T, Pedersen O, Borch-Johnsen K.: Progression to impaired glucose regulation and diabetes in the population-based Inter99 study. Diabetes Care 2009; 32:606–611
  3. Nichols GA, Hillier TA, Brown JB.: Normal fasting plasma glucose and risk of type 2 diabetes diagnosis. Am J Med 2008; 121:519–524
  4. Van Gaal LF, Rissanen AM, Scheen AJ, Ziegler O, Rössner S.: RIO-Europe Study Group Effects of the cannabinoid-1 receptor blocker rimonobant on weight reduction and cardiovascular risk factors in overweight patients: 1-year experience from the RIO-Europe study. Lancet 2005; 65:1389–1397

Steinhagen-Thiessen E, Bramlage P, et al. Dyslipidemia in primary care – prevalence, recognition, treatment and control: data from the German Metabolic and Cardiovascular Risk Project (GEM­CAS). Cardiovasc Diabetol 2008; 7:31.[10] Ogbera AO, Fasanmade OA, Chinenye S, et al. Characterization of lipid parameters in diabetes mellitus-a Nigerian report. Int Arch Med 2009, 2:19.

7  .       International Diabetes Federation (2015), “IDF Diabetes Atlas, 7 ed. Brussels, Belgium: International Diabetes Federation..

  1. Alberti KG và các cộng sự. (2007), ” a consensus on Type 2 diabetes prevention., Diabet Med. 24, tr. 451-63.
  2. Tuomilehto J và Schwarz PE (2010), “Primary prevention of type 2 diabetes is advancing towards the mature stage in Europe. , Horm Metab Res. 42((suppl 1)), tr. S1-2.
  3. Eric J.Brunner, Martin J Shiplay và al, et (2006), “Relation Between Blood Glucose and Coronary Mortality Over 33 Years in the Whitehall Study, Diabetes Care. 29, tr. 26-31.
  4. Jaakko Tuomilehto, Jaana Lindström và al, et (2001), “Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired glucose tolerance. ; 344:“N Engl J Med. 344, tr. 1343-1350.
  5. Knowler WC và các cộng sự. (2002), “Diabetes prevention program research group, “Reduction in incidence of type 2 diabetes with lifestyle intervention or metformin, N Engl J Med. 346, tr. 393-403.
  6. Ramachandran A, C, Snehalatha và al, et (2006), “The Indian diabetes prevention programme shows that lifestyle modification and metformin prevent type 2 diabetes in Asian Indian subjects with impaired glucose tolerance, Diabetologia. Feb;49(2), tr. 289-97.
  7. Nguyễn Vinh Quang và et al (2008), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường typ 2 và hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình (2002-2004), Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội.
  8. Cao Mỹ Phượng (2012), Nghiên cứu kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2 tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Luận án tiến sỹ., ĐH Y dược-ĐH Huế, Huế.
  9. Kinori Kosakaa , Mitsuihiko Nodaa và Kuzuyab, Takeshi (2005), “Prevention of type 2 diabetes by lifestyle intervention a Japanese trial in IGT males, Diabetes Research and Clinical Practice. 67, tr. 152–162.
  10. Xiao-Ren Pan và Guang-Wei Li (1997), “Effects of diet and exercise in preventing NIDDM in people with impaired glucose tolerance: The Da Qing IGT and diabetes study, Diabetes Care. April vol(20), tr. 537-544.
  11. Tiina Laatikainen, Dunbar, James A và al, et (2007), “Prevention of Type 2 Diabetes by lifestyle intervention in an Australian primary health care setting: Greater Green Triangle (GGT) Diabetes Prevention Project, BMC Public HealthBMC series open, inclusive and trusted 2007 .7:249. DOI: 10.1186/1471-2458-7-249.
  12. Absetz P và các cộng sự. (2009), “Type 2 diabetes prevention in the real world: three-year results of the GOAL lifestyle implementation trial., Diabetes Care. 32, tr. 1418-20.
  13. Aleksandra Gilis-Januszewska và các cộng sự. (2011), “Prevention of type 2 diabetes by lifestyle intervention in primary health care setting in Poland: Diabetes in Europe Prevention using Lifestyle, physical Activity and Nutritional intervention (DE-PLAN) project, British Journal of Diabetes & Vascular Disease. 11, tr. 198-203.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …