Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường typ 2

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

PGS. TS. Hoàng Trung Vinh, TS. Phạm Quốc Toản

Học viện Quân y

 SUMMARY

Investigation of nutritional and health status in type 2 diabetes mellitus patients

 Objective: To assess the nutritional and health status of diabetics, of 120 patients. Subjects and methods: suffering with type 2 diabetes mellitus was determined using standard techniques. A questionnaire was designed to collect background information, anthropometric measurements, biochemical estimations and diet history. Results: Data revealed that overweight/ obesity, hypertension and eye problems were the health disorders associated with the subjects. Body mass index of subjects revealed that a higher number of female subjects were obese compared to their male counterparts. Conclusion: Diet survey of the subjects indicated high intake of fats, carbohydrates and energy and inadequate intake of proteins, fibre and iron as compared to their recommended values. Wide prevalence of associated health problems among the hyperglycemic subjects clearly emphasized need of their diet and lifestyle modifications.

Keyword: type 2 diabetes mellitus, nutrition, libestyle.

Chịu trách nhiệm chính:

Ngày nhận bài:

Ngày phản biện khoa học:

Ngày duyệt bài:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường typ 2 là bệnh đa yếu tố cả trong nguy cơ, cơ chế bệnh sinh, biến chứng và điều trị. Chính vì vậy trong điều trị cần thiết phải kiểm soát đa yếu tố trong đó quan trọng nhất là glucose máu lúc đói sau ăn, HbA1C, huyết áp, lipid máu và chỉ số nhân trắc. Các biện pháp áp dụng cũng hướng vào mục tiêu trên bao gồm tiết chế ăn uống, luyện tập thể lực, sử dụng thuốc và giáo dục cộng đồng. Tuy vậy mặc dù đã được tư vấn, hướng dẫn điều trị song thực tế đạt được lại không được như mong đợi.

Vì vậy đề tài khảo sát tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe chung nhằm mục tiêu: Đánh giá một số chỉ số liên quan đến dinh dưỡng, một số biểu hiện lâm sàng, glucose máu ở bệnh nhân T2ĐTĐ đã được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

120 BN T2ĐTĐ bao gồm 65 nam, 55 nữ được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị với thời gian ≥ 3 tháng.

2.2. Phương pháp

+ Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, mô tả, quan sát.

+ Thu thập số liệu.

– Hỏi một số thông tin chung liên quan đến bệnh, triệu chứng lâm sàng.

– Đo chỉ số nhân trắc bao gồm: BMI, chu vi vòng bụng, vòng eo, tính tỷ số vòng bụng/vòng eo.

– Xét nghiệm glucose máu lúc đói, sau ăn, HbA1C.

– Thông tin dinh dưỡng dựa vào khẩu phần ăn áp dụng trong 3 ngày liên tiếp gần nhất để phân tích tại Khoa xét nghiệm của Viện dinh dưỡng Quốc gia. So sánh các chỉ số khẩu phần ăn với tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng Quốc gia dành cho bệnh nhân đái tháo đường năm 2010.

+ Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 6.04

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

 Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=120)

Số lượng BN dựa vào nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên theo mẫu thuận tiện trong thời gian 3 tháng từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 11 năm 2017. Tuy vậy để khả năng phù hợp cao với typ 2 của ĐTĐ thì chỉ chọn BN ≥ 40 tuổi để khỏi rơi vào khả năng ĐTĐ typ 1. Lứa tuổi 40-75 trong nghiên cứu là khoảng tuổi hay gặp nhất của T2ĐTĐ.

Sau khi thu thập BN nhận thấy trong 120 trường hợp thì nam nhiều hơn so với nữ với tỷ số 1,2/1. Sự khác biệt về giới ở đây chưa nói lên đặc điểm dịch tễ học theo tuổi của T2ĐTĐ vì tổng số lượng chưa nhiều, không xác định theo công thức ước lượng cỡ mẫu. Tất cả BN đều đã được chẩn đoán và điều trị ≥ 3 tháng giúp loại trừ sự chưa ổn định của các biện pháp đã áp dụng.

Thời gian ngắn nhất phát hiện bệnh là 7 tháng (0,6 năm), dài nhất là 11 năm. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh trên sẽ ảnh hưởng và phản ánh tương đối thực trạng tình trạng kiểm soát chung của BN.

Bảng 3.2. Đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu

Chú thích:

*BMI (kg/m2) – thiếu cân < 18,5; Bình thường 18,5 – 22,9; Dư cân 23 – 24,9; Béo phì ≥ 25.

**WHR. Nam: bình thường < 0,95; tăng ≥ 0,95. Nữ: bình thường < 0,8; tăng ≥ 0,8.

Phân tích và so sánh các chỉ số nhân trắc nhận thấy dựa vào BMI thì số lượng đối tượng ở mức thiếu cân hoặc bình thường chiếm gần nửa số trường hợp (47,5%), số còn lại là dư cân, béo trong đó mức dư cân gặp nhiều hơn so với béo phì. Đặc điểm BMI trên đây cũng phù hợp với dịch tễ học về nhân trắc ở BN T2ĐTĐ tại châu  Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Có lẽ tầm vóc chung của người Việt Nam cả về chiều cao và cân nặng đều nhỏ hơn so với nhiều chủng tộc, quốc gia khác. Đối với người Việt Nam thì dư cân và béo phì vẫn là yếu tố nguy cơ (YTNC) của T2ĐTĐ, tuy vậy chiếm tỷ trọng không lớn so với nhiều quốc gia, chủng tộc khác. Tuy vậy một điều khác biệt rất có ý nghĩa về đặc điểm nhân trắc ở BN T2ĐTĐ là tỷ lệ béo bụng (còn gọi là béo dạng quả lê) gặp mức cao lên đến 82,5% nói chung, trong đó béo bụng ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam (92,7% so với 73,8%). Về mặt này thì đây lại là YTNC cao đối với T2ĐTĐ. Tóm lại về chỉ số nhân trắc nhận thấy tỷ lệ béo bụng cao hơn so với dư cân tính theo BMI.

Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh hoặc hội chứng kết hợp liên quan đã xác định

Bệnh ĐTĐ typ 2 có nhiều YTNC đi kèm. Mặc dù là bệnh không có nguyên nhân song các YTNC đóng vai trò quan trọng trong xuất hiện, tiến triển của bệnh. Trong số các YTNC có thể thay đổi được thì dư cân, béo phì, THA, RLLP máu, chế độ ăn uống, hoạt động thể lực không hợp lý là những biểu hiện hay gặp đóng vai trò thúc đẩy sự xuất hiện và tiến triển nặng dần của bệnh. Rối loạn lipid máu và THA là 2 biểu hiện gặp với tỷ lệ cao, thuộc cả 2 giới. Dường như đây là những biểu hiện song hành với T2ĐTĐ, rất cần được quan tâm trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh ĐTĐ typ 2 gây nhiều biến chứng cơ quan đích. Với những phát hiện qua sàng lọc và dựa vào các biến chứng đã được xác định nhận thấy nhiều cơ quan đích bị tổn thương trong đó biến chứng mắt, thần kinh ngoại vi gặp cao nhất, sau đó đến tim và thận. Dù bệnh được phát hiện sớm hay muộn, được hay chưa được điều trị, kiểm soát ở bất kỳ mức độ nào đều có thể xuất hiện biến chứng với tỷ lệ và mức độ khác nhau. Chính sự xuất hiện biến chứng cơ quan đích sẽ càng làm gia tăng tàn phế và tử vong, rút ngắn thời gian sống của BN. Tỷ lệ và mức độ biến chứng cơ quan đích phụ thuộc vào yếu tố song quan trọng là hiệu quả kiểm soát đa yếu tố ở BN, mức độ tuân thủ điều trị trong đó kiểm soát glucose máu đóng vai trò quan trọng nhất. Biện pháp kiểm soát glucose máu bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, mang tính cá thể hóa. Có 3 chỉ số sử dụng để đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu bao gồm glucose máu lúc đói, sau ăn và HbA1C.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm soát glucose máu (n=120)

Trong 3 chỉ số phản ánh mức độ kiểm soát glucose máu của BN đều nhận thấy tỷ lệ kiểm soát kém cao hơn so với 2 mức tốt và chấp nhận và theo xu hướng tăng dần từ mức tốt, chấp nhận đến kém. Trong 3 chỉ số trên thì HbA1C kiểm soát kém chiếm tỷ lệ cao nhất trong khi đó đây là chỉ số quan trọng nhất, phản ánh khách quan hơn. Tỷ lệ biến chứng cơ quan đích phụ thuộc chủ yếu vào mức độ kiểm soát HbA1C. Đây cũng là kết quả phản ánh, giải thích sự thường gặp biến chứng cơ quan đích đã nêu trên.

Bảng 3.5. Khẩu phần dinh dưỡng chế độ ăn của BN

* Khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia

** Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới

Trong khẩu phần ăn của BN ĐTĐ nhận thấy chất béo, năng lượng, calci, β caroten và muối cao hơn có ý nghĩa so với khuyến cáo, đáng quan tâm nhất là tăng chất béo, tổng năng lượng và muối. Đây là những yếu tố góp phần gây ra dư cân, béo và THA. Như vậy khẩu phần ăn của BN T2ĐTĐ là chưa hợp lý so với khuyến cáo.

Bảng 3.6. So sánh khẩu phần ăn của BN theo giới

Khi so sánh khẩu phần ăn giữa bệnh nhân nam và nữ nhận thấy có một số khác biệt, theo đó ở bệnh nhân nam cả giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm tương ứng so với khuyến cáo của protein, carbohydrat, tổng năng lượng và calci đều cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân nữ.

Đây cũng là đặc thù của giới thường gặp. Các thành phần khác của khẩu phần ăn như chất béo, chất xơ, sắt, β caroten và muối giữa 2 giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Những đặc điểm trên sẽ ít nhiều ảnh hưởng sự xuất hiện, tiến triển và kết quả kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân T2ĐTĐ.

4. KẾT LUẬN

Tỷ lệ cao dư cân, béo cũng như các biểu hiện liên quan đến tình trạng sức khỏe chung và dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là những bằng chứng cho thấy cần phải điều chỉnh biện pháp điều trị và thay đổi lối sống cho phù hợp.

 TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá chỉ số dinh dưỡng và sức khỏe chung của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 (BN T2ĐTĐ). Đối tượng và phương pháp: 120 BN T2ĐTĐ đã chẩn đoán và hướng dẫn điều trị được khai thác các thông tin chung dựa vào hỏi, xác định chỉ số nhân trắc, xét nghiệm hóa sinh và thành phần bữa ăn, so sánh giữa BN nam và nữ. Kết quả: nhìn chung chỉ số nhân trắc ở nữ cao hơn nam. Glucose máu lúc đói và sau ăn đều ở mức cao. Phân tích khẩu phần bữa ăn nhận thấy xu hướng chung chứa nhiều chất béo, carbohydrat và năng lượng. Các thành phần chất đạm, chất xơ và sắt chưa phù hợp với khuyến cáo. Kết luận: Thực trạng chưa phù hợp về dinh dưỡng và sức khỏe chung của BN T2ĐTĐ là bằng chứng về sự cần thiết phải điều chỉnh lối sống và biện pháp điều trị.

Từ khóa: Đái tháo đường typ 2, dinh dưỡng, lối sống.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phan Hướng Dương (2016). Thực trạng tiền đái tháo đường và biện pháp can thiệp có bổ sung metformin ở người có BMI ≥ 23 kg/m2 tại Thành phố Hải Phòng năm 2012 – 2014. Luận án Tiến sĩ y học. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
  2. Nguyễn Thị Lâm, Phan Thị Thu Hương (2008). Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
  3. Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế (2000). Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
  4. Kamna Bhati and Madhu Goyal(2013).Nutritional and Health Status of Diabetic Patients. Stud Home Com Sci, 7(1): 45-48
  5. Deespashree BN, Prakash J (2007). A study on the nutritional status of diabetics and associated risk factors. Journal of Human Ecology, 2: 269-274.
  6. Gopalan C, Ramashastri BV, Balasubramanian SC, et al (2004). Nutritive Value of Indian Foods. Hyderabad: National Institute of Nutrition (ICMR).
  7. ICMR (2010). Nutrient Requirements and Recommended Dietaiy Allowances for Indians. Hyderabad: National Institute of Nutrition (ICMR).
  8. Raghuram TC, Pasrricha S, Sharma RD (2000). Diet and Diabetes. Hyderabad: National Institute of Nutrition (ICMR).
  9. Singhi A, Choudhary M (2006). Effect of Nutrition and Lifestyle Intervention Programme of Atherogenic Profile of Patients at an Increased Risk of Cardiovascular Diasese. Ph.D. Thesis, Unpubloshed. MPUAT, Udaipur.
  10. Shrilakshmi B (2011). Diet in Diabetes Mellitus. New Delhi: New Age International Pub. (p) Ltd.
  11. American Heart Association (2010). From http://www.usda.gov/Publications/DietaryGuidelines/2010/ DGAC/Report/D-6-SodiumPotassiumWater.pdf > (Retrieved 23 March 2010).
  12. WHO (World Health Organization) (2000). Physical Status: The Use and Interpretation of Anthropometry. Report of a WHO Expert Committee, Geneva: World Health Organization, Technical Report Series,854: 1-452.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …