Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN  LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

Nguyễn Thị Thúy Hiếu, Nguyễn Văn Hùng

ABSTRACT

STUDY ON CHARACTERISTICS DYSLIPIDEMIA IN DIABETES PATIENTS AT HAI PHONG MEDICAL UNIVERSITY HOSPITAL

ABSTRACT

Objectives: – Describing characteristics of dyslipidemia in diabetes patients.Commenting the relationship of some factors with dyslipidemia in diabetes patients. Method: Cross-sectional study. 146 diabetes patients at Haiphong Medical University Hospital from 3/2013 to 9/2013. The data is processed on computer software SPSS11.5 rate 2, t test, Anova, logistic regression analysis. Results: Dyslipidemia in diabetes patients occupies 73.5%, in which high triglycerid is 57.5%, low HDL is 32,9%, increased cholesterol and LDL are 27,4% and 20,5%. Average BMI of dyslipidemia in diabetes patients is higher than those without dyslipidemia. Conclusion: Rate of dyslipidemia in diabetes patients is high combining many risk factors. Key words: Dyslipidemia, diabetes, risk factors.

TÓM TẮT

Mục tiêu: – Mô tả đặc điểm rối loạn lipid máu  ở bệnh nhân đái tháo đường.- Nhận xét mối liên quan của một số yếu tố với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường..Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 146 Bệnh nhân Đái tháo đường  đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng từ 03/2013 đến 9/2013. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS18.0 tính tỉ lệ,2, t test, Anova, hồi qui logistic.Kết quả: Rối loạn chuyển hóa lipid máu chiếm tỉ lệ 75,3% ở bệnh nhân Đái tháo đường, trong đó: 57,5% tổng số bệnh nhân tăng triglycerid, tiếp đến là giảm HDL – cho 32,9%, tăng cholesterol toàn phần và LDL – cho lần lượt là 27,4% và 20,5%. Chỉ số BMI trung bình ở nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu cao hơn nhóm bệnh nhân không có rối loạn lipid máu..Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường có kèm rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỉ lệ cao và có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp.

Từ khóa: Rối loạn chuyển hóa lipid, Đái tháo đường, yếu tố nguy cơ.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thúy Hiếu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước công nghiệp phát triển và được dự báo là sẽ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, kể cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây ra bệnh tim mạch đã được xác định như là tăng huyết áp (THA), hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), béo phì, ít vận động, lớn tuổi, mãn kinh và đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid  trong máu (RLCHL).

Có 29,3% người Mỹ từ 45 đến 84 tuổi bị loạn lipid máu dù không bị bệnh mạch vành[3].

Đái tháo đường chiếm 7% dân số của Mỹ, nhưng ước tính khoảng 6,2 triệu người không được chẩn đoán(2)

Tại Việt Nam có 5 triệu người bị ĐTĐ, trong đó 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ tăng số người bị bệnh hằng năm từ 8% – 10%, Việt Nam trở thành quốc gia có tỉ lệ tăng ĐTĐ nhanh nhất thế giới, Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.

Ở bệnh nhân đái tháo đường, thường có tăng Triglycerid mức độ nhẹ hoặc vừa gấp 1,5 – 3 lần bình thường, giảm HDL khoảng 10-20%(12).

Mục tiêu

– Mô tả đặc điểm rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường.

– Nhận xét mối liên quan của một số yếu tố với rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường.

II. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng

Bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng 03/2013 đến 9/2013.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.

Cỡ mẫu

Mẫu: n = t2 x JI (1_JI)/d2

t = 1,96 (độ tin cậy 95%)

JI = 10% (tỉ lệ RLCHLM ở bệnh nhân ĐTĐ)

d = 5% (Sai số cho phép)

Vậy: n = 1,962*0,1*0,9/0,052 = 136

Phương pháp tiến hành

Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ, sẽ cho chỉ định xét nghiệm: Cholesterol toàn phần, LDL Cholesterol, HDL Cholesterol, Triglycerid  bệnh nhân được lấy máu sau ăn 12giờ. Nếu bệnh nhân đã điều trị RLCHL, ghi nhận trị số xét nghiệm trước khi điều trị. Việc định lượng nồng độ các chất lipid máu được sử dụng trên máy phân tích sinh hóa Olympus AU5400 tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.

Ghi nhận thông tin bệnh nhân: tuổi, giới, tiền sử bệnh.Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) . Phân loại BMI theo WHO 1997 áp dụng cho người Châu Á Thái bình dương.

Béo phì vùng bụng được định nghĩa khi tỉ lệ VE/VM ≥ 0,90 ở nam và ≥ 0,80 ở nữ (theo tiêu chí béo phì vùng bụng, theo IDF (International Diabetes Federation) (11).

Huyết áp (HA) của bệnh nhân được đo 2 lần lúc nghỉ, THA được chẩn đoán khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg. Những bệnh nhân ĐTĐ có tiền căn THA và đang sử dụng thuốc hạ áp được xem là có THA.

Đánh giá hội chứng chuyển hóa theo tiêu chí của NCEP- ATP III.

KẾT QUẢ

Trong kết quả nghiên cứu 146 bệnh nhân có 91 nữ và 55 nam (62,3% và 37,7%). Tuổi trung bình 65,1±8,0, cao nhất là 84 tuổi, thấp nhất là 42 tuổi.

3.1 Một số đặc điểm

Bảng 1: Chỉ số trung bình

Nhận xét: Các chỉ số trung bình vòng eo/vòng mông, BMI và LDL-Cho cao không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Chỉ số trung bình về đường huyết cao và có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 2: Chỉ số khối cơ thể (BIM)

Nhận xét: Chỉ số khối cơ thể đa số là bình thường hoặc quá cân. Có 17,1% béo phì độ 1 và 2,1% béo phì độ 2 không có BN béo phì độ 3. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3: Béo phì vùng bụng (Béo trung tâm) và hội chứng chuyển hóa theo giới

Nhận xét: 74,0% bệnh nhân đái tháo đường có béo phì vùng bụng (Béo trung tâm). Bệnh nhân nữ béo trung tâm chiếm 93,4% còn ở nam là 41,8%. Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thông kê với p < 0,001.

26,7% bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng chuyển hóa.. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 4: Tăng huyết áp

66,4%  bệnh nhân có bệnh THA, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 67,7% bệnh nhân nữ kiểm soát huyết áp tốt, ở nam là 37,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

3.2 Tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Bảng 5: Tỉ lệ rối loạn chuyển hóa lipid máu

Tỉ lệ RL lipid máu chung là 75,3%. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 6: Số thành phần lipid máu bị rối loạn

Nhận xét: Bệnh nhân tăng chủ yếu từ 1 đến 2 thành phần lipid máu. Có 4,1% bênh nhân rối loạn cả 4 thành phần lipid máu.

Bảng 7: Rối loạn lipid máu theo giới

Rối loạn các thành phần lipid máu không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tăng LDL  chiếm 20,5%, Tăng Triglycerid  là 57,5%, 27,4% bệnh nhân có tăng Cholesterol máu, Giảm HDL chiếm 32,9%.

2.3 Mối liên quan giữa các dạng rối loạn chuyển hóa lipid và một số yếu tố

Bảng 8: Liên quan giữa rối loạn lipid máu và kiểm soát đường huyết

Có 86,7% bệnh nhân có LDL – Cho tăng không kiểm soát được đường máu đói, 67,2% bệnh nhân không tăng LDL – Cho không kiểm soát được đường máu đói. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tương quan giữa đường máu đói và các chỉ số lipid máu có mối tương quan thuận thấp (r<0,3)

Bảng 9: Liên quan giữa Hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu

Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa.

Bảng 10: Liên quan giữa BMI  và béo trung tâm với rối loạn lipid máu

50,9% bệnh nhân có rối loạn lipid máu có chỉ số BMI ≥ 23, 44,4% bệnh nhân không có rối loạn lipid máu có chỉ số BMI ≥ 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Bệnh nhân có RLLP máu có 31,8% bệnh nhân có béo trung tâm, bệnh nhân không có RLLP máu là 22,2%. (p<0,05).

BÀN LUẬN

ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ tim mạch tương đương bệnh động mạch vành. Các YTNC tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ có trị số cao hoặc trung bình cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ RLCHL chiếm 75,3% . Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cộng sự năm 2010 thì tỉ lệ RLLP máu ở bệnh nhân ĐTĐ là 84,9%.. Trần Thị Mỹ Loan và Trương Quang Bình nghiên cứu năm 2009 cho thấy tỉ lệ RLLP ở bệnh nhân THA là 71,67%. Theo  Phạm Thị Mai năm 1997 đã cho thấy có khoảng 70%  rối  loạn  lipid  máu  trên  bệnh  nhân  THA  và ĐTĐ. Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy có hơn 2/3 bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid máu. Do đó, vấn đề kiểm tra bilan mỡ ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường là điều cần thiết. Vì rối loạn lipid máu xuất hiện trên bệnh nhân đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, một trong những nguyên nhân gây tử vong do tim mạch nhiều nhất. Kết  quả  nghiên  cứu  còn  cho  thấy  ở  bệnh  nhân đái tháo đường có 57,5% tổng số bệnh nhân tăng triglycerid, tiếp đến là giảm HDL – cho 32,9%, tăng cholesterol toàn phần và LDL – cho lần lượt là 27,4% và 20,5%. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra có đến 74,7% số bệnh nhân đái tháo đường không đạt mức LDL-cho tối ưu và 75,3% bệnh nhân không đạt nồng độ triglycerid tối ưu theo khuyến cáo của ADA năm 2012 đối với bệnh nhân đái tháo đường.

Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của Lý Huy Khanh và cộng sự là có đến 84,9% bệnh nhân không đạt mức LDL-cho tối ưu cho bệnh nhân đái tháo đường. Nhận xét của  Trần Thị Mỹ Loan và Trương Quang Bình về tỷ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp có khác chúng tôi có lẽ là do khác về đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trị số trung bình của BMI không phân biệt giới tính là 23,00 ± 2,54 kg/m2.Khi so sánh với trị trung bình của BMI trong dân số chung theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Chính và Trần Đình Toán là 19,64 ± 2,31 thì BMI ở đối tượng đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn người nhóm người Việt Nam bình thường. BMI trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của Lý Khánh Huy (năm 2010: 23,63 ± 3,76); Trần Thị Mỹ Loan (năm 2005: 23,76 ± 3,06); và  Lê Văn Trung (năm 2002: 23.96 ±2,83). Chỉ số trung bình BMI trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của thế giới. Nhóm bệnh nhân có rối loạn lipid máu có chỉ số BMI cao hơn nhóm bệnh nhân không có rối loạn lipid máu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, với bệnh nhân đái tháo đường có chỉ số BMI cao cần kiểm tra định kỳ mỡ máu để điều chỉnh kịp thời.

Hội chứng chuyển hóa 27,6%, cao hơn tỉ lệ chung theo 25% dân số trên 55 tuổi[9]. HCCH liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch: tuổi, đái tháo đường, tăng LDL CHOLESTEROL, tăng Triglycerid, giảm HDL Cholesterol, làm tăng nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và mạch máu não cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân này.

KẾT LUẬN

Bệnh nhân đái tháo đường có kèm rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỉ lệ cao và có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp.

Rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỉ lệ 75,3% ở bệnh nhân ĐTĐ, trong đó: tăng triglyceride chiếm 57,5%, tiếp đến là giảm HDL – cho 32,9%, tăng cholesterol toàn phần và LDL – cho lần lượt là 27,4% và 20,5%.

Chỉ số BMI trung bình ở nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu cao hơn nhóm bệnh nhân không có rối loạn lipid máu. 74% bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có béo trung tâm, trong đó nữ béo trung tâm nhiều hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ có liên quan:BMI, Chỉ số eo mông, HCCH, THA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Banerji M., et Al. (1995). Does intra-abdominal adipose tissue in black men determine whether NIDDM is insulin-resistant or insulin-sensitive?. Diabetes 1995; 44: page 141-146.
  2. Bernal-Mizrachi E., Bernal Mizrachi C. (2007). Diabetes mellitus and related disorders. The Washington manual of medical therapeutics; 32ndedition; page 600-613.
  3. Đặng Vạn Phước.(2008). Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo 2008 về bệnh lý tim mạch & chuyển hóa. Tr 476-496.

 

  1. Đào Thị Dừa.(2010). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, T.14.2.Tr 411-515.
  2. Hans T.S. et Al. (1998). Associations of body composition with type 2 diabetes mellitus. Diabetic Medicine 1998. 15: 129-135.
  3. Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê. (2002). BMI, chỉ số vòng eo, vòng mông ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
  4. Kates A., Zajarias A., Goldberg A. (2007). The Washington manual of medical therapeutics; 32ndedition; page157-166.
  5. Lê Văn Trung, Lưu Thành Giữ, Trần Văn Út. (2003). Khảo sát các đặc điểm của rối loạn chuyển hóa lipid, lipoprotein máu trên đối tượng cán bộ diện quản lý sức khỏe của Ban BVSK tỉnhVĩnh Long.
  6. Lý Huy Khanh và cộng sự. (2010). Các dạng rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ 11/2009- 10/ 2010. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 14-Supplement of No4-2010.Tr 74-81.
  7. Nguyễn Thy Khuê. (2007). Hội Chứng Chuyển Hóa. Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê. Nội tiết học đại cương. tr 503-508. Nhà xuất bản y học. Hồ Chí Minh.
  8. Nguyễn Thy Khuê. (2007). Rối Loạn Chuyển Hóa Lipid. Mai Thế Trạch – Nguyễn Thy Khuê. Nội tiết học đại cương. tr 457-502. NXB y học. HCM.
  9. Trần Thị Mỹ Loan, Trương Quang Bình (2009)Tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và rối loạn lipid máu, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 14-Supplement ò No4-2010.Tr 74-81. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 13-Supplement of No1-2010.Tr 61-66
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …