Nghiên cứu biến đổi khoảng QT điện tâm đồ trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHOẢNG QT ĐIỆN TÂM ĐỒ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

TS.BS. Quách Hữu Trung

Bệnh viện 19/8 Bộ Công An

ABSTRACT

Changes of the QT interval parameters in type2 diabetic patients 

Objectives: to study the change of QT interval in patients with type 2 diabetes and the association between QT interval changes with clinical indicators, subclinical in patients with type 2 diabetes.Subjects and Methods: 92 patients (61 patients with type 2 diabetes and 31 in the control group) treated at the 19-8 Hospital with an average age of 56.56 ± 8.74. Using a measure PAT879879 (Japan) to determine the QT interval on the electrocardiogram in 3 consecutive cycles of each lead to 1/10 mm accuracy. Calculate the basic QT interval: QTmax, QTmin, QTmean, QTc, QTdispersion, QTcmax, QTcmin, QTcdispersion, QTcmean. Data processed by SPSS 16.0.Result: the heart rate and the QT interval in patients with diabetes are higher with statistical significance compared with the control group (p <0.05). There was a statistically significant increase (p <0.05) of the QT interval in patients with diabetes over 10 years than people with diabetes is less than 5 years. Change the QT intervals have a statistically significant increase (p <0.05) in patients with diabetes have hypertension in the index QTmax, QTmin, QTcmax, QTcmin, QTmean, QTcmean, QTD, QTcd; diabetic patients with coronary artery disease in the QTc and QTcd index, diabetes patients with proteinuria in QTc and QTcd indicators.Conclusions: Patients with type 2 diabetes may increase the QT interval, these factors increase the QT interval times change including: high blood pressure, renal disease, myocardial ischemia, long duration of diabetes . The drugs affect the QT time should be tuned and adjusted in time. The type 2 diabetic patients should monitor the change of QT interval in clinical practice for predictingthe risk of arrhythmias, sudden death during management of diabetes.

Keywords: ECG, QT interval, arrhythmias, type 2 diabetes.

Chịu trách nhiệm chính: Quách Hữu Trung

Ngày nhận bài: 8.6.2016

Ngày phản biện khoa học: 24.6.2016

Ngày duyệt bài: 1.7.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội chứng QT kéo dài mắc phải được mô tả là do sự tái cực chậm (delayed) và do nhiều hình thái loạn nhịp nhanh thất (polymorphic ventricular tachycardia – PVT). Nguyên nhân thường gặp là do thuốc, mất cân bằng điện giải và nhịp chậm có thể đơn độc hoặc kết hợp cũng là nguyên nhân quan trọng làm QT kéo dài. Trên bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài mắc phải do thuốc, nhiều tác giả thấy rằng khi QT > 600ms liên quan với nguy cơ cao loạn nhịp nhanh thất.

Klupa T, Mroczek (1995) nghiên cứu về khoảng QT trên 49 bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc insulin với thời gian mắc bệnh từ 1 đến 38 năm. Kasuoka H, Mimori Y nghiên cứu trên 69 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thần kinh tự động nhận thấy: QTc kéo dài liên quan đến tổn thương thần kinh tự động tim. Đây là một chỉ số tiên đoán quan trọng tổn thương thần kinh tự động trên bệnh nhân ĐTĐ. Đột tử được thấy là nguyên nhân phổ biến tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ do tổn thương thần kinh tự động của tim.

Veglio M, Bora M (1995) nghiên cứu trên 3250 bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc insulin thuộc 31 trung tâm ở 16 nước Châu Âu nhận thấy: tần xuất QTc kéo dài cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ có nhiều biến chứng.

Loạn nhip tim, đột tử được ghi nhận là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do tác động của tổn thương thần kinh tự động.

Galetta F, Franzoni F (1999) nghiên cứu về độ phân tán QT để tìm ra độ khác nhau về tái cực của các vùng trong cơ tim gây nên loạn nhịp do cơ chế các vòng vào lại trên 3 nhóm: ĐTĐ có tổn thương thần kinh tự động, ĐTĐ không có tổn thương thần kinh tự động và người khỏe mạnh nhận thấy QTd tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,01) ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh tự động (51±10 ms) so với bệnh nhân ĐTĐ không có tổn thương thần kinh tự động (29±6 ms) và người khỏe mạnh (26±5 ms).

Phùng Quang Thành (2001) nghiên cứu trên 56 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nhận thấy: khoảng QT dài hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng và không có tương quan với nồng độ đường máu trung bình. Các yếu tố góp phần làm biến đổi các thời khoảng QT bao gồm: tăng huyết áp, tổn thương thận, thiếu máu
cơ tim.

Mục tiêu:

  1. Nghiên cứu sự biến đổi khoảng QT điện tim trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
  2. Mối liên quan giữa biến đổi khoảng QT với một số chỉ tiêu lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

II. Đi tưng và phương pháp nghiên cu

1. Đối tượng nghiên cứu

– Tiêu chuẩn nhận: nhóm bệnh: bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú.

Nhóm chứng: bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện 198, có tuổi và giới tính tương đương với nhóm bệnh (tiêu chuẩn loại: ĐTĐ, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh thần kinh, đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến khoảng QT).

– Tiêu chuẩn loại trừ:Những đối tượng không hợp tác. Những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh và các bệnh lý tim mạch khác có trước khi bị ĐTĐ. Những trường hợp có
rung nhĩ.

Các bệnh nhân đang dùng thuốc ảnh hưởng đến khoảng QT. Những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tuyển chọn nhưng trong quá trình nghiên cứu gặp phải các sự cố ảnh hưởng đến quá trình đo đạc, tính toán và xử lý số liệu.

2. Phương pháp nghiên cứu

– Đo khoảng QT trên điện tim ở 3 chu kỳ liên tiếp của mỗi đạo trình với thước PAT879879 (Nhật) độ chính xác đến 1/10 mm trên bản ghi giấy điện tim của bệnh nhân.

Tính các khoảng QT cơ bản: QTmax, QTmin, QTmean, QTc, QTdispersion, QTcmax, QTcmin, QTcdispersion, QTcmean. Ý nghĩa các khoảng QT như sau:

QTmax: khoảng QT lớn nhất trong 12
đạo trình.

QTmin: khoảng QT nhỏ nhất trong 12
đạo trình.

QTmean: trung bình QT của 12 đạo trình.

QTc = QT/

QTdispersion = QTmax – Qtmin.

QTcmax = QTmax/

QTcmin = QTmin/

QTcdispersion = Qtcmax – Qtcmin.

QTcmean: trung bình QTc của 12
đạo trình.

3. Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 16.0

III. KẾt quẢ nghiên cỨu

Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Nhóm đái tháo đường có tỷ lệ rối loạn lipid máu và số đo vòng bụng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng

Bảng 3.2: Đặc điểm nhóm đái tháo đường

Phần lớn có thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 10 năm

Bảng 3.3: Khoảng QT ở nhóm đái tháo đường so với nhóm chứng

Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Bảng 3.4: Liên quan khoảng QT và thời gian mắc bệnh đái tháo đường

 

Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Bảng 3.5: Tương quan thuận giữa khoảng QT và nồng độ Glucose máu

 Có mối tương quan thuận yếu (r <0,4)khi xem xét các chỉ số: QTmax (r =0,296), QTmin (r =0,312), QTmean (r =0,230).

Bảng 3.6: Tương quan thuận giữa khoảng QT và nồng độ Insulin máu

Có mối tương quan thuận yếu (r <0,4) khi xem xét các chỉ số: QTmax (r =0,296), QTmin (r =0,312), QTmean (r =0,230), QTcmin (r =0,354), QTcmean (r =0,253) và QTd (r =0,276).

Bảng 3.7: Tương quan thuận giữa khoảng QT và phần trăm HbA1C

 

Có mối tương quan thuận yếu (r <0,4) khi xem xét các chỉ số: QTmax (r =0,334), QTmin (r =0,354), QTmean (r =0,367), QTcmin (r =0,254), QTcmax (r =0,323).

Bảng 3.8: Liên quan giữa khoảng QT và Protein niệu

 

Có ý nghĩa thống kê với p <0,05 khi xem xét chỉ số đã hiệu chỉnh như QTd, QTcd.

Bảng 3.9: Liên quan giữa khoảng QT và Tăng huyết áp

 

Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Bảng 3.10: Liên quan giữa khoảng QT và Bệnh mạch vành

Các thời khoảng QT tăng có ý nghĩa thống kê với p <0,05 ở ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh mạch vành khi xem xét các chỉ số đã hiệu chỉnh như QTd, QTcd.

IV. BÀN LUẬN

Nhịp tim trung bình ở nhóm ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Phùng Quang Thành với nhịp tim trung bình ở nhóm ĐTĐ là 78,02 ± 9,34 lần/phút so với 73,14 ± 9,34 lần/phút ở nhóm chứng, khác nhau với p <0,001. Nguyên nhân có thể do bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ rối loạn chức năng thất trái (bao gồm suy chức năng tâm trương đơn độc hoặc kèm theo suy chức năng tâm thu), rối loạn này dẫn đến tăng nhịp tim để bù trừ cung lượng tim cho cơ thể.

Một yếu tố khác có thể đóng góp vào việc tăng nhịp tim là rối loạn thần kinh thực vật (tăng hoạt tính hệ giao cảm làm tăng nhịp tim) rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt là những bệnh nhân ĐTĐ lâu năm.

Tất cả các thông số của khoảng QT (QTmax, QTmin, QTmean, QTcmax, QTcmin, QTcmean, QTd, QTcd) đều tăng hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với nhóm chứng. Giải thích vấn đề trên, nhiều tác giả cho rằng ở bệnh nhân ĐTĐ do có tổn thương hệ vi mạch, mạch máu lớn và thần kinh làm cho dinh dưỡng ở các tế bào cơ tim không tốt và không đều.

Mặt khác có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử cực và tái cực của cơ tim như: tăng huyết áp làm tăng áp lực buồng thất và kéo dài sẽ dẫn đến phì đại cơ thất, thiếu máu tế bào cơ tim, tổn thương hệ thống thần kinh tự động và dẫn truyền.

Nghiên cứu của Arildsen H, May O và cộng sự trên 42 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 so sánh với 80 bệnh nhân không ĐTĐ đã cho thấy ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ có QTcmean dài hơn (433 ms so với 416 ms, p =0,002) và QTd cao hơn (36 ms so với 30 ms, p =0,02).

Nghiên cứu của Lengyel C, Varkonyi T trên 81 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so sánh với 20 bệnh nhân không có ĐTĐ thấy rằng QTd và QTcd ở bệnh nhân ĐTĐ tăng hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (QTd: 43±17 ms so với 32±17 ms, QTcd: 52±20 ms so với 35±1 ms).

Nhóm ĐTĐ týp 1 và týp 2 đều tăng hơn có ý nghĩa các thông số này và nhóm ĐTĐ týp 1 có QTd = 49±16ms, QTcd = 59±19ms cao hơn so với nhóm ĐTĐ týp 2 có QTd = 38±16ms, QTcd = 46±20ms với p <0,01.

Không có mối tương quan hoặc tương quan yếu (r <0,4) giữa các thông số của khoảng QT và các thống số đặc hiệu trên bệnh nhân ĐTĐ như nồng độ glucose máu trung bình, nồng độ insulin máu trung bình, phần trăm HbA1c trung bình.

Nghiên cứu của Phùng Quang Thành cũng cho thấy không có sự tương quan giữa các thời khoảng QT và nồng độ glucose máu trung bình tương tương tự như kết quả của chúng tôi. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Arildsen H, May O và cộng sự thấy khoảng QT tăng ở bệnh nhân ĐTĐ nhưng không có mối tương quan với nồng độ glucose máu trung bình tại thời điểm nghiên cứu.

Nghiên cứu của Oka H, Mochio S cũng nhận thấy khoảng QT không tương quan với nồng độ glucose máu trung bình ở bệnh nhân ĐTD có biến chứng võng mạc mắt.

Điều này cho thấy bản thân tăng glucose máu không làm kéo dài khoảng QT ở bệnh nhân ĐTĐ mà có thể biến chứng của ĐTĐ mới làm thay đổi khoảng QT, sự bất thường của quá trình tái và khử cực cơ tim là do kết quả của tăng glucose kéo dài gây biến chứng hơn là tăng glucose trong những thời điểm ngắn hạn.

Bệnh nhân ĐTĐ trên 10 năm có tăng các thông số của khoảng QT có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ĐTĐ nhỏ hơn 5 năm. Điều này có thể giải thich rằng bệnh nhân ĐTĐ lâu năm thường có rất nhiều biến chứng do kiểm soát đường máu chưa thỏa đáng, có rất nhiều tổn thương đóng góp làm tăng khoảng QT như tăng huyết áp, tổn thương vi mạch, phì đại tế bào cơ tim, rối loạn thần kinh tự động ở tim, tổn thương thần kinh…

Nghiên cứu của Veglio M, Borra M trên 3260 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 tại 31 trung tâm ở 16 nước châu Âu đã thấy QTc kéo dài bất thường gặp 16% (11% ở nam, 21% ở nữ). Thời khoảng QT liên quan với tuổi, tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tổn thương thận (đặc biệt thấy xuất hiện rõ hơn ở nam giới). Huyết áp tăng làm tăng áp lực buồng thất, lâu dài gây phì đại buồng thất. THA gây biến chứng ở nhiều cơ quan đích như tim, thận, não, mạch máu…

Nghiên cứu đã cho thấy các khoảng QT đều cao hơn có ý nghĩa với p <0,05 trên bệnh nhân ĐTĐ có THA so với bệnh nhân ĐTĐ không có THA.

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù hợp với nghiên cứu của Phùng Quang Thành trên bệnh nhân ĐTĐ, nghiên cứu của Đặng Việt Đức trên bệnh nhân suy tim mạn tính do thiếu máu cơ tim cục bộ, nghiên cứu của Nguyễn Việt Khoa trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu tiến hành trên 61 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (so sánh với 31 bệnh nhân nhóm chứng), tuổi trung bình là 56,56 ± 8,74 cho thấy nhịp tim và các thời khoảng QT ở bệnh nhân ĐTĐ đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p <0,05). Có sự tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,05) của các khoảng QT ở bệnh nhân ĐTĐ trên 10 năm so với bệnh nhân ĐTĐ nhỏ hơn 5 năm. Không có tương quan hoặc tương quan thuận mức độ yếu giữa biến thiên khoảng QT và các xét nghiệm đặc hiệu của ĐTĐ như: nồng độ glucose máu trung bình, nồng độ insulin máu trung bình, phần trăm HbA1c trung bình. Biến đổi các thời khoảng QT tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,05) trên bệnh nhân ĐTĐ có THA ở các chỉ số QTmax, QTmin, QTcmax, QTcmin, QTmean, QTcmean, QTd, QTcd, trên bệnh nhân ĐTĐ có bệnh mạch vành ở các chỉ số QTc và QTcd, trên bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu ở các chỉ số QTc và QTcd.

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu sự biến đổi khoảng QT điện tâm đồ trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và liên quan giữa biến đổi khoảng QT với một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 92 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện 19-8 (61 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và 31 ở nhóm chứng) với tuổi trung bình là 56,56 ± 8,74. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng thước đo PAT879879 (Nhật) để xác định khoảng QT trên điện tim ở 3 chu kỳ liên tiếp của mỗi đạo trình chính xác đến 1/10 mm. Tính các khoảng QT cơ bản: QTmax, QTmin, QTmean, QTc, QTdispersion, QTcmax, QTcmin, QTcdispersion, QTcmean. Số liệu xử lý bằng SPSS 16.0.

Kết quả:Nhịp tim và các thời khoảng QT ở bệnh nhân ĐTĐ đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p <0,05). Có sự tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,05) của các khoảng QT ở bệnh nhân ĐTĐ trên 10 năm so với bệnh nhân ĐTĐ nhỏ hơn 5 năm. Biến đổi các thời khoảng QT tăng có ý nghĩa thống kê (p <0,05) trên bệnh nhân ĐTĐ có THA ở các chỉ số QTmax, QTmin, QTcmax, QTcmin, QTmean, QTcmean, QTd, QTcd; trên bệnh nhân ĐTĐ có bệnh mạch vành ở các chỉ số QTc và QTcd, trên bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu ở các chỉ số QTc và QTcd.

Kết luận:Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có gia tăng các khoảng QT, các yếu tố làm gia tăng biến đổi các thời khoảng QT gồm: tăng huyết áp, bệnh lý thận, thiếu máu cục bộ cơ tim, thời gian mắc bệnh dài. Các thuốc ảnh hưởng đến thời gian QT nên được chú ý theo dõi và điều chỉnh kịp thời khi sử dụng.Trên bệnh nhân đái tháo đường nên theo dõi biến đổi các thời khoảng QT trong thực hành lâm sàng kết hợp các test đánh giá rối loạn thần kinh tự động để dự báo và dự phòng nguy cơ loạn nhịp, đột tử…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Việt Khoa (2006)Nghiên cứu sự biến đổi khoảng QT và mối liên quan với chức năng thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũ. Luận văn thạc sỹ y học, chuyên nghành bệnh học nội khoa, Học viện Quân y, tr 58-72.
  1. Đỗ Trung Quân (2000)Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường trong 3 năm tại khoa nội tiết – đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Hội nghị khoa học toàn quốc lần hai (2003), Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, tr 30 – 35
  2. Phùng Quang Thành (2001)Sự biến đổi khoảng QT và mối liên quan với chức năng thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Luận văn thạc sỹ y học, chuyên nghành nội chung, Học viện Quân y, tr 68-87.
  3. Aizawa Y, Washizuka T, Igarashi Y et al (1996).Acetylcholine-induced prolongation of the QT interval in idiopathic long QT syndrome. Am J Cardiol 1996; 77: 879 – 882
  4. B. Suys, S. Heuten, D. De Wolf, M. Verherstraeten, L. O. de Beeck, D.Matthys, C Vrints, and R.Rooman (2006)Glycemia and Corrected QT Interval Prolongation in Young Type 1 Diabetic Patients: What is the relation?Diabetes Care, February 1, 2006; 29(2): 427 – 429.
  5. Keating M, Atkinson D, Dunn C, Timothy K, Vincent GM, Leppert M (1999).Linkage of a cardiac arrhythmia, the long QT syndrome, and Harvey ras-1 gene.Science 1999; 704-706
  6. R. Kumar, M. Fisher, R. Whitaker, and P. W. Macfarlane (2004)
    Effect of Controlling Hyperglycemia With Diet on QT Abnormalities in Newly Diagnosed Patients With Type 2 Diabetes. Diabetes Care, November 1, 2004; 27(11): 2767 -2768.
  7. Stettler, C. (2006)QTc interval and resting heart rate as long-term predictors of mortality in type 1 and type 2 diabetes mellitus: a 23-year follow-up.Diabetologia
  8. Veglio, M. (1996)Use of corrected QT interval in autonomic function testing: assessment of reproducibility.Clinical Autonomic Research 6(6)
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …