Tăng huyết áp và nồng độ Estrogen huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NỒNG ĐỘ ESTROGEN HUYẾT THANH

Ở PHỤ NỮ MÃN KINH

                                                            PGS.TS. Lê Văn An,TS. Lê Lam Hương

Đại học Y Dược Huế

ABSTRACT

Hypertension and serum oestrogen levels in menopausal women

Background: The decrease in serum oestrogen levels in menopause increased the risk of diseases such as obesity, hypertension, hyperglycemia, dyslipidemia. After onset the menopause, women was likely to have hypertension than man. Hypertension is one of the most dangerous diseases that its complications cause of disabilities or death.Objectives: The goal of research was to find out the incidence of hypertension and correlation between hypertension and serum oestrogen levels in menopausal women.Methods A cross study was conducted on 106 women with menopause were diagnosed hypertension at Hue University Hospital. Results: The incidence of hypertension increased with age. At the age upper 70, the rate of hypertension was highest, 68.89%, age 50-60, the rate was 40.91% (p<0.05). The incidence of hypertension increased over time of menopause. Women with menopause over 10 years had highest incidence of hypertension, 68.42%, under 5 years was 12.28% (p<0.05). Decreasing serum oestrogen levels group had 49 patients with hypertension (56.32%) which was higher than normal serum oestrogen levels, 42.11% (p<0.05).Conclusions: Research paper concluded that hypertension increasing with menopause age and timing of menopause. The incidence of hypertension in decreasing serum oestrogen levels group was higher the normal serum oestrogen levels.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Văn An

Ngày nhận bài: 7.6.2016

Ngày phản biện khoa học: 23.6.2016

Ngày duyệt bài: 1.7.2016

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn nội tiết ở phụ nữ mãn kinh, như giảm nồng độ estrogen và đề kháng insulin gây ra béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu [2][3]. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự giảm nồng độ estrogen huyết thanh trong giai đoạn mãn kinh làm tăng nguy cơ các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch: bệnh mạch vành tăng gấp 2,2 lần so với nhóm người chưa mãn kinh, nhồi máu cơ tim tăng gấp 7,2 lần ở những người trước 35 tuổi phải cắt bỏ buồng trứng hai bên, tỷ lệ các bệnh lý tim mạch sau thời kỳ mãn kinh cũng gia tăng một cách rõ rệt[1][5].

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch ở cả nam lẫn nữ, gần 50% người trưởng thành là nữ bị tăng huyết áp. Đặc biệt, sau thời kì mãn kinh nữ giới có khả năng bị cao huyết áp nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy 69% phụ nữ độ tuổi từ 65-74 mắc bệnh tăng huyết áp, và lứa tuổi trên 75 tỷ lệ này là 78.5%. Trong khi đó, ở nam giới tỷ lệ này lần lượt là 64% và 66,7% và tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh lý tim mạch[8][9].

Việc điều trị thay thế sự thiếu hụt estrogen để làm giảm các rối loạn sau thời gian mãn kinh đã được đề cập đến rất nhiều, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoặc nhiều phụ nữ đã phải dùng các thuốc điều trị các rối loạn trên. Ở Việt Nam nghiên cứu về tăng huyết áp trong thời gian mãn kinh chúng tôi chưa thấy được đề cập nhiều, trong khi đó tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể dẫn đến tàn phế hay tử vong. Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao thường xuyên đi khám bệnh, bên cạnh một số rối loạn tâm sinh lý, rối loạn chức năng sinh dục, tiết niệu, thì tăng huyết áp cùng với cơn bốc hoả là hai triệu chứng thường gặp và là lý do chính để người bệnh đến khám.

Những rối loạn này có thể được phòng ngừa hiệu quả, trong đó lối sống có vai trò chủ yếu trong việc gây ra các rối loạn tim mạch ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ nói chung ở đối tượng này còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu về tăng huyết áp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với mục tiêu nghiên cứu:  Tìm hiểu tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh và mối liên quan giữa tăng huyết áp và nồng độ estrogen huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 106 trường hợp phụ nữ đã mãn kinh vào khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

– Tất cả phụ nữ trong nhóm nghiên cứu đã được xác định là mãn kinh, (hết kinh liên tục ít nhất 12 tháng và không sử dụng liệu pháp hormon thay thế).

– Về lâm sàng có thể biểu hiện một trong nhiều triệu chứng như: nóng nảy, hay vã mồ hôi nhất là về ban đêm, khó ngủ, mệt nhọc, tính tình thay đổi. Tiểu nhiều lần và tiểu khó. Tóc khô, rụng, dễ gãy, lông chi mọc nhiều hơn. Da khô, nhám, nhăn…

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi không đưa vào nhóm nghiên cứu những phụ nữ được xác định là mãn kinh nhưng có các tình trạng sau:

– Các trường hợp phẫu thuật cắt tử cung toàn phần hay buồng trứng 2 bên.

– Các trường hợp dùng hormon thay thế.

– Các trường hợp được biết tăng huyết áp trước khi mãn kinh.

– Những trường hợp phụ nữ mãn kinh không hợp tác.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

– Ðề tài được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang.

– Tất cả các bệnh nhân vào viện được khám lâm sàng và cận lâm sàng:

+ Đo huyết áp bệnh nhân ở tư thế nằm.

+ Xét nghiệm estrogen huyết thanh: theo nguyên tắc cạnh tranh. Giá trị bình thường ở phụ nữ mãn kinh: 10-39 pmol/l

– Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VI.

2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Chúng tôi sử dụng chương trình xử lý số liệu thống kê Epi-Info 6.0, với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excell 2000.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu 106 phụ nữ mãn kinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế theo các tiêu chuẩn đã chọn, chúng tôi có kết quả sau.

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1. Kết quả tuổi của nhóm nghiên cứu

– Độ tuổi  70 tuổi trở lên chiếm 42,46%, tuổi 60 đến 70 tuổi chiếm 36,39%, ít nhất là từ 50 đến dưới 60 tuổi  chiếm 20,75%.- Tuổi trung bình là 67,34±9,43, lớn nhất là 86 và nhỏ nhất là 50.

3.1.2. Thời gian mãn kinh

Bảng 3.2. Thời gian mãn kinh

m 62,26% (66 bệnh nhân), thấp nhất là dưới 5 năm chiếm 16,99% (18 bệnh nhân). Sự khác biệt giữa các nhóm về thời gian mãn kinh có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

3.1.3. Tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh


Sơ đồ 3.2. Tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh

Tỷ lệ phụ nữ bị tăng huyết áp 57 trường hợp (51,89%); nhóm không tăng huyết áp là 49 trường hợp, chiếm tỷ lệ 48,11%.

Phụ nữ sau mãn kinh dễ bị tăng huyết áp gấp hai lần so với tiền mãn kinh. Nghiên cứu người ta thấy rằng phụ nữ trước 60 tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp khoảng từ 30 đến 50%[6].

3.1.4. Phân loại các loại tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh

Bảng 3.3. Kết quả phân loại các loại tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh tăng huyết áp cả tối đa và tối thiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 32 trường hợp (56,14%). Tăng huyết áp kỳ tâm trương (23,56%) cao hơn cao huyết áp kỳ tâm thu (19,30%).

3.1.5. Nồng độ estrogen huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

Bảng 3.4. Kết quả nồng độ estrogen huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh

– Nồng độ trung bình estrogen huyết thanh là 8,88±9,12 pmol/l.

– Nồng độ estrogen huyết thanh thấp dưới 10 pmol/l chiếm 82,08% (87 trường hợp, có 39 trường hợp thấp dưới 5 pmol/l). Có sự khác biệt giữa 2 nhóm, p < 0,05.

3.2. MỐI LIÊN QUAN

3.2.1. Liên quan giữa THA và tuổi.

Bảng 3.5. Kết quả tăng huyết áp với tuổi của nhóm nghiên cứu

Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, mãn kinh ³ 70 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất chiếm 68,89%; lứa tuổi 50 đến dưới 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp là 40,91% (p<0,05)

3.2.2. Liên quan giữa tăng huyết áp và thời gian mãn kinh.

Bảng 3.6. Kết quả tăng huyết áp với thời gian mãn kinh.

Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo thời gian mãn kinh, mãn kinh từ 10 năm trở lên có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất 39 trường hợp (chiếm 68,42%), dưới 5 năm chiếm 12,28% (7 trường hợp).

Có sự khác biệt giữa các nhóm về tăng huyết áp đối với thời gian mãn kinh (p < 0,05)

3.2.3. Liên quan giữa tăng huyết áp với estrogen ở phụ nữ mãn kinh

Bảng 3.7. Kết quả liên quan giữa tăng huyết áp với estrogen huyết thanh

Nhóm nồng độ estrogen huyết thanh giảm có 49 trường hợp tăng huyết áp (56,32%), cao hơn nhóm có nồng độ estrogen huyết thanh bình thường (42,11%), có sự khác biệt
(p< 0,05).

4. BÀN LUẬN

Phụ nữ sau mãn kinh dễ bị tăng huyết áp gấp hai lần so với tiền mãn kinh. Nghiên cứu người ta thấy rằng phụ nữ trước 60 tuổi có nguy cơ bị tăng huyết áp khoảng từ 30 đến 50%[6].

Các bằng chứng cho rằng người phụ nữ mãn kinh bị tăng huyết áp là do thiếu hụt estrogen, tăng cân và phối hợp với các yếu tố thần kinh thể dịch khác[6][7].

Cùng với sự suy giảm nồng độ estrogen, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cũng tăng cao. Rối loạn tim mạch ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ gây tử vong mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống[8][9][10].

Tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh là một bệnh lý thường gặp, các biến chứng của tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh cũng xuất hiện rất cao, như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

Các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, nhất là sau thời kì mãn kinh nữ giới có khả năng mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy 69% phụ nữ trong độ tuổi từ 65-74 mắc bệnh tăng huyết áp, và lứa tuổi trên 75 tỷ lệ này là 78,5%[11]. Trong khi đó, ở nam giới tỷ lệ này lần lượt là 64% ở lứa tuổi trên 65 và lứa tuổi trên 75 là 66,7%. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng sự phổ biến của bệnh khác nhau giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc, phụ nữ Mỹ La tinh biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn khi so sánh với các vùng khác của thế giới.

Nghiên cứu ghi nhận rằng phụ nữ mãn kinh tăng huyết áp cả tối đa và tối thiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 32 trường hợp (56,14%). Tăng huyết áp kỳ tâm trương (23,56%) cao hơn cao huyết áp kỳ tâm thu (19,30%). Tình trạng thiếu estradiol sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho rằng, bệnh cao huyết áp ở phụ nữ mãn kinh có liên quan đến lượng estrogen trong cơ thể [3]. Đối với những phụ nữ này, các triệu chứng của cao huyết áp có thể tác động đáng kể đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng sống của họ. Các biểu hiện của bệnh cao huyết áp có thể đơn thuần hoặc phối hợp với 1 hoặc nhiều bệnh lý khác như béo phì, tăng đường máu, rối loạn lipid máu [2][11][12].

Nồng độ trung bình estrogen huyết thanh là 8,88±9,12 pmol/l. Nồng độ estrogen huyết thanh thấp dưới 10 pmol/l chiếm 82,08% (87 trường hợp, có 39 trường hợp thấp dưới 5 pmol/l). Có sự khác biệt giữa 2 nhóm, với sự khác biệt p < 0,05.

Theo Hendrix Susan L, nồng độ estradiol trung bình ở phụ nữ khoảng 150pg/ml, nồng độ estradiol ở phụ nữ mãn kinh tự nhiên khoảng 10 pg/ml-15 pg/ml [9], và mãn kinh nhân tạo khoảng 10pg/ml.

Kết quả của nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Susan L Hendrix [9], nhưng lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Văn Chi [1]

Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, mãn kinh ³ 70 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất chiếm 68,89%; lứa tuổi 50 đến dưới 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp là 40,91% (p<0,05).

Nhóm nồng độ estrogen huyết thanh giảm có 49 trường hợp tăng huyết áp (56,32%), cao hơn nhóm có nồng độ estrogen huyết thanh bình thường (42,11%), có sự khác biệt (p< 0,05).

Sau mãn kinh khi thấy quá trình lão hóa xảy ra thường kết hợp với sự suy giảm sức khỏe so với trẻ tuổi, kèm theo những xuất hiện bệnh lý trong cơ thể khiến nhiều phụ nữ trở nên lo lắng.

Ðời sống thiếu vận động trong giai đoạn mãn kinh dễ gây béo mập và béo mập dẫn đến cao huyết áp.Bệnh tăng huyết áp được xếp là một trong 10 nguy cơ nghiê m trọng rút ngắn tuổi thọ của con người từ 10 – 20 năm. Thậm chí có thể cướp đi sự sống bất cứ lúc nào nếu người bệnh không biết cách phòng ngừa và chữa bệnh đúng cách[4][5].

Phòng ngừa và điều trị có thể được bắt đầu sớm ở phụ nữ có nguy cơ cao huyết áp, sự phòng ngừa bao gồm thay đổi lối sống, đảm bảo đầy đủ chế độ chịu khó tập thể dục, Việc phòng bệnh ở người phụ nữ bị tăng huyết áp cũng phải có chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế ăn mỡ động vật, nên ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều trái cây tươi.

5. KẾT LUẬN

-Độ tuổi chủ yếu trong nhóm nghiên cứu là 70 tuổi trở lên 42,46%, tuổi 60 đến 70 tuổi chiếm 36,39% ít nhất là từ 50 đến dưới 60 tuổi chỉ chiếm 20,75%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 67,34±9,43. Tuổi lớn nhất là 86 và nhỏ nhất là 50.

– Thời gian mãn kinh chủ yếu từ 10 năm trở lên chiếm 62,26%. Có sự khác biệt giữa các nhóm về thời gian mãn kinh (p < 0,05)

– Phụ nữ mãn kinh THA cả tối đa và tối thiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 32 trường hợp (56,14%). THA tâm trương (23,56%) cao hơn huyết áp tâm thu (19,30%).

– Nồng độ trung bình estrogen huyết thanh là 8,88±9,12pmol/l.

– Nồng độ estrogen huyết thanh thấp dưới 10 pmol/l chiếm 82,08% (87 trường hợp, có 39 trường hợp thấp dưới 5 pmol/l). Có sự khác biệt giữa 2 nhóm, với sự khác biệt
p < 0,05.

– Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, mãn kinh ³ 70 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất chiếm 68,89%; lứa tuổi 50 đến dưới 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp là 40,91% (p<0,05).

– Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo thời gian mãn kinh, mãn kinh từ 10 năm trở lên có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất 39 trường hợp (chiếm 68,42%), dưới 5 năm chiếm 12,28% (7 trường hợp). Có sự khác biệt giữa các nhóm về tăng huyết áp đối với thời gian mãn kinh (p < 0,05)

– Nhóm nồng độ estrogen huyết thanh giảm có 49 trường hợp tăng huyết áp (56,32%), cao hơn nhóm có nồng độ estrogen huyết thanh bình thường (42,11%), có sự khác biệt (p< 0,05).

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh và mối liên quan giữa tăng huyết áp và nồng độ estrogen huyết thanh ở phụ nữ mãn kinh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang ở 106 trường hợp phụ nữ đã mãn kinh vào khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Thời gian từ tháng 01/2013 đến 12/2013. Kết quả tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 67,34±9,43. Tuổi lớn nhất là 86 và nhỏ nhất là 50.  Nồng độ trung bình estrogen huyết thanh là 8,88±9,12pmol/l. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo tuổi, mãn kinh ³ 70 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất chiếm 68,89%; lứa tuổi 50 đến dưới 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp là 40,91% (p<0,05). Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo thời gian mãn kinh, mãn kinh từ 10 năm trở lên có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất 39 trường hợp (chiếm 68,42%), dưới 5 năm chiếm 12,28% (7 trường hợp). Có sự khác biệt giữa các nhóm về tăng

huyết áp đối với thời gian mãn kinh (p < 0,05). Nhóm nồng độ estrogen huyết thanh giảm có 49 trường hợp THA (56,32%), cao hơn nhóm có nồng độ estrogen huyết thanh bình thường (42,11%), có sự khác biệt (p< 0,05).Kết luận: Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi và tỷ lệ THA cũng tăng dần theo thời gian mãn kinh, mãn kinh từ 10 năm trở lên có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất. Nhóm nồng độ estrogen huyết thanh giảm tăng huyết áp cao hơn nhóm có nồng độ estrogen huyết thanh bình thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Văn Chi (2010), “Sự thay đổi nồng độ estradiol và testosterone máu ở phụ nữ mãn kinh”, Tạp chí Phụ sản, Tập 08, Số 1, .74-80.
  2. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyên Phương Anh (2005), “Đặc điểm thể trọng và rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh tăng huyết áp”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội Hội Nội tiết và Đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3, Y học thực hành, 507-508, tr. 421-426.
  3. Phù Thị Hoa (2006), Nghiên cứu nồng độ estradiol và một số chỉ số lipid máu ở phụ nữ mãn kinh khám sức khỏe tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.1-72.
  4. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2007), “Một số vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mãn kinh”, Sản Phụ Khoa, NXB Y học Hà Nội, tr.686-689.
  5. Nguyễn Đức Vy (2006), “Mãn kinh và các vấn đề rối loạn bệnh lý sau mãn kinh”, Bài giảng Sản -Phụ khoa, NXB Y học Hà Nội, tr.177-179.
  6. Freedman MA (2002), Quality of life and menopause: The role of estrogen, Journal of women’s health, 11(8), pp.703-715.
  7. Gambacciani M, et al. Clinical and metabolic effects of drospirenone-estradiol in menopausal women: A prospective study. Climacteric. 2011;14:18.
  8. Gordon T, Kannel WB, Hjortland MC, McNamara PM. Menopause and coronary heart disease. The Framingham Study. Ann Intern Med 1978;89:157-61.
  9. Hendrix SL (2005), Bilateral oophorectomy and premature menopause, The American Journal of Medicine, 118 (12B), 131s-135s.
  10. Rossouw JE, Prentice RL, Manson JE, Wu LL, Barad D, Barnabei VM, et al. Postmenopausal hormone therapy and risk of cardiovascular disease by age and years since menopause. JAMA 2007;297:1465-77.
  11. Yang X-P, et al. Estrogen, hormonal replacement therapy and cardiovascular disease. Current Opinion in Nephrology and Hypertension. 2011;20:133.
  12. Yanes LL, et al. Postmenopausal hypertension. American Journal of Hypertension. 2011;24:740.
  13. Mikkola TS, Clarkson TB, Notelovitz M. Postmenopausal hormone therapy before and after the women’s health initiative study: what consequences? Ann Med 2004;36:402-13.
  14. Rossouw JE, Prentice RL, Manson JE, Wu LL, Barad D, Barnabei VM, et al. Postmenopausal hormone therapy and risk of cardiovascular disease by age and years since menopause. JAMA 2007;297:1465-77.
  15. Manson JE, Allison MA, Rossouw JE, Carr JJ, Langer RD, Hsia J, et al. Estrogen therapy and coronary-artery calcification. N Engl J Med 2007;356:2591-602.
  16. Vitale C, Mercuro G, Cerquetani E, Marazzi G, Patrizi R, Pellicia F et al. Time since menopause influences the acute and chronic effect of estrogens on endothelial function. Arterioscler Throm Vasc Biol 2008;28:348-52.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …