Nghiên cứu tình hình loãng xương trên phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường Typ 2 tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LOÃNG XƯƠNG TRÊN PHỤ NỮ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG

Nguyễn Hữu Dũng, Trần Thị Ngọc Sương

Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang

DOI: 10.47122/vjde.2021.47.13

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Phát hiện loãng xương (LX) trên bệnh nhân nữ Đái tháo đường típ 2 là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và mức độ loãng xương và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 87 bệnh nhân nữ Đái tháo đường típ 2. Mật độ khoáng cổ xương đùi và cột sống thắt lưng được đo bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) với máy Explorer (S/N 91464). Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ loãng xương (LX) ở bệnh nhân nữ Đái tháo đường típ 2 là 55,2% (loãng xương nhẹ là 50,6%, loãng xương nặng là 4,6%). Đề tài nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tuổi, chiều cao, cân nặng, sự vận động, thời gian mắc bệnh đái tháo đường và thời gian mãn kinh với loãng xương. Kết luận: Các nghiên cứu có tính đại diện hơn cần thực hiện tiếp theo nhằm tầm soát loãng xương và xác định các yếu tố có liên quan đến loãng xương trên nhiều đối tượng bệnh nhân đái tháo đường khác nhau nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để phòng ngừa loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường.

Từ khóa: Loãng xương, bệnh nhân nữ đái tháo đường típ 2, bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang

 ABSTRACT

Research on osteoporosis status amongst women with type 2 diabets at Tien Giang general hospital

Nguyen Huu Dung, Tran Thi Ngoc Suong

Tien Giang general hospital

Backgrounds:  Detection of potential osteoporosis and its related factors are essential amongst type 2 diabetes mellitus (DM)  females.  Objective:  The  aims  of  this study are to identify osteoporosis rates and its levels amongst type 2 DM females admitten to Tien Giang General Hospital. Methods: A cross-sectional study was conducted among 87 type 2 DM females admitten to Tien Giang General Hospital. Bone mineral density of femoral neck and lumbar spine measured by DXA with Osteoscore Mobile Explorer (S/N 91464). Results: Rates of osteoporosis amongst type 2 DM females was 55.2% (consisting of 50.6% moderate and 4.6% servere osteoporosis status). Results showed that there were associations between age, height, weight, doing exercise, duration of diabetes mellitus, menopause length and osteoporosis. Conclusion:  Further generalization research should be done to screen osteoporosis and its related risk factors in order to find good solutions to prevent osteoporosis amongst diabetes patients.

Keywords: osteoporosis, type 2 DM females,Tien Giang general hHospital

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Hữu Dũng

Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021

Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected]

Điện thoại: 0913660160

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhân loại đang phải đương đầu với một loạt các bệnh lý liên quan tới tuổi: bệnh lý tim mạch, chuyển hóa, thoái hóa, ung thư… và loãng xương. Loãng xương là một rối  loạn chuyển hóa của bộ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng nhất là đối với phụ nữ sau mãn kinh và cũng là vấn đề tài chính lớn đối với  xã hội.

Ước tính, năm 2010, toàn thế giới có tới trên 200 triệu người bị loãng xương và con số này ở Việt Nam khoảng 2,8 triệu người.

Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng hàng năm trên thế giới kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển, kéo theo hậu quả của nó là hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, trong đó biến chứng cơ xương khớp là những biến chứng điển hình.

Bên cạnh những nguyên nhân như ăn uống ít calci, ít vận động, sinh con nhiều, mãn kinh… thì những người bệnh ĐTĐ típ 1 cũng như típ 2 nếu không được điều trị tốt, đường máu tăng cao, đường thải ra ngoài theo nước tiểu nhiều kéo theo lượng Ca, P cũng bị đào thải ra nhiều, những khoáng chất này là thành phần chủ yếu của muối xương, nếu bị mất đi một số lượng lớn sẽ dẫn đến giảm sút mật độ xương gây ra loãng xương.

Ngoài phương pháp chẩn đoán loãng xương bằng tia X Quang quy ước, ngày nay nước ta áp dụng một số kỹ thuật mới như đo mật độ khoáng của xương (kỹ thuật thường dùng nhất là đo hấp thụ tia X năng lượng kép DEXA và siêu âm định lượng), định lượng deoxypyridinolin trong nước tiểu. Các  kỹ thuật này cho phép ta chẩn đoán bệnh sớm hơn và theo dõi bệnh tốt hơn, phòng ngừa được hậu quả gãy xương.

Ở Việt Nam vấn đề này cũng được quan tâm gần đây với nhiều nghiên cứu về bệnh lý loãng xương ở phụ nữ đã được thực hiện. Ngoài ra cũng có các nghiên cứu về loãng xương trên một số đối tượng đặc biệt như sử dụng corticoid kéo dài, bệnh nhân sau ghép thận, bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Riêng bệnh nhân ĐTĐ chưa có nhiều nghiên cứu về loãng xương.

Vậy tỷ lệ loãng xương trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là bao nhiêu, đặc biệt là bệnh nhân nữ mắc ĐTĐ típ 2? Các yếu tố nào liên quan đến loãng xương ở phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ típ 2? Để từ đó có sự quan tâm đúng mức vấn đề loãng xương trên phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ trong y học thực hành.

Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình loãng xương trên phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”, nhằm 2 mục tiêu:

  1. Xác định tỷ lệ và mức độ loãng xương trên phụ nữ bệnh ĐTĐ típ
  2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ típ

 2.   ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân nữ mắc ĐTĐ típ 2 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.

2.2.  Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện tại khoa Khám bệnh, khoa Nội tiết và Đái tháo đường của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ 9/2018 đến 6/2020.

2.3.  Tiêu chí chọn mẫu

Tiêu chí chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo Bộ Y tế (2017):

  •  HbA1C ≥ 6,5%.
  • Glucose máu lúc đói (G0) ≥ 126 mg/dl (≥7,0 mmol/l). Glucose máu đói khi đã nhịn ăn  ít nhất 8 giờ.
  • Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
  • Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
  • Bệnh nhân đã điều trị thuốc loãng xương và đã dùng sữa điều trị loãng xương.
  • Các bệnh nhân có bệnh gây loãng xương thứ phát: cường cận giáp, cường giáp, bệnh cushing, bệnh gan mãn tính, hội chứng kém hấp thu, viêm khớp mãn tính, đa u tủy,
  • Có sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa xương: Glucocorticoid, Heparine, Wafarine, Thyroxin, Oestrogen…
  • Bệnh nhân mang
  • Bệnh nhân tâm thần.
  • Tình trạng lâm sàng quá nặng: bệnh nhân cấp cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu

N= Z2 x p(1 – p) /d2

Với: Z = 1,96 (α = 5 %);

p = tỉ lệ loãng xương ở bệnh nhân, theo nghiên cứu của Nguyễn Trung Hòa thì tỉ lệ này là 30%, nên chọn p=0,3.

d: độ chính xác tuyệt đối được chọn là 0,1; Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là: n = 81.

2.5. Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả bệnh  nhân nữ đái tháo đường típ2 có chỉ định đo mật độ xương cho đến khi đủ cỡ mẫu.

2.6. Nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu sau khi được chỉ định đo mật độ xương sẽ được thu thập các chỉ số theo nội dung bệnh án nghiên cứu gồm

+ Đặc điểm dân số học: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú.

+ Đặc điểm thói quen: Vận động, uống sữa/ngày, uống cà phê/ngày.

+ Đặc điểm lâm sàng: chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng mông, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, thời gian mãn kinh.

+ Nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c.

+ Mật độ khoáng cột sống thắt lưng và cổ xương đùi theo phương pháp DXA từ máy đo hấp thu tia X năng lượng kép (dual-photon X- ray absorptiometry-DXA) EXPLORER (S/N 91464) của BVĐKTG.

2.7.  Phương pháp xử lý dữ kiện và phân tích dữ kiện

– Thu thập số liệu:

Từ số liệu mật độ khoáng cột sống thắt lưng và cổ xương đùi được xác định mức độ loãng xương dựa vào T-score theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO, 2003.

Nếu mật độ khoáng cột sống thắt lưng hoặc cổ xương đùi được xác định ở mức độ loãng xương hay loãng xương nặng dựa vào T-score theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO (2003), bệnh nhân được xác định có loãng xương.

– Xử trí số liệu:
  • Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 0.
  • Trình bày số liệu dưới dạng bảng và biểu đồ.
  • Mô tả và kiểm định mối liên quan giữa các biến độc lập (là các biến đặc tính) và biến phụ thuộc (loãng xương) bằng phép kiểm chi bình phương.
  • Xác định các hệ số tương quan giữa các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng với mức độ loãng xương theo phương pháp phân tích hồi quy đa biến.
  • Giá trị p ≤ 0, 05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
  • Khoảng tin cậy 95% được xem là có ý nghĩa thống kê khi không chứa giá trị

3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

 Bảng 3.1 Đặc điểm dân số học và các thói quen của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái học của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

3.2. Xác định tỷ lệ và mức độ loãng xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ típ 2

Bảng 3.4 Mức độ loãng xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ típ 2

3.3. Các yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân nữ ĐTĐ típ 2

Các yếu tố liên quan sau được tính toán theo mô hình phân tích đơn biến.

3.3.1.   Liên quan giữa các đặc điểm dân số học với loãng xương

Bảng 3.5 Liên quan giữa các đặc điểm dân số học với loãng xương

Nhóm tuổi ≥ 60 so với nhóm tuổi < 60 có nguy cơ loãng xương cao hơn với OR tương ứng là 11,58 (p<0,001).

3.3.2.   Liên quan giữa các thói quen với loãng xương

Bảng 3.6. Liên quan giữa các thói quen với loãng xương

Nhóm không thường xuyên vận động, không uống cà phê/ ngày so với nhóm thường xuyên vận động, uống cà phê/ ngày có nguy cơ loãng xương cao hơn với OR tương ứng là 16,79; 11,24 (p<0,001).

3.3.3.   Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với loãng xương

Bảng 3.7 Liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng với loãng xương

Nhóm có thời gian bị ĐTĐ trên 10 năm, thời gian mãn kinh trên 10 năm so với nhóm có thời gian bị ĐTĐ dưới 10 năm, thời gian mãn kinh dưới 10 năm có nguy cơ loãng xương cao hơn với OR tương ứng là 5,93 (p<0,05); 11,58 (p<0,001).

4.  BÀN LUẬN

Một số nghiên cứu về mật độ xương tại nước ta đã khảo sát trên dải rộng về tuổi. Tuổi trung bình của đối tượng nữ trong nghiên cứu này là 69,4 ± 15,1 (cao nhất là 105), trong đó 27,6% dưới 60 tuổi. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương ở phụ nữ. Khi mức độ estrogen giảm sau khi mãn kinh, mức độ giảm mật độ xương tăng lên.

Bệnh nhân nữ trong nghiên cứu này có chiều cao trung bình 150,8 ± 11,5 (cm) và cân nặng trung bình là 50,5 ± 10,3 (kg). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của một số tác giả trong nước khác.

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tuổi càng cao mật độ xương càng giảm. Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ thường trên 60 tuổi, đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm.Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bệnh nhân  ĐTĐ nữ ≥ 60 tuổi có nguy cơ bị loãng xương cao hơn đối tượng < 60 tuổi gấp 11,58 lần với 95% CI (3,48 -38,47).

Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người thấp bé có nguy cơ loãng xương đồng thời loãng xương làm giảm chiều cao cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nữ có chiều cao dưới 150 cm có nguy cơ bị loãng xương rất có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ĐTĐ nữ có cân nặng dưới 50kg có nguy cơ bị loãng xương hơn người có cân nặng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương đỉnh. Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương đùi và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng chuyển androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với loãng xương, kết quả nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ĐTĐ nữ có BMI < 23 kg/m2 có nguy cơ loãng xương hơn người có BMI ≥ 23 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Liên quan giữa thói quen vận động thường xuyên với loãng xương, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân ĐTĐ nữ có thói quen không vận động thường xuyên có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 16,79 lần hơn người có thói quen vận động với ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tuy nhiên, người không có thói quen uống cà phê hàng ngày lại có nguy cơ loãng xương cao hơn người uống cà phê/ ngày gấp 11,2 lần. Điều này có thể lý giải ở người càng cao tuổi tỷ lệ có thói quen uống cà phê/ ngày hầu như rất thấp do thường có một số bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…

Thời gian bị ĐTĐ càng lâu (≥10 năm) có nguy cơ loãng xương cao hơn gấp 5,93 lần so với người có thời gian bị ĐTĐ ngắn hơn. Sự suy giảm chức năng hoạt động của một số tuyến nội tiết có khả năng gây nên tình trạng loãng xương. Thời gian mãn kinh càng lâu (≥10 năm) có nguy cơ loãng xương cao hơn gấp 11,58 lần so với người có thời gian mãn kinh ngắn hơn. Sự thiếu hụt oestrogen gây nên loãng xương có thể giải thích cho kết quả này.

5.  KẾT LUẬN

Tỷ lệ loãng xương (LX) ở bệnh nhân nữ Đái tháo đường típ 2 là 55,2% (loãng xương nhẹ là 50,6%, loãng xương nặng là 4,6%).

Đề tài nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa bệnh nhân ≥ 60 tuổi, không thường xuyên vận động, chiều cao thấp, cân nặng thấp, thời gian mắc bệnh đái tháo đường và thời gian mãn kinh lâu có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.

6.  KIẾN NGHỊ

Các nghiên cứu có tính đại diện hơn cần thực hiện tiếp theo nhằm tầm soát loãng  xương và xác định các yếu tố có liên quan đến loãng xương trên nhiều đối tượng bệnh nhân đái tháo đường khác nhau nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để phòng ngừa loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Anh Thư, (2010). Loãng xương và gãy xương, Hội nghị khoa học thường niên, tháng 4-2010.
  2. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên, (2007). Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.: NXB Y học.
  3. Wongdee, and N. Charoenphandhu, (2011). Osteoporosis in diabetes mellitus: Possible cellular and molecular mechanisms. World journal of diabetes,. 2(3): p. 41-48.
  4. Tạ Văn Bình, (2006). Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và dự phòng.: Nhà xuất bản Y học.
  5. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp, Các bệnh xương do chuyển hóa. Nhà xuất bản Y học. p. 22-37.
  6. American Diabetes Association (2010). Standards of medical care in diabetes. Clinical Diabetes. 33(22): p. 10-20.
  7. Nguyễn Trung Hòa, (2008). Nghiên cứu tình hình loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người trên 45 tuổi tại Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh., Trường Đại học Y Huế.
  8. World Health Organization, (2007). WHO scientific group on the assessment of osteoporosis at primary health care level., World Health Organization:
  9. Trần Vi Tuấn và cs, (2014). Tình hình loãng xương và các yếu tố liên quan đến loãng xương ở bệnh nhân nữ đái tháo đường típ22 tại Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y học thực hành (914) – số 4/2014.
  10. Nguyễn Thị Ngọc Lan, (2015). Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …