Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học và tình hình dinh dưỡng của sinh viên khóa 26 Đại học Duy Tân

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC HỌC VÀ TÌNH HÌNH DINH DƯỠNG CỦA SINH VIÊN KHÓA 26 ĐẠI HỌC DUY TÂN

 

Trương Hoàng Ngọc Quý†, Lê Nguyễn Minh Khoa†, Trần Cao Anh Khôi†, Nguyễn Quang Minh Hiển†, Võ Việt Thắng†, Trần Thị Phương, Trần Đắc Diên, Huỳnh Lê Thái Bão†,* Đại học Duy Tân

DOI: 10.47122/vjde.2021.49.14

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Năm 2017 một nghiên cứu của Ian Langtree cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam từ 20-25 tuổi là 165,7cm và nữ là 155,2cm. Về cân nặng, trong báo cáo của ADBI Institute năm 2013 Việt Nam có 13,1% dân số trong tình trạng béo phì, tăng 125,9% so với năm 1990 và là quốc gia tăng nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á. Còn đối với đối tượng sinh viên, nghiên cứu của Lê Bá Tường và Nguyễn Hữu Trí cho thấy tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2016, tỉ lệ thừa cân béo phì chiếm 4,51% trong đó 80,6% được đánh giá ở mức độ thừa cân. Tại Đà Nẵng chưa có nhiều các nghiên cứu về các chỉ số chiều cao, cân nặng, thừa cân béo phì nói chung và sức khoẻ sinh viên nói riêng. Mục tiêu: Khảo sát một số chỉ số nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng của sinh viên khóa K26 Đại học Duy Tân. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Chiều cao trung bình của mẫu nghiên cứu là 163,3 ± 8,7 cm, cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu là 54,3 ± 11,3 kg. 90,0% sinh viên trong mẫu nghiên cứu có phân loại thể lực loại I, 60,5% sinh viên có BMI bình thường. Có 6,5% sinh viên thừa cân và 1,4% sinh viên bị béo phì. Sinh viên nam có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn sinh viên nữ.

Từ khóa: Nhân trắc, dinh dưỡng, sinh viên.

ABSTRACT

Anthropometric indicators and nutritional situation of course 26 students at Duy Tan University

Truong Hoang Ngoc Quy, Le Nguyen Minh Khoa, Tran Cao Anh Khoi, Nguyen Quang Minh Hien, Vo Viet Thang, Tran Thi Phuong, Tran Dac Dien, Huynh Le Thai Bao* Duy Tan University

Background: In 2017, a study by Ian Langtree showed that the average height of young people in Vietnam aged 20-25 years old in men is 165.7cm and in women is 155.2cm. As for weight, in the report of ADBI Institute in 2013, Vietnam has 13.1% of the population in the state of obesity, an increase of 125.9% compared to 1990 and Vietnam is also the country with the highest increase in Southeast Asian countries. As for students, research by Le Ba Tuong and Nguyen Huu Tri at Can Tho University in 2016 showed that the overweight and obesity rate accounted for 4.51%, 80.6% of which was assessed at the overweight level. In Da Nang, there have not been many studies on the indicators of height, weight, overweight and obesity in general and student health in particular. Objective: Evaluation of anthropometric indicators and nutrition status of course students 26 in Duy Tan University. Method: A cross-sectional study. Results: The average height of the study sample was 163.3 ± 8,7 cm, the average weight of the study sample was 54.3 ± 11.3 kg. 90.0% of students in the sample have a type I fitness classification, 60.5% of students have a normal BMI. 6.5% of students are overweight and 1.4% of students are obese. Male students have higher rates of overweight and obesity than female students.

Key words: anthropometric indicators, nutrition, student

Chịu  trách  nhiệm  chính:  Trương  Hoàng Ngọc Quý

Ngày nhận bài: 05/6/2020

Ngày phản biện khoa học: 10/6/2020

Ngày duyệt bài: 27/7/2021

Email: [email protected]

Điện thoại: 0899875446

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề luôn được nhà nước quan tâm từ những năm đầu của thế kỉ 21, trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 của thủ tướng Chính phủ năm 2011 có đặt mục tiêu “Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức, có năng lực tự học, tự đào tạo, năng động, chủ động, tự lực, sáng tạo, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống và làm việc” [3]. cũng trong quyết định này chỉ tiêu được đặt ra là đến năm 2020 chiều cao thanh niên Việt Nam trung bình đạt trên 165cm , tăng 4cm so với năm 2011.

Năm 2017 một nghiên cứu của Ian Langtree cho biết chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam từ 20-25 tuổi là 165,7cm và nữ là 155,2cm [7]. Còn theo kết quả của Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, nam giới có chiều cao trung bình là 168,1 cm, còn nữ giới là 156,2 cm [2]. Như vậy chỉ mới nam giới đạt chiều cao kì vọng, nữ giới vẫn còn cách mục tiêu khá xa. Bên cạnh chiều cao, chỉ số cân nặng cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm ở Việt Nam.

Trong báo cáo của ADBI Institute năm 2013 Việt Nam có 13,1% dân số trong tình trạng béo phì, tăng 125,9% so với năm 1990 và là quốc gia tăng nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á [2]. Còn đối với đối tượng sinh viên, nghiên cứu của Lê Bá Tường và Nguyễn Hữu Trí tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2016 tỉ lệ thừa cân béo phì chiếm 4,51% trong đó 80,6% được đánh giá ở mức độ thừa cân [4]. Tại Đà Nẵng chưa có nhiều các nghiên cứu về các chỉ số chiều cao, cân nặng, thừa cân béo phì nói chung và sức khoẻ sinh viên nói riêng.

Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc học và tình hình dinh dưỡng của sinh viên khóa K26 Đại học Duy Tân” với 2 mục tiêu sau đây:

– Khảo sát một số chỉ số nhân trắc của sinh viên khoá K26 Đại học Duy Tân.

Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của sinh viên khóa K26 Đại học Duy Tân.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian khám sức khỏe đầu vào của sinh viên khóa K26, tại trường Đại học Duy Tân trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 02/2021

 2.3. Cỡ mẫu và tiêu chuẩn chọn mẫu:

 – Tiêu chuẩn chọn vào: Chọn toàn bộ sinh viên khóa K26 được tiến hành khám sức khỏe đầu vào.

 – Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu, sinh viên mắc phải một số dị tật bẩm sinh.

2.4. Phân tích và xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 15.0. Biến định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, biến định tính được trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ. Kiểm định tỷ lệ biến số định tính với một số yếu tố liên quan bằng phép kiểm chi bình phương (Chi-squared), sử dụng phép kiểm t (t-test) cho biến định lượng.

  1. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Trục tung: Tỷ lệ phần trăm (%)               Trục hoành: Tuổi (năm)

Biểu đồ 1. Đặc điểm nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu (n = 4.745)

Về giới tính, trong 4.745 sinh viên trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, có 2.233 sinh viên nam chiếm 47,0% và 2.512 sinh viên nữ chiếm 53,0%. Về độ tuổi, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 18 tuổi với 87,3%, điều này hết sức phù hợp khi đây là độ tuổi bình thường để bước vào ngưỡng cửa đại học. Các nhóm tuổi khác đều chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

3.2. Một số đặc điểm nhân trắc học của mẫu nghiên cứu

 

Bảng 1. Đặc điểm chiều cao của mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới (n = 4.745)

Tuổi Giới n X SD   p
             
18 Nam 1.886 170 6 0,000*
Nữ 2.255 157 7
     
19 Nam 224 170 13   0,000*
Nữ 174 157 6  
     
20 Nam 62 171 7 0,002*
Nữ 36 158 7
     
21 Nam 28 173 7 0,133*
Nữ 12 163 4
     
≥ 22 Nam 33 171 8 0,003*
Nữ 35 156 7
     
  Nam 2.233 171 8,2 0,000*
Tổng Nữ 2.512 158,2 6,2
   
  Cả hai giới 4.746 163,3 8,7    

* Kiểm định t (t-test)

Chiều cao trung bình của 4.746 sinh viên trong mẫu nghiên cứu là 163,3 ± 8,7 cm. Chiều cao trung bình của sinh viên nam là 171 ± 8,2 cm, của sinh viên nữ là 158,2 ± 6,2 cm; có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa chiều cao trung bình của nhóm sinh viên nam và nhóm sinh viên nữ. Không có sự khác biệt nhiều giữa chiều cao trung bình của các nhóm tuổi.

Chiều cao trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn chiều cao trung bình của người Việt Nam theo kết quả của Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, đối với sinh viên nam là 171 ± 8,2 cm so với 168,1 cm , đối với sinh viên nữ là 158,2 ± 6,2 cm so với 156,2 cm [2]. Có lẽ, vì đối tượng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu trong nhóm tuổi từ 18 đến 22 nên chiều cao lớn hơn đáng kể so với trung bình chiều cao của người trưởng thành Việt Nam với nhiều nhóm tuổi khác nhau.

Chiều cao của mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn (2007) và Lê Đình Vấn (2004). Khi chiều cao trung bình trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn là 158,6 ± 11,2 cm và trong nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 163,17 ± 5,86cm đối với sinh viên nam và 152,83 ± 5,39 cm đối với sinh viên nữ. Có lẽ sau khoảng thời gian 13 và 16 năm, chiều cao của sinh viên Việt Nam cũng tăng cùng chiều hướng với chiều cao của người Việt Nam, đặc biệt đối tượng học sinh – sinh viên là đối tượng đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng chiều cao của người Việt Nam khi đây là lứa tuổi tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ nhất [5],[6].

Khi so sánh với chiều cao trong lứa tuổi 18 – 20 ở dân số một số nước Đông Nam Á, chiều cao của nam sinh viên có phần cao hơn khi chiều cao trung bình của nam giới lứa tuổi 18 – 20 của các nước trên lần lượt là 161,9 cm, 171 cm và 166,3cm. Sinh viên nữ có chiều cao trung bình thấp hơn chiều cao trung bình của nữ giới ở Singapore (người Hoa) với 160 cm và cao hơn chiều trung bình của nữ giới Malaysia và Philipines với con số lần lượt là 158,1 cm và 150,2 cm [7]. Có thể nói rằng đây là một tín hiệu đáng mừng khi tầm vóc của sinh viên một trường Đại học ở Việt Nam không chỉ tốt hơn số trung bình của cả nước mà còn tốt hơn nhiều nước trong khu vực.

Bảng 2. Đặc điểm cân nặng của đối tượng theo tuổi và giới (n = 4.745)

Tuổi Giới n X SD p
           
18 Nam 1.886 60 12 0,000*
Nữ 2.255 49 8
   
19 Nam 224 59 10 0,000*
Nữ 174 49 8
   
20 Nam 62 63 12 0,262*
Nữ 36 52 7
   
21 Nam 28 65 17 0,365*
Nữ 12 55 11
   
≥ 22 Nam 33 68 14 0,054*
Nữ 35 52 7
   
  Nam 2.233 63 13 0,000*
Tổng Nữ 2.512 51,4 8,2
 
  Cả hai giới 4.746 54,3 11,3  

* Kiểm định t (t-test)

Cân nặng trung bình trong trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 54,3 ± 11,3 kg; đối với sinh viên nam là 63 ± 13 kg, đối với sinh viên nữ là 51,4 ± 8,2 kg. Cân nặng trung bình của hai giới có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê và không có sự khác biệt nhiều về cân nặng giữa các nhóm tuổi.

Cân nặng trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn hơn nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn (2007) và Lê Đình Vấn (2004). Khi cân nặng trung bình trong hai nghiên cứu này lần lượt là, trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn là 51,3 ± 5,4 kg, trong nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 51,47 ± 5,69 kg đối với nam và 44,80 ± 5,03 kg đối với nữ. Hiển nhiên là cân nặng trung bình sẽ tăng theo chiều cao trung bình, tuy nhiên, cân nặng trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi có phần khá cao, điều này phản ánh một phần tình trạng thừa cân, béo phì của sinh viên hiện nay, điều này sẽ được chúng tôi bàn luận thêm trong phần sau [5],[6].

Bảng 3. Đặc điểm loại thể lực của mẫu nghiên cứu (n = 4.745)

Loại thể lực   Nam   Nữ   Tổng
                 
Tần số   Tỷ lệ (%) Tần số   Tỷ lệ (%) Tần số   Tỷ lệ (%)
       
                   
Loại I 2.146   45,2 2.127   44,8 4.273   90,0
                   
Loại II 53   1,1 267   5,6 320   6,7
                   
Loại III 23   0,5 100   2,1 123   2,6
                   
Loại IV 9   0,2 13   0,3 22   0,5
                   
Loại V 2   0,04 6   0,1 8   0,2
                   
Tổng 2.233   47,0 2.513   53,0 4.746   100,0

* Kiểm định Fisher exact, p <0,001.

Khi sử dụng phân loại thể lực của Bộ Y tế [1], đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu đều có phân loại thể lực loại I, chiếm đến 90,0%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa phân loại thể lực giữa nam và nữ.

Trong khi rất ít sinh viên nam có phân loại thể lực loại III trở xuống thì tỷ lệ này ở sinh viên nữ là khá đáng kể.

Tỷ lệ sinh viên được phân loại thể lực loại I trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn (2004) khi trong nghiên cứu này chỉ có 63,2% đến 69,4% (tùy theo tiêu chuẩn sử dụng) sinh viên được phân loại thể lực loại I [5].

 

3.3. Tình hình dinh dưỡng của sinh viên K26 Đại học Duy Tân

 

Bảng 4. Tình hình dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu.

Tình trạng dinh dưỡng   Giới Tổng
     
Nam   Nữ
       
           
Gầy độ 3 N 87   85 172
(<16,00) % 1,8   1,8 3,6
           
Gầy độ 2 N 168   196 364
(16,00–16,99) % 3,5   4,1 7,7
           
Gầy độ 1 N 408   551 959
(17,00-18,49) % 8,6   11,6 20,2
           
Bình thường N 1323   1545 2869
(18,50-24,99) % 27,9   32,6 60,5
           
Thừa cân N 197   113 310
(25,00-29,99) % 4,2   2,4 6,5
           
Béo phì độ 1 N 43   21 64
(30,00-34,99) % 0,9   0,4 1,3
           

 

Béo phì độ 2 N 6 1 7
(35,00-39,99) % 0,1 0 0,1
         
Béo phì độ 3 N 1 0 1
(≥40,00) % 0 0 0
         
Tổng N 2.223 2.512 4745
       
% 47,0 53,0 100

* Kiểm định Fisher exact, p < 0,001

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi sử dụng phân loại tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thàn của WHO [8], có 60,5% sinh viên có tình trạng dinh dưỡng bình thường, có 6,5% sinh viên thừa cân và 1,4% sinh viên bị béo phì. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng của sinh viên nam và sinh viên nữ, khi nữ có tỷ lệ gầy cao hơn và nam có tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn.

Tỷ lệ sinh viên bị thừa cân, béo phì trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Lê Đình Vấn (2004) khá nhiều, khi trong nghiên cứu này chỉ có 0,55% sinh viên bị thừa cân hoặc béo phì.

Đây là một thực trạng đáng báo động khi tỷ lệ thừa cân, béo phì trong dân số nói chung và sinh viên nói riêng đang có xu hướng tăng cao. Đặc biệt, béo phì còn là yếu tố nguy cơ độc lập và quan trọng của nhiều bệnh nội tiết, chuyển hóa và tim mạch [5].

4. KẾT LUẬN

Chiều cao trung bình của mẫu nghiên cứu là 163,3 ± 8,7 cm. Chiều cao trung bình của nam sinh viên là 171 ± 8,2cm cao hơn so với nữ sinh viên là 158,2 ± 6,2cm.

Cân nặng trung bình của mẫu nghiên cứu là 54,3 ± 11,3 kg. Cân nặng trung bình của nam sinh viên là 63 ± 13kg nặng hơn so với nữ sinh viên là 51,4 ± 8,2kg. 90,0% sinh viên trong mẫu nghiên cứu có phân loại thể lực loại I. Có sự khác biệt về phân loại thể lực giữa nam và nữ sinh viên.

60,5% sinh viên có BMI bình thường, sinh viên nam có BMI ở mức bình thường (27,9%) thấp hơn nữ (32,6%). Có 6,5% sinh viên thừa cân và 1,4% sinh viên bị béo phì. Sinh viên nam có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn sinh viên nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Bộ Y tế (1997). Phân loại thể lực và bệnh tật, theo quyết định ngày 15/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Bộ Y tế (2020). Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020.
  3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2011). Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020.
  4. Lê Bá Tường & Nguyễn Hữu Trí (2016). Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 44, 9-13.
  5. Lê Đình Vấn & Nguyễn Quang Bảo Tú (2004). Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường của trường Đại học Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Huế, 24.
  6. Trịnh Xuân Đàn & Nguyễn Văn Tư (2007). Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của sinh viên y khoa năm thứ 2, Đại học Y Thái Nguyên. Tạp chí Thông tin Y dược, 10, 23-26.

Tiếng Anh

7. World, D. (2017). Height Chart of Men and Women in Different Countries. Disabled-world.

8. (2004). Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet, 363(9403), 157-163.

 

 

About dacdien

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …