Nghiên cứu chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào Beta bằng mô hình HOMA 2 ở bệnh nhân Đái tháo đường Týp 2 mới chẩn đoán lần đầu tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ KHÁNG INSULIN, ĐỘ NHẠY INSULIN VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO BETA BẰNG MÔ HÌNH HOMA 2 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP2 MỚI CHẨN ĐOÁN LẦN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN

Nguyễn Thanh Hải, Võ Thị Hồng Anh, Nguyễn Thị Nguyên Sinh

Bệnh viện Nội tiết Nghệ An

DOI: 10.47122/vjde.2022.56.17

ABSTRACT

Objective: Determination of insulin resistance rate, insulin sensitivity and beta-cell function Examine each correlation between HOMA2-IR index and HbA1c and some risk factors in patients with newly diagnosed type 2 diabetes. Objects and methods: Including 190 newly diagnosed diabetes patients and 120 healthy patients at Nghe An Endocrinology Hospital with the period from 03/2021 to 10/2021. Results: Our study showed that the average BMI was 22.31 ± 2.83 kg/m2, the rate of SBP ≥ 140 mmHg was 27.89%, SBP ≥ 90 mmHg was 23.68%, the average fasting blood glucose was 13.30±4.69 mmol/l, the mean HbA1c was 9.62 ± 2.45% higher than the control group with statistical significance p<0.05, cholesterol increased 68.96%, triglyceride increased accounted for 67.4%, increased, LDL-C accounted for 72.1%, decreased HDL-C accounted for 28.9%. The mean C-peptid concentration in the group of diabetic patients in our study was 2.35 ± 1.21 higher than the control group with statistical significance with p<0.05. The proportion of patients with insulin resistance was 91.6%, decreased insulin sensitivity was 78.9%, and beta cell function decreased 88.9%. There is a positive correlation between the HOMA2-IR index and: – Age in patients with type 2 diabetes with r = 0.253, p = 0.000; Glucose in patients with type 2 diabetes with r = 0.629, p = 0.000; – HbA1c in patients with type 2 diabetes with r = 0.360, p = 0.000; – C- peptide in patients with type 2 diabetes with r = 0.644, p = 0.000; – LDL-C in patients with type 2 diabetes with r = 0.555, p = 0.000. There is an inverse correlation with: – HDL-C in patients with type 2 diabetes with r = – 0.299, p = 0.000. Conclusion: Patients with type 2 diabetes have increased insulin resistance, impaired beta cell function and a correlation between HOMA2 – IR index with risk factors.

Keywords: insulin resistance index, insulin sensitivity and beta cell function by HOMA2 model in patients with type 2 diabetes mellitus.

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta, kháo sát mỗi tương quan giữa chỉ số HOMA2-IR với HbA1c và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp2 mới chẩn đoán lần đầu. Đối tượng và phương pháp: gồm 190 bệnh nhân ĐTĐ mới chẩn đoán lần đầu, và 120 Bệnh nhân khỏe mạnh làm nhóm chứng tại bệnh viện Nội tiết nghệ An với thời gian từ 03/2021 đến 10/2021. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BMI trung bình là 22,31 ± 2,83 kg/m2 , tỷ lệ HATT ≥ 140 mmHg là 27,89%, HATTr ≥ 90 mmHg là 23,68 %, glucose máu lúc đói trung bình là 13,30±4,69 mmol/l, HbA1c trung bình là 9,62 ± 2,45% cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê p<0,05, tăng Cholesterol TP là 68,96%, tăng triglycerid chiếm 67,4 %, tăng LDL-C chiếm 72,1 %, giảm HDL-C chiếm 28,9 %. Nồng độ Cpeptid trung bình nhóm bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu chúng tôi là 2,35 ± 1,21cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ BN có kháng insulin là 91,6%, giảm độ nhạy insulin là 78,9%, giảm chức năng tế bào beta 88,9%. Có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA2-IR với: r = 0,253, p = 0,000; – Glucose ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = 0,629, p = 0,000; – HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = 0,360, p = 0,000; – C-peptid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = 0,644, p = 0,000; – LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = 0,555, p = 0,000. Có tương quan nghịch với: – HDL- C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = – 0,299, p = 0,000. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng đề kháng insulin, suy giảm chức năng tế bào beta và có mỗi tương quan giữa chỉ số HOMA2 – IR với các yếu tố nguy cơ.

Từ khóa: chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta bằng mô hình HOMA2 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Hải

Email: [email protected]

Ngày nhận bài: 01/9/2022

Ngày phản biện khoa học: 1/10/2022

Ngày duyệt bài: 28/10/2022

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng insulin là đặc điểm nổi bật của ĐTĐ týp 2. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng kháng insulin thường đi trước sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ týp 2. Khi nồng độ insulin không đủ để vượt qua tình trạng kháng gây tăng glucose máu mạn tính và bệnh ĐTĐ thực sự sẽ xuất hiện [1]. Trong những năm gần đây, các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu duy trì thậm chí khôi phục lại khối lượng tế bào β. Vì vậy đánh giá được chức năng tế bào β ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là điều cần thiết và có ý nghĩa trong việc điều trị và theo dõi bệnh nhân. Trong thực tế, có nhiều phương pháp đánh giá tình trạng kháng insulin của bệnh nhân ĐTĐ, mô hình HOMA2 có nhiều lợi điểm đang được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây và có độ chính xác cao. Việc đánh giá đúng tình trạng kháng insulin góp phần quan trọng trong điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là rất cấp thiết. Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:

  • Xác định tỷ lệ kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào beta dựa vào mô hình HOMA2 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán lần đầu.
  • Kháo sát mỗi tương quan giữa chỉ số HOMA2-IR với HbA1c và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.

 2.   ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.  Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.  Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

  • Nhóm bệnh: Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ lần đầu, chưa được điều trị theo ADA 2018 [2]. Chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo IDF năm 2015 [3]. Tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 03/2021 đến 10/2021.
  • Nhóm chứng: Bao gồm những người bình thường đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, có tuổi, giới tương đồng với nhóm nghiên cứu.

2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ:

  • ĐTĐ týp 1, ĐTĐ có mắc các bệnh lý kèm theo như viêm tụy mạn, u tụy, u tuyến yên, cường tuyến thượng thận, các bệnh cấp tính khác, bệnh nhân có biến chứng như hôn mê hạ glucose máu, tăng áp lực thẩm thấu.
  • Các bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu

2.2.  Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh với nhóm chứng

2.2.2.  Nội dung nghiên cứu:

  • Tuổi, giới tính, HA, rối loạn lipid máu, glucose máu khi đói, HbA1c, triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C, c-peptid, tính các chỉ số HOMA2
  • Kháo sát mỗi tương quan giữa chỉ số HOMA2-IR với HbA1c và một số yếu tố nguy cơ qua phân tích hồi quy đơn biến và dự báo nguy cơ qua đánh giá ROC.

2.2.3.   Định lượng và đánh giá các thông số:

  • BMI: WHO áp dụng cho người châu Á [4]
  • Phân độ tăng huyết áp dựa theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam [5].
  • Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo Bộ Y tế Việt Nam 2014 [6]
  • Định lượng glucose máu đói trên máy Architect C16000, hãng Abbott Mỹ
  • Định lượng HbA1c bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp trên máy Biorad D100.
  • Định lượng C-peptid: bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang trên máy Architect
  • Các chỉ số chức năng tế bào beta, chỉ số kháng insulin và chỉ số nhạy cảm insulin được tính bằng phần mềm HOMA2 tải về từ nguồn http://www.dtu.ox.ac.uk/homacalculator/index. php. Tính toán dựa vào cặp glucose – c-peptid [7].

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số chức năng tế bào beta:

Dựa theo giá tri TB và độ lệch chuẩn về chỉ số chức năng tế bào beta của nhóm chứng: giảm HOMA-B khi HOMA-% B < X – 2SD;

không giảm khi HOMA-% B ≥ X – 2SD X của nhóm chứng.

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số kháng insulin:

Dựa theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chỉ số kháng insulin của nhóm chứng: tăng HOMA-IR khi HOMA-IR ≥ X + SD; không tăng khi HOMA-IR < X + SD của nhóm chứng.

* Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số độ nhạy insulin:

Dựa theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về chỉ số độ nhạy insulin của nhóm chứng: giảm HOMA-S khi HOMA-%S < X – SD; không giảm khi HOMA-%S ≥ X – SD của nhóm chứng.

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.  Đặc điểm chung

 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi,giới của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Tuổi và giới của hai nhóm nghiên cứu không có khác biệt nhau.

Bảng 3.2. Đặc điểm về BMI,HA của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Giá trị TB các chỉ số BMI, HATT, HATTr của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.

Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của glucose,c-peptid và HbA1c của 2 nhóm NC

Nhận xét: Giá trị TB các chỉ số glucose, c-peptid, HbA1c, nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.

Bảng 3.4. Đặc điểm về các thành phần lipid máu của 2 nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Giá trị trung bình các chỉ số lipid máu của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.

Bảng 3.5. Đặc điểm các chỉ số HOMA2 của hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: – Chỉ số HOMA2-%B và HOMA2-%S của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng.

– Chỉ số kháng insulin (HOMA2-IR) của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng.

Bảng 3.6. Tỉ lệ BN kháng insulin theo HOMA2-IR của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có kháng insulin ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng

Bảng 3.7. Tỉ lệ BN giảm chức năng tế bào beta dựa vào HOMA2-%B

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có giảm chức năng tế bào β ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng

Bảng 3.8. Tỉ lệ BN giảm độ nhạy insulin dựa vào HOMA2-%S

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân có giảm độ nhạy insulin nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng

3.2.  Tương quan giữa chỉ số homa2-ir với một số yếu tố nguy cơ

Bảng 3.9. Tương quan hồi quy đơn biến giữa chỉ số HOMA2-IR với một số yếu tố nguy cơ

Nhận xét: tương quan thuận với tuổi, HbA1c, c-peptid, glucose, LDL-C và nghịch với HDL-C.

3.2.1. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với tuổi

Đồ thị 3.1. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với tuổi

Nhận xét: có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR với tuổi ở BN ĐTĐ týp 2 với r = 0,253; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,044 x tuổi + 0,564.

3.2.2. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với glucose

Đồ thị 3.2. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với glucose

Nhận xét: có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR với glucose ở BN ĐTĐ týp 2 với r = 0,629; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,267 x glucose – 0,520.

3.2.3. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1c

Đồ thị 3.3. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1c

Nhận xét: có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR với HbA1c ở BN ĐTĐ týp 2 với r = 0,360; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,293 x HbA1c + 0,210.

3.2.4. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với c-peptid

Đồ thị 3.4. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với c-peptid

 

Nhận xét: có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR với c-peptid ở BN ĐTĐ týp 2 với r = 0,644; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 1,055 x c-peptid + 0,554.

3.2.5. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HDL-C

Đồ thị 3.5. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với HDL-C

Nhận xét: có tương quan nghịch giữa chỉ số HOMA-IR với HDL-C ở BN ĐTĐ týp 2 với r =

  • 0,299; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = -1,838 x HDL-C + 4,928.

3.2.6. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với LDL-C

Đồ thị 3.5. Tương quan giữa chỉ số HOMA-IR với LDL-C

 

Nhận xét: Có mỗi tương quan thuận giữa chỉ số HOMA-IR với LDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với r = 0,555; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,877 x LDL-C + 0,061.

3.3.  Giá trị dự báo tăng chỉ số HOMA2-IR với một số yếu tố nguy cơ

 Bảng 3.10. Diện tích dưới đường cong ROC giữa glucose với HOMA-IR

Đồ thị 3.6. Đường cong ROC giữa glucose với chỉ số HOMA2-IR

Nhận xét: Khi chỉ số glucose > 14,26 mmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 72,9% (khoảng tin cậy 95%: 62,7 – 83,1%, p=0,002) độ nhạy 49,4%,độ đặc hiệu 93%.

Bảng 3.11. Diện tích dưới đường cong ROC giữa c-peptid với HOMA2-IR

Đồ thị 3.7. Đường cong ROC giữa c-peptid với chỉ số HOMA-IR

Nhận xét: Khi chỉ số C-peptid > 1,35 nmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 96,3% (khoảng tin cậy 95%: 93,7 – 98,9%, p=0,000) độ nhạy 90,8%,độ đặc hiệu 100%.

Bảng 3.12. Diện tích dưới đường cong ROC giữa LDL-C với HOMA2-IR

Đồ thị 3.8. Đường cong ROC giữa LDL-C với chỉ số HOMA2-IR

 

Nhận xét: Khi chỉ số LDL-C > 2,57 mmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA- IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 88,3% (khoảng tin cậy 95%: 82,7 – 93,9%, p=0,000) độ nhạy 76,3%,độ đặc hiệu 93,8%.

4.  BÀN LUẬN

4.1.  Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1.  Đặc điểm về tuổi và giới

  • Tuổi trung bình của nhóm bệnh là 56,57 ± 11,55 tuổi, người trẻ nhất 30 tuổi, già nhất 80 tuổi, nhóm chứng là 56,19 ± 9,83 tuổi, người trẻ nhất 33 tuổi, cao nhất 74 tuổi.
  • Giới nhóm bệnh nam 97 người chiếm 51,1% và nữ là 93 người chiếm 48,9%.

4.1.2.  Đặc điểm về BMI và huyết áp

  • Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BMI trung bình là 22,31 ± 2,83 kg/m2 .Tác giả Hoàng Công Hưng (2015) BMI trung bình là 22,5 ± 3,0 kg/m2 [8], Lê Đình Tuân và cộng sự (2018) cho thấy BMI trung bình là 22,57 ± 3,0kg/m2 [9].
  • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tăng HATT là 27,89%, HATTr là 23,68 %, kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo (2012) [10].

4.1.3.   Đặc điểm về glucose máu, HbA1c và rối loạn lipid máu

  • Kết quả của chúng tôi cho thấy ở nhóm bệnh glucose máu lúc đói TB là 13,30±4,69 mmol/l, HbA1c TB là 9,62 ± 2,45%. Tác giả Hoàng Công Hưng (2015) glucose máu lúc đói TB là 12,1 ± 4,8 mmol/l, HbA1c trung bình là 9,5 ± 2,1% [8].
  • Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tăng Cholesterol TP là 68,96%, tăng triglycerid chiếm 67,4 %, tăng LDL-C chiếm 72,1 %, giảm HDL-C chiếm 28,9 %. Tương tự nghiên cứu của Lê Đình Tuân (2018) tỷ lệ tăng triglycerid 58,8%, tiếp theo là tăng cholesterol 55,9%, tăng LDL-C 46,3%, giảm HDL-C 14,1% [11].

4.1.4.   Đặc điểm nồng độ c-peptid của đối tượng nghiên cứu

Nồng độ Cpeptid TB nhóm bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu chúng tôi là 2,35 ± 1,21cao hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so với nhóm chứng là 1,21 ± 0,24. Ở BN ĐTĐ týp 2, tính trạng kháng insulin kéo dài gây tăng glucose máu sẽ kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin, do đó Cpeptid ở BN ĐTĐ týp 2 cao hơn ở BN không ĐTĐ. Nghiên cứu của chúng tối cũng phù hợp với nghiên cứu của Phan Thế Dũng và CS (2017) c-peptid trung bình nhóm bệnh nhân ĐTĐ là 2,5 ± 1,0 cao hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so với nhóm chứng là 1,9 ± 1,0 [12].

4.2.  đặc điểm chức năng tế bào beta, độ nhạy insulin, kháng insulin theo mô hình HOMA2

Về chức năng tế bào beta, trong nghiên cứu chúng tôi ở nhóm BN ĐTĐ, chỉ số HOMA2-%B là 47,01 ± 26,40 thấp hơn so với nhóm chứng 114,19 ± 22,39, tỷ lệ giảm chức năng tế bào HOMA2-%B ở nhóm bệnh là 11,1% thấp hơn nhóm chứng 83,3%. Điều này phản ánh đúng sinh lý ở bệnh nhân ĐTĐ là có tính trạng giảm chức năng tế bào beta, khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.Tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo với giá trị HOMA2-%B nhóm bệnh 51,9 thấp hơn nhóm chứng là 122,2 [10], Hoàng công Hưng (2015) chỉ số HOMA2-%B ở nhóm bệnh là 51,5 ± 41,6 nhóm chứng 112,0 ± 30,6 khác biệt có ý nghĩa thống kê [8].

Trong nghiên cứu chúng tôi ở nhóm BN ĐTĐ, giá trị chỉ số nhạy cảm HOMA2-%S là 33,95 ± 22,01 thấp hơn so với nhóm chứng 79,68 ± 15,49 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nguyễn Thị Thu Thảo với giá trị HOMA2-%S nhóm bệnh 44,2 thấp hơn nhóm chứng là 80,1 [10], Hoàng công Hưng (2015) chỉ số kháng insulin HOMA2-%S ở nhóm bệnh là 46,7 ± 36,1nhóm chứng 76,2 ± 29,1, tỷ lệ giảm độ nhạy insulin ở nhóm bệnh là 74,2% cao hơn nhóm chứng 26,5% có ý nghĩa thống kê [8].

Trong NC của chúng tôi chỉ số kháng insulin HOMA2-IR nhóm bệnh là 3,03 ± 0,91 nhóm chứng là 0,91 ± 0,19, tỷ lệ kháng insulin nhóm bệnh là 91,6% cao hơn nhóm chứng 20% có ý nghĩa thống kê. Nguyễn Thị Thu Thảo với giá trị trung bình HOMA2-IR nhóm bệnh là 3,1 cao hơn nhóm chứng là 1,4 [10], Trần Thị Vân Anh (2010) qua nghiên cứu 55 bệnh nhân ĐTĐ chỉ số HOMA2-IR trung bình 3,40 ±1,57 [13], Hoàng công Hưng (2015) chỉ số kháng insulin HOMA2-IR ở nhóm bệnh là 3,8 ± 3,5 nhóm chứng 1,5 ± 0,6, tỷ lệ kháng insulin ở nhóm bệnh là 74,2% cao hơn nhóm chứng 26,5% có ý nghĩa thống kê [8].

4.3.  Tương quan giữa chỉ số HOMA2-IR với một số yếu tố nguy cơ

*Có tương quan thuận giữa chỉ số HOMA2-IR với:

  • Tuổi với r = 0,253; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,044 x tuổi + 0,564.
  • Glucose với r = 0,629; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,267 x glucose – 0,520.
  • HbA1c với r = 0,360; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,293 x HbA1c

+ 0,210.

  • C-peptid với r = 0,644; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 1,055 x c- peptid + 0,554.
  • LDL-C với r = 0,555; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = 0,877 x LDL-C

+ 0,061.

*Chỉ số HOMA-IR có tương quan nghịch với:

– HDL-C với r = -0,299; p = 0,000, phương trình hồi quy tuyến tính là: y = – 1,838 x HDL

–C + 4,928.

Trần Văn Trung [14] nghiên cứu BN ĐTĐ týp2 có tương quan thuận HOMA2-IR với HbA1c (r=0,446, p<0,05); BMI (r=0,385,p<0,05);LDL    (r=0,117,p<0,05);

glucose (r=0,414, p<0,05) và tương quan nghịch với HDL(r= -0,161, p<0,05).

4.4.  Giá trị dự báo tăng chỉ số HOMA2- IR với một số yếu tố nguy cơ

  • Khi chỉ số glucose >14,26 mmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA- IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 72,9% (khoảng tin cậy 95%: 62,7 – 83,1%, p=0,002) độ nhạy 49,4%,độ đặc hiệu 93%.
  • Khi chỉ số C-peptid >1,35 nmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA- IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 96,3% (khoảng tin cậy 95%: 93,7 – 98,9%, p=0,000) độ nhạy 90,8%,độ đặc hiệu 100%.
  • Khi chỉ số LDL-C >2,57 mmol/L thì nguy cơ bị kháng insulin qua chỉ số HOMA-IR với diện tích dưới đường cong (ROC) là 88,3% (khoảng tin cậy 95%: 82,7 – 93,9%, p=0,000) độ nhạy 76,3%,độ đặc hiệu 93,8%.

Như vậy kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính trong một số bệnh lý như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì… Việc kiểm soát đường huyết tốt sẽ góp phần giảm tình trạng kháng insulin góp phần váo điều trị hiệu quả hơn.

5.  KẾT LUẬN

5.1. Tỷ lệ kháng insulin, giảm độ nhạy insulin và giảm chức năng tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán lần đầu:

  • Tỷ lệ BN có kháng insulin là 91,6%.
  • Tỷ lệ bệnh nhân giảm độ nhạy insulin là 78,9%.
  • Tỷ lệ bệnh nhân giảm chức năng tế bào beta 88,9%.

5.2.  Mỗi tương quan giữa chỉ số HOMA2-IR với HbA1c và một số yếu tố nguy cơ:

Chỉ số HOMA2-IR tương quan thuận với:

+ HbA1c với r = 0,360; p = 0,000; y = 0,293 x HbA1c + 0,210.

+ Tuổi với r = 0,253; p = 0,000; y = 0,044

x tuổi + 0,564.

+ Glucose với r = 0,629; p = 0,000; y

= 0,267 x glucose – 0,520.

+ C-peptid với r = 0,644; p = 0,000; y = 1,055 x c-peptid + 0,554.

+ LDL-C với r = 0,555; p = 0,000; y = 0,877 x LDL-C + 0,061.

– Chỉ số HOMA2-IR có tương quan nghịch với:

+ HDL-C với r = -0,299; p = 0,000; y = – 1,838 x HDL-C + 4,928.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thái Hồng Quang (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học.
  2. American Diabetes Association (2018), Standards of Medical Care in Diabete – 2018. Diabetes Care, 37 (1), 15-66.
  3. American Diabetes Association (2017), Standards of medical car in diabete – Diabetes care.
  4. Misra, U. Shrivastava (2013), Obesity and dyslipidemia in South Asians. Nutrients, 5 (7), 2708-2733.
  5. Huỳnh Văn Minh (2018), Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của người lớn. Khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tr 3-7.
  6. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết Chuyển hóa., Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
  7. Oxford University             (2004), https://www.dtu.ox.ac.uk/homacalculator/
  8. Hoàng Công Hưng (2015). Nghiên cứu độ dày nội trung mạc và tình trạng vữa xơ của động mạch đùi chung bằng siêu âm doppler mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, Học viện Quân Y.
  9. Trần Thị Thanh Hóa và CS (2018), kháo sát tình trạng vữa xơ động mạch đùi bằng siêu âm Doppler mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu. Nội tiết và Đái tháo đường Kỷ yếu hội nghị Nội tiết – đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa toàn quốc lần thứ IX, (số 33/2019), 93-99.
  10. Nguyễn Thị Thu Thảo (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới chẩn đoán, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
  11. Lê Đình Tuân (2018). Khảo sát nồng độ glucagon – like peptide – 1 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu, Luận án tiến sỹ Y hoc. Học viện Quân Y.
  12. Phan Thế Dũng và CS (2017) nghiên cứu nồng độ insulin, c-peptid,chức năng tế bào beta và độ nhạy cảm insulin theo mô hình HOMA-2 ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An. Đề tài cấp cơ sở.
  13. Trần Thị Vân Anh (2010), “Khảo sát tương quan giữa chỉ số HOMA và HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam” ykhoanet.com.
  14. TrầnVăn Trung (2019) “khảo sát mỗi tương quan giữa chỉ số kháng insulin HOMA-IR với HbA1c và số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường túy 2″. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường, số 33, 114-124.
Print Friendly, PDF & Email

About dacdien

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …