Nghiên cứu hoạt độ gama glutamyl transferase huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành tạo bệnh viện 199

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘ GAMA GLUTAMYL TRANSFERASE HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN 199

Hoàng Phương Thủy, Trần Thị Hồng Lê, Nguyễn Xuân Binh

Bệnh viện 199

DOI: 10.47122/vjde.2021.47.23

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở bệnh nhân có bệnh mạch vành. Đánh giá mối tương quan giữa hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh với tuổi, giới, hút thuốc lá, huyết áp, chỉ số BMI, Troponin T. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu trên 65 bệnh nhân bệnh mạch vành có kết quả như sau: – Hoạt độ trung bình GGT ở bệnh nhân bệnh mạch vành là 98,81 ± 42,42U/L; – Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh BTTMCB là 80,81 ± 25,41U/l thấp hơn hoạt độ trung bình GTT nhóm ĐTNKÔĐ là 96,65 ± 30,23U/L và NMCT là 120,01 ± 40,34U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); – Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh nhân ≥60 tuổi là 88,12 ± 34,72U/L thấp hơn nhóm bệnh nhân <60 tuổi là 98,92 ± 32,65U/L, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); – Có mối tương quan thuận mức độvừa giữa hoạt độ GGT với tuổi (r =0,292; p<0,05), với huyết áp tâm thu (r= 0,345; p < 0,05), và với BMI (r=0,429; p<0,01) và với Troponin T (r=0,136; p< 0,05).Không có mối tương quan giữa GGT với huyết áp tâm trương, Kết luận: Nghiên cứu chúng tôi cho thấy hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh tăng ở bệnh nhân có bệnh mạch vành và tăng dần theo các biểu hiện của bệnh mạch vành, Bệnh cơ tim thiếu mãu cục bộ, đến cơ đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Đồng thời, hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh có liên quan và tương quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống

Từ khóa: Gamma Glutamyl Transferase (GGT), Bệnh mạch vành

ABSTRACT

Study on the activity of gama glutamyl transferase in hospital 199

Hoang Phuong Thuy, Tran Thi Hong Le,

Nguyen Xuan Binh

Hospital 199

Objectives: Survey of serum Gamma Glutamyl Transferase activity in patients with coronary artery disease. Evaluate the correlation between serum Gamma Glutamyl Transferase activity with age, sex, smoking, blood pressure, BMI, Troponin T. Methods: Cross section description. Results: – The mean activity of GGT in patients with coronary artery disease was 98.81 ± 42.42U / L; The mean activity of the mean serum GGT in the ischemic heart disease group was 80.81 ± 25.41U / L, lower than the mean activity of the stable ARB group was 96.65 ± 30.23 U / L and myocardial infarction was 120.01 ± 40.34U / L The difference was statistically significant (p <0.05). Mean serum GGT activity in patients ≥60 years old was 88.12 ± 34.72U / L, lower than that   of  patients  <60   years  old, 98.92 ± 32.65U / L, the difference was not significant. statistics (p> 0.05); – There is a moderate positive correlation between GGT activity with age (r = 0.292; p <0.05), with systolic blood pressure (r = 0.345; p <0.05), and with BMI (r = 0.429) ; p <0.01) and with Troponin T (r = 0.136; p <0.05). There was no correlation between GGT and diastolic blood pressure. Conclusion: Our study showed that serum Gamma Glutamyl Transferase activity increased in patients with coronary artery disease and increased with manifestations of coronary artery disease, lack of localized cardiomyopathy, to unstable angina muscle and heart attack. At the same time, serum Gamma Glutamyl Transferase activity is associated with and correlated with traditional cardiovascular risk factors.

Keywords: Gamma Glutamyl Transferase, Coronary artery disease.

Chịu trách nhiệm chính: Hoàng Phương Thủy Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected] Điện thoại: 0982053198

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong hàng năm, trong đó 30% chết trong giai đoạn cấp của bệnh, 10 đến 15% chết trước khi đến bệnh viện và trong vòng một năm sau đó có thêm 5 đến 10% tử vong nữa. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào việc chẩn đoán, phát hiện, điều trị và dự phòng sớm hay muộn. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong còn rất cao.

Ở Việt Nam tần suất bệnh động mạch vành có xu hướng ngày càng gia tăng rõ rệt. Hiện nay, nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành như chụp động mạch vành chọn lọc, nong động mạch vành bằng bóng và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành.… đã góp phần làm giảm đáng kể di chứng và tử vong do bệnh mạch vành.

Gần đây, y học hiện đại đang quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi của một số dấu ấn sinh học trong huyết thanh ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh mạch vành. Hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh là một trong những dấu ấn sinh học đơn giản, ít tốn kém, dễ dàng thực hiện, là xét nghiệm có độ nhạy cao mà trước đây là chỉ số để đánh giá rối loạn chức năng gan mật và nghiện rượu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của nó trong sinh bệnh học của xơ vữa động mạch và là bằng chứng của mảng xơ vữa không ổn định. Hơn nữa, các nghiên cứu dịch tễ học đã xác định Gamma Glutamyl Transferase có vai trò trong dự đoán tiến triển lâm sàng của bệnh mạch vành và mạch máu não có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong, là một yếu tố nguy cơ hoàn toàn độc lập với bệnh gan và lạm dụng rượu. Tăng hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch, liên quan với bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa

Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở một số bệnh lý như bệnh mạch vành, suy tim, hội chứng chuyển hóa. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở bệnh nhân có bệnh mạch vành tại Bệnh viện 199” với 2 mục tiêu:

  1. Khảo sát hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh ở bệnh nhân có bệnh mạch vành.
  2. Đánh giá mối tương quan giữa hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh với tuổi, giới, hút thuốc lá, huyết áp, chỉ số BMI, Troponin

2.   ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu 65 bệnh nhân nhập viện điều trị được chẩn đoán bệnh mạch vành tại Bệnh viện 199 trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh:

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mạch vành dựa vào kết quả điện tâm đồ ,  men tim và Ctscanner mạch vành.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ:

– Bệnh nhân có mắc bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý tuyến giáp, suy tim, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, COPD, phụ nữ mang thai, nghiện rượu, có sử dụng rượu trước nghiên cứu 36 giờ, bệnh nhân đang nhiễm trùng nặng, suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo chu kỳ, ung thư, bệnh tự miễn như Lupus, đang bị tai biến mạch máu não, xơ gan, viêm gan siêu vi, những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường mật, túi mật, u vùng gan, các bệnh lý đang điều trị Corticoid liều cao và đang điều trị thuốc như acetaminophen, fluoquinolon; phenytoine; valproic acid; methotrexate; amiodarone; ketoconazole; thuốc kháng lao; thuốc ung thư, thuốc chống đông

2.2. Phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang
  • Bệnh nhân được đo hoạt độ hoạt độ Gamma Glutamyl Transferase huyết thanh
  • Xử lý số liệu:Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS ver 0

Độ tương quan giữa các chỉ số được biểu thị bằng hệ số r và kiểm định bằng giá trị p. Thiết lập phương trình tương quan và vẽ đồ thị tương quan bằng chương trình Excel 2010.

Giá trị của r chạy từ -1 đến + 1, càng gần đến 0 thì mối tương quan giữa hai đại lượng càng yếu:

  • r> 0,75 có mối tương quan lý tưởng giữa hai đại lượng.
  • r = 0,5 – 0,75 có mối tương quan chặt chẽ giữa hai đại lượng.
  • r = 0,25 – 0,5 có mối tương quan vừa phải giữa hai đại lượng.
  • r < 0,25 có mối tương quan không đáng kể giữa hai đại lượng.
  • r có giá trị dương: Tương quan thuận.
  • r có giá trị âm: Tương quan nghịch.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

3.1.1.Phân bố theo giới tính

Bảng 3.1. Bảng phân bố theo giới tính ở nhóm bệnh và nhóm chứng

Nhận xét:

  • Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam trong nhóm nghiên cứu ( 64,62% so với 35,38% ).
3.1.2 Không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p > 0,05).

3.1.2.  Phân bố theo nhóm tuổi của nhóm bệnh

Bảng 3.2. Bảng so sánh theo nhóm tuổi của nhóm bệnh

Nhận xét:

Bệnh nhân nhóm ≥ 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm < 60 tuổi ( 72,3% so với 27,7% ), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuổi trung bình là 68,85 ± 8,56.Tuổi cao nhất là 85 tuổi.

3.2.   Hoạt độ GGT của bệnh nhân bệnh mạch vành

3.2.1.Hoạt độ GGT huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành

Bảng 3.3. Hoạt độ GGT ở bệnh nhân bệnh mạch vành

Nhận xét:

Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh mạch vành nói chung là 98,81 ± 42,42 U/L .Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh BTTMCB là 80,81 ± 25,41U/L thấp hơn hoạt độ trung bình GTT nhóm ĐTNKÔĐ là 96,65 ± 30,23

Và NMCT là 120,01 ± 40,34U/L. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3,2,2 Hoạt độ GGT huyết thanh của nhóm bệnh mạch vành theo giới tính

Bảng 3.4. Hoạt độ GGT huyết thanh của nhóm bệnh theo giới tính

Nhận xét: Nghiên cho thấy hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nam 92,56 ± 34,05U/L cao hơn nữ 90,40 ± 35,28U/L, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.2.3.   Hoạt độ GGT huyết thanh theo nhóm tuổi

Bảng 3.5. Hoạt độ GGT theo nhóm tuổi

Nhận xét: Hoạt độ GGT trung bình ở nhóm < 60 tuổi cao hơn nhóm ≥ 60 tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.2.4. Hoạt độ GGT huyết thanh theo hút thuốc lá

Bảng 3.6. Hoạt độ GGT trung bình theo hút thuốc lá

Nhận xét: Tỷ lệ ở nhóm bệnh nhân có thuốc lá có hoạt độ GGT cao hơn nhóm không hút thuốc lá, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.2.5. Hoạt độ GGT huyết thanh theo tăng huyết áp

Bảng 3.7. Hoạt dộ GGT theo tăng huyết áp

Nhận xét: Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh có tăng huyết áp tăng cao hơn nhóm bệnh không tăng huyết áp. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.2.8.Hoạt độ GGT huyết thanh theo BMI

Bảng 3.8. Hoạt độ GGT trung bình theo BMI

Nhận xét: Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm BMI ≥ 23kg/m2 là 115,45 ± 62,48U/l tăng cao hơn hoạt độ trung bình GTT nhóm BMI < 23kg/m2 là 75,75 ± 43,27 U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.2.9.Hoạt độ GGT huyết thanh theo bilan lipid

Bảng 3.9. Hoạt độ GGT trung bình theo bilan lipid máu

Nhận xét: Nhóm bệnh tăng TG và LDL – c có hoạt độ trung bình GGT huyết thanh tăng cao hơn so với nhóm TG, LDL-c thấp, sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.2.10.Hoạt độ GGT huyết thanh theo Troponin T

Bảng 3.10. Hoạt độ GGT trung bình theo troponin T

Nhận xét: Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh tăng cao ở nhóm bệnh có Troponin T tăng .

3.3. Khảo sát mối tương quan của ggt với một só yếu tố nguy cơ bệnh mạch mạch vành

3.3.1.Tương quan GGT với tuổi

  Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa GGT với tuổi

Nhận xét: Hoạt độ GGT huyết thanh và tuổi bệnh nhân có mối tương quan thuận mức độ vừa (r = 0,292; p < 0,05). Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,0474x + 66,65 .

3.3.2. Tương quan GGT với huyết áp

 Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa GGT và huyết áp tâm trương

Nhận xét: Hoạt độ GGT huyết thanh và huyết áp tâm thu có mối tương quan thuận mức độ vừa (r = 0,345; p < 0,05). Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,1505x + 130,99. Không có mối tương quan giữa nồng độ GGT và huyết áp tâm trương (r = 0,202; p > 0,05).

3.3.3. Tương quan GGT với BMI

 Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa GGT và BMI

Nhận xét: Hoạt độ GGT huyết thanh và BMI có mối tương quan thuận mức độ vừa (r = 0,429; p < 0,01). Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,0173x + 20,295.

3.3.5. Tương quan GGT với troponin T

Bảng 3.12. So sánh sự tương quan giữa GGT với Troponin T

Nhận xét: Hoạt độ GGT huyết thanh có mối tương quan thuận với Troponin T (r = 0,136; p < 0,05).

2.1.1. Giá trị dự báo GGT với tiên lượng bệnh mạch vành

Biểu đồ 3.6. Đường cong dạng ROC của GGT trong tiên lượng BMV

Nhận xét: Điểm cắt tốt nhất của GGT trong tiên lượng bệnh mạch vành là lớn hơn 70; AUC = 0,582 ( 95% CI: 0,515 – 0,712) với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu 50%.

4. BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu 65 bệnh nhân mạch vành của chúng tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nữa cao hơn so với nam ( 64.62% so với 35,38%), Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoài (2015) và Đoàn Quyết Dũng (2017) đều có kết quả nam cao hơn nữ, và so với kết quả nghiên cứu của Võ Thành Đông (2013) và Văn Tất Chiến ( 2013) trong bệnh lý suy tim thì nam vẫn cao hơn nữ, điều này có thể cở mẫu của chúng tôi nhỏ hơn so với các nghiên cứu khác. Về độ tuổi trung bình kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 68,85 ± 8,56 cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoài nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đoàn Quyết Dũng. Tỷ lệ bệnh mạch vành theo nhóm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng với nhiều nghiên cứu khác Như gnhieen cứu của Đoàn Quyết Dũng là nhóm tuổi bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm 83% và < 60 tuổi chiếm 17%, của Nguyễn Đình Hoài  nhóm tuổi trên 60 là 76%, Theo Nguyễn Tá Đông trên 60 tuổi chiếm 81,9%. Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu có kết quả tuy có khác nhau chút ít có thể do cách chọn mẫu nhưng có chung kết luận là bệnh thường gặp nhất lứa tuổi trên 60 tuổi [5]. Điều này phù hợp với tuổi càng cao tỷ lệ BMV do xơ vữa càng cao, đó là nguyên nhân chính gây NMCT cấp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoạt độ GGT huyết thanh trung bình của bệnh nhân bệnh mạch vành là 98,81 ± 42,42 U/L .Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh BTTMCB là 80,81 ± 25,41U/L thấp hơn hoạt độ  trung bình  GTT nhóm ĐTNKÔĐ là 96,65 ± 30,23 và NMCT là 120,01 ± 40,34U/L. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn sơ với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoài (2015) ở bệnh nhân BMV cho kết quả: Hoạt độ GGT tăng dần theo mức độ tổn thương ĐMV( ĐTNÔĐ là 53,75±18,02U/L; ĐTNKÔĐ là 75,23 ± 22,99U/L; NMCT là 91,58 ± 22,77U/L; p < 0,01)[4],, Thấp hơn Kết

quả nghiên cúu của Đoàn Quyết Dũng(2017) là bệnh BTTMCB là 80,81 ± 65,41U/L ĐTNKÔĐ và  NMCT là  125,01  ±  60,65U/L,

và cao hơn só với Demicran S và cs(2009) ở 235 bệnh nhân Kết quả hoạt độ GGT huyết thanh nhóm tổn thương ĐMV là 58,7 ± 30,9 U/L , hoạt độ GGT ở bệnh nhân HCĐMVC và CĐTNÔĐ (62,2 ± 32,5 U/L và 29,1 ± 18,3U/L).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, Hoạt độ GGT trung bình ở nhóm < 60 tuổi cao hơn nhóm ≥ 60 tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Hoạt độ GGT huyết thanh và tuổi bệnh nhân có mối tương quan thuận mức độ vừa   (r = 0,292; p < 0,05). Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,0474x + 66,65 . Theo Nguyễn Đình Hoài (2015) cho thấy hoạt độ GGT ở nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn nhóm

< 60 (p < 0,05). Hoạt độ GGT với tuổi có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa hoạt độ GGT và tuổi với r = 0,368, p<0,05.[4]. Nghiên cứu của chúng tôi không tương đồng với nghiên cứu, nghiên cứu Bozbas Hüseyin và cs(2013) trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa cho thấy không có mối tương quan giữa GGT với tuổi (r = 0,013, p = 0,86) [9].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nam 92,56 ± 34,05U/L cao hơn nữ 90,40 ± 35,28U/L, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi củng tuơng đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Hoài Hoạt độ GGT trung bình ở nam giới cao hơn hoạt độ GGT trung bình ở nữ giới (57,49

±  18,28U/L so  với  48,15 ±  16,50U/L [4]. và

Đoàn Quyết dũng (2017) hoạt độ GGT trung bình ở nam giới cao hơn hoạt độ GGT trung bình ở nữ giới (90,47 ± 66,11U/L so với 89,50

± 67,49U/L) [4]. Tỷ lệ ở nhóm bệnh nhân có thuốc lá có hoạt độ GGT cao hơn nhóm không hút thuốc lá, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

< 0,05), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với của Nguyễn Đình Hoai ( 2015) trên BMV cho kết quả là hoạt độ GGT ở nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá cao  hơn nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá (64,52 ± 12,66U/L so với 43,81 ± 16,58U/L;p<0,01)[4].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh có tăng huyết áp tăng cao hơn nhóm bệnh không tăng huyết  áp. Sự khác biệt  không có ý nghĩa

 

thống kê (p > 0,05). Hoạt độ GGT huyết thanh và huyết áp tâm thu có mối tương quan thuận mức độ vừa (r = 0,345; p < 0,05). Phương trình hồi quy tuyến tính: y = 0,1505x + 130,99. Không có mối tương quan giữa nồng độ GGT và huyết áp tâm trương (r = 0,202; p

  • 0,05). Nghiên cứu Lee DS và cs(2007) ở 3451 người và được theo dõi trong 19 năm sau. Tác giả nhận thấy GGT huyết thanh có sự tương quan thuận với BMI, tăng huyết áp, LDL cholesterol, triglycerid và glucose máu trong phân tích cắt ngang (p<0,005) [4]

Tương quan GGT với BMI trong nghiên cứu này của chúng tôi: Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm BMI ≥ 23kg/m2 là 120,45 ± 62,48U/l tăng cao hơn hoạt độ trung bình GTT nhóm BMI < 23kg/m2 là 70,75 ± 43,27  U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

< 0,05). Hoạt độ GGT huyết thanh và BMI có mối tương quan thuận mức độ vừa (r = 0,429; p < 0,01). Phương trình hồi  quy tuyến tính:  y

= 0,0173x + 20,295. Nghiên cứu Giral P và cs( 2006) trên 163.944 người mắc BMV, kết quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa hoạt độ GGT huyết thanh với BMI (r = 0,26; p<0,001).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh có Tropponin T tăng là cao hơn nhóm bệnh có Troponin T bình thường . Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hoạt độ GGT huyết thanh có mối tương quan thuận với Troponin T (r = 0,136; p < 0,05).

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vai trò độc lập của GGT trong sinh bệnh học của bệnh tim mạch thông qua xơ vữa động mạch. Enzym này đã được tìm thấy trong mảng xơ vữa động mạch vành, LDL và tế bào bọt. Hơn nữa nó đã được chứng minh rằng Glutathione thủy phân bởi GGT, chất xúc tác LDL oxy hóa cũng như tạo ra phản ứng oxy hóa, có khả năng thúc đẩy các biến chứng của mảng bám [6],[10].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm cắt tốt nhất của GGT trong dự báo tiên lượng bệnh mạch vành là lớn hơn 70; AUC = 0,582 ( 95% CI: 0,515 – 0,712) với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu 50%.

Mối liên quan của mức độ GGT và tiên lượng của bệnh mạch vành đã được nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh. Nghiên cứu lớn nhất về tầm quan trọng của GGT ở những bệnh nhân bị bệnh mạch vành đã được thực hiện bởi Ruttmann và cs. Tác giả đã  tìm ra mối liên quan giữa hoạt độ GGT cao và tỉ lệ tử vong tim mạch và cho rằng hoạt độ GGT cao là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch [10].

 

5.  KẾT LUẬN

  • Hoạt độ GGT huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành
  • Hoạt độ trung bình GGT ở bệnh nhân bệnh mạch vành là 98,81 ± 42,42U/L
  • Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh BTTMCB là 80,81 ± 25,41U/l thấp hơn hoạt độ trung bình GTT nhóm ĐTNKÔĐ là 96,65 ± 30,23U/L và NMCT là 120,01 ± 40,34U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • Hoạt độ trung bình GGT huyết thanh ở nhóm bệnh nhân ≥60 tuổi là 88,12 ± 34,72U/L thấp hơn nhóm bệnh nhân <60 tuổi là 98,92 ± 32,65U/L, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

5.2. Tương quan giữa GGT với yếu tố

  • Có mối tương quan thuận mức độvừa giữa hoạt độ GGT với tuổi (r =0,292; p<0,05), với huyết áp tâm thu (r= 0,345; p < 0,05), và với BMI (r=0,429; p<0,01) và với Troponin T (r=0,136; p< 0,05).Không có mối tương quan giữa GGT với huyết áp tâm trương,
  • GGT là yếu tố tiên lượng bệnh mạch vành với điểm cắt là lớn hơn 70U/L và diện tích dưới đường cong ROC là 0,582 với độ nhạy và độ đặc hiệu (Se: 100% và Sp: 50%).

 

6.  KIẾN NGHỊ

Ở bệnh nhân có bệnh mạch vành, định lượng GGT huyết thanh có giá trị để theo dõi và điều trị dự phòng ngăn ngừa các biến cố mạch vành.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Văn Tất Chiến (2013), Nghiên cứu hoạt độ gamma glutamyl transferase huyết

 

thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh lý van hai lá, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược- Đại học Huế.

  1. Đoàn Quyết Dũng (2017), Nghiên cứu hoạt độ gamma glutamyl transferase huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành, Kỷ yếu hội nghị tim mạch Miền Trung mở rộng
  2. Võ Thành Đông (2013), Nghiên cứu nồng độ gamma glutamyl transferase huyết thanh ở bệnh nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược – Đại học Huế.
  3. Nguyễn Đình Hoài (2015), Nghiên cứu hoạt độ gamma glutamyl transferase huyết thanh ở bệnh nhân bệnh mạch vành, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược- Đại học Huế.
  4. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Hữu Vinh (2008), “Dịch tể, bệnh sinh và yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch”, Bệnh học tim mạch, Tập II, Nxb Y học, 68 – 76.
  5. Nguyễn Đức Trường(2013), Nghiên cứu hoạt độ gamma glutamyl transferase huyết thanh ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược- Đại học Huế.
  6. Phạm Hữu Vinh, Hồ Huỳnh Quang Trí (2008), “Nhồi máu cơ tim cấp: Chẩn đoán và điều trị”, Bệnh học tim mạch, Tập II, Nxb Y học, 79 – 87.
  7. Aksakal E, Tanbuga H, Kurt Met at (2012), “The relation of serum gamma glutamyl transferase levels with coronary lesion complexity and long – term

 

outcome in patients with stable cononary artery disease”, Atherosclerosis, 221(2), pp.596-601.

  1. Bozbaş Hüseyin (2013), “Serum Gama- Glutamyl Trasferase activity and acute coronary syndromes”, Arch Turk Soc Cardiol, 41(4), 282-283.
  2. Desai Girish M, Raghnandan R, Dharapur

M.S. et al (2014). “Role of Gamma – Glutamyl-Transferase in evolution of coronary artery disease”, Int. J. Curr. Res. Aca. Rew; 2(2), pp.187-193.

  1. Giral Philippe, Ratziu Vlad, Chapman John C (2006), “Gamma Glutamyl Transferase as a risk factor for cardiovascular disease mortality: An epidemiological investigation in a cohort of 163.944 Austrian adults”, Circulation, 113, 299-300.
  2. Lee DS, Evans JC, Robins SJ et al (2007), “Gamma glutamyl transferase and metabolic syndrome, cardiovascular disease, and mortality risk: the Framingham Heart Study”, Arterioscler Thromb Vasc Biol, 27(1), pp. 127-133.
  3. Turgut O, Yilmaz A et al (2006), “Gamma-Glutamyltransferase is a promising biomarker for cardiovascular risk”, Medical Hypotheses, 67, pp. 1060- 1064.
  4. Ulus Taner, Yildirir Aylin, Elif SE et al (2008), “Serum gamma-glutamyl transferase activity: new high-risk criteria in acute coronary syndrome patients?”, Coronary Artery Disease, 19(7), pp. 489- 495.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe của trẻ mắc tăng sản thượng thận bẩm sinh

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN SỨC KHỎE …