Thay đổi lối sống ở người trưởng thành thừa cân- béo phì

THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THỪA CÂN – BÉO PHÌ

Nguyễn Thị Nhạn

Đại học Y Dược Huế

DOI: 10.47122/vjde.2021.47.9

TÓM TẮT

 Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch – chuyển hóa, như đái tháo đường típ 2  (ĐTĐ2), THA, rối loạn lipid máu và  bệnh ĐM vành. Thay đổi lối sống ở người trưởng thành thừa cân-béo phì sẽ giảm nguy cơ bệnh suất và tử suất. Trước khi điều trị, phải cung cấp cho bệnh nhân hiểu các triệu chứng hiện có, các nguyên nhân cơ bản gây thừa cân-béo phì, như ăn nhiều, tỉnh tại (ít vận động), bệnh phối hợp (ví dụ ĐTĐ2, THA, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, viêm xương  khớp, ngưng thở khi ngủ…), yếu tố xã hội, môi trường, yếu tố gia đình như tiền sử gia đình   có người béo phì, hay vấn đề tâm thần. Chương trình thay đổi lối sống: như gia tăng hoạt động thể lực và tiết thực. Điều rõ nhất là nó làm chậm tiến trình chuyển qua tiền đái tháo đường và ĐTĐ2. Điều trị giảm trọng lượng: chương trình can thiệp lối sống nên tăng cường và theo dõi thường xuyên để đạt được giảm trọng lượng có hiệu quả và cải thiện các chỉ số lâm sang. Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 béo phì, giảm 5% trọng lượng là đạt được kết cục có lợi trên kiểm soát glucose máu, lipid máu và huyết áp. Về tiết thực:  giảm thức ăn đưa vào: giảm calories bằng  thức ăn có lượng mỡ thấp (low-fat diets), tinh bột thấp, thức ăn nhiều chất xơ, rau và trái cây… cũng nên phối hợp sự hổ trợ của các chuyên gia và tăng cường theo dõi, là khuyến cáo để duy trì giảm trọng lượng;  Tập luyện thể     dục:     nên     tập     ít     nhất     30    phút mỗi ngày và ít nhất 150 phút hay nhiều hơn mỗi tuần, loại hoạt đông vừa phải hay mạnh; thường tập 5 ngày trong tuần, không nên quá 2 ngày không tập. Đối với loại tập luyện mạnh thì thời gian ngắn hơn, ít nhất 75 phút/tuần. Khuyến cáo loại hình tập  luyện  bao gồm: chạy bộ, đi bộ nhanh, đi bộ,  dancing, đi xe đạp, bơi lội, làm vườn,  làm việc nhà. Lưu ý: Thời gian và loại hình tập luyên nên phù hợp với từng cá nhân, như bn ĐTĐ típ 2 béo phì có biến chứng võng mạc phồn thực, chống chỉ định loại dùng kháng  lực mạnh, dễ gây xuất huyết thể kính hay bóc tách võng mạc, cẩn thận BN có biến chứng thần kinh ngoại biên, thần kinh tự động tim mạch hay thoái hóa khớp…

SUMMARY

Lifestyle changes for adults who are overweight or obese

Nguyen Thi Nhan

Hue University of Medicine and Pharmacy

 Obesity is an important risk factor for cardiometabolic diseases such as diabetes, hypertension, dyslipidemia, and coronary artery disease. Lifestyle changes for adults who are overweight or obese will decrease morbidity and mortality. Before treatment, the patients have to understand any presenting symptoms, any underlying causes of being overweight or obese, such as eating behaviours, sedentarity, the comorbidities (for example type 2 diabetes, hypertension, dyslipidaemia, cardiovascular disease, osteoarthritis, a and sleep apnoea…), any environmental, social and family factors, including family history of overweight and obesity, any psychological problems. Lifestyle changes programs: such as increased physical activity                                       and healthier eating (diet). Strong evidence exists that treatment of obesity can slow the progression of prediabetes to diabete. Weight Management: Lifestyle intervention programs should be intensive and have frequent follow- up to achieve significant reductions in excess body weight and improve clinical indicators. For many individuals with overweight and obesity with type 2 diabetes, 5% weight loss is needed to achieve beneficial outcomes in glycemic control, lipids, and blood pressure.

Diet: to reducing calorie intake: reduce calories by lowering the fat content (low-fat diets), low carbohydrate, high fiber foods, legumes and fruits… in combination with expert support and intensive follow-up, are recommended for sustainable weight loss. Exercise and physical activity: Encourage adults to do at least 30 minutes/day and at least 150 minutes or more/week of moderate or to vigorous-intensity aerobic activity; on 5 or more days a week; with no more than 2 consecutive days without activity. Shorter durations (minimum 75 minutes/week) of vigorous. Recommend types of physical activity, including: brisk walking, walking, dancing, cycling, swimming, gardening, housework. Note: Types and times of physical activity should to fit individuals. Such as diabetic patients with obese, exercise in the presence of Microvascular Complications Retinopathy, if proliferative diabetic retinopathy or severe nonproliferative diabetic retinopathy is present, then vigorous-intensity aerobic or resistance exercise may be contraindicated because of the risk of triggering vitreous hemorrhage or retinal detachment. To be prudence in patient with Peripheral Neuropathy diabetic, Individuals with diabetic autonomic neuropathy should undergo cardiac; patients with cardiovascular disease, osteoarthritis.

Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Nhạn

Ngày nhận bài: 09/01/2021

Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021

Ngày duyệt bài: 01/04/2021

Email: [email protected]

Điện thoại: 0989635735

ĐIỀU TRỊ THAY ĐỔI LỐI SỐNG Ở NGƯỜI BÉO PHÌ

Mô hình điều trị béo phì: có 3 phương cách: Tiết thực giảm trọng lượng; hay đổi chuyển hoá thức ăn; tăng năng lượng tiêu dùng (tập luyện thể dục)

1. TIẾT THỰC GIẢM TRỌNG LƯỢNG Giảm trọng lượng là chìa khoá của mục tiêu điều trị: giảm 5-10% trọng lượng ban đầu, thì cải

thiện glucose máu, huyết áp, RLlipid. Cải thiện HbA1c ở 80% bn ĐTĐ típ 2 có thừa cân hoặc béo phì. Ở bn tiền ĐTĐ, nếu giảm 7% trọng lượng thì giảm 58% nguy cơ bị ĐTĐ týp 2

Tiết thực giảm calo, giảm glucid.

1.1. Giảm calo: 20-25 kcalo/kg/ngày. Giảm glucide, giảm thức ăn giàu-carbohydrat, loại trừ đường đơn.

Tiết thực calo thấp (800–1600 kcal/ngày), nhưng lưu ý rằng những điều này ít có khả năng được hoàn thiện về mặt dinh dưỡng).

Tiết thực calo rất thấp: chỉ định ở người quá béo (BMI ³40), với 400-800kcal chủ yếu protein kèm vitamin, muối khoáng thích hợp. Chống chỉ định với bệnh gan, thận. Tiết thực này giảm 15-25 kg/12 tuần.

Tuy nhiên theo ADA 2021, không nên dùng thường qui tiết thực calo rất thấp (very- low-calorie diets: 800 kcal/ngày hay ít hơn) để điều trị cho những bệnh nhân quá béo

1.2.  Tiết thực ít mỡ:

Khuyến cáo về tiết thực mỡ: Lipids: 25- 35%; trong đó mỡ bảo hòa 7%; mỡ đơn không bão hòa <20% năng lượng; mỡ đa không bão hòa <10% năng lượng.

Giảm thức ăn ít mỡ; nên dung loại mỡ không bảo hòa, cải thiện được bệnh mạch vành. <40 g mỡ/ngày (áp dụng lâu dài hàng năm).

Ảnh hưởng mỡ trên rối loạn lipid:

  • Mỡ bảo hòa: ↑LDL cholesterol. Mỡ từ động vật, bơ, dầu dừa, dầu cọ
  • Mỡ đơn không bão hòa, acid béo:

↓LDL↓TG, ↑HDL (chỉ với tiết thực ít mỡ). Dầu olive, dầu đậu, dầu hướng dương, dầu lê tàu, đậu phụng & các loại hạt

  • Mỡ đa không bão hòa: ↓LDL ↓ HDL. Dầu đậu nành, bắp và rum đỏ, dầu cá (hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích & cá hồi) và phần lớn loại hạt
1.3.     Thức ăn không sinh nhiều năng lượng:

Dùng trái cây, các loại rau, loại toàn hạt, giàu chất xơ. Thay thế thức ăn có chất dinh dưỡng thấp, giàu calo bằng thức ăn có chất dinh dưỡng cao, ít năng lượng. nhằm tránh  bc tim mạch: nên dùng các lọai legume, trái cây; loại toàn hạt, các thức ăn được chế biến ít mỡ.

Khuyến cáo tiết thực DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension), NIH 2006

Tiết thực muối: The 2013 ACC/AHA: khuyến cáo hạn chế muối để giảm nguy cơ tim mạch:

<2400 mg/ngày. Để giảm tăng HA, thì nên giảm muối nhiều hơn nữa: 1500 mg/ngày

– Mô hình đĩa thức ăn

Hữu ích khi được sử dụng làm công cụ hướng dẫn giai đoạn đầu cho những người:

  • Mới được chẩn đoán
  • Muốn có một kế hoạch đơn giản hoặc cảm thấy khó áp dụng các kế hoạch chi tiết khác
  • Khó đọc hoặc không quen với các con số
  • Học tốt hơn nếu sử dụng hình ảnh
  • Ăn ở ngoài thường xuyên
  • Muốn giảm số lượng carbohydrate mà họ tiêu thụ

2.   HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ TẬP LUYỆN THỂ DỤC.

– Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng, là điều trị đầu tiên cho bn thừa cân và béo phì. Mục đích tập luyện thể lực: nhằm giảm nguy cơ XVĐM, Giảm cân Tăng nhạy cảm insulin ngoại biên. Cải thiện glucose máu ở bn ĐTĐ týp 2. Cải thiện lipid: giảm TG, cholesterol, LDL-C và VLDL, tăng HDL- C). Trên tim mạch (tăng khả năng sử dụng oxy, làm chậm nhịp tim, giảm HA, giảm nguy cơ tắc mạch, giảm tử suất BMV). Tần suất tim = 50% tần suất tim tối đa; TS tim tối đa = (220-tuổi). Vd bn 50 tuổi: [220 – 50]/2 = 170/2 = 85lần/ph,

GUIDELINE DỰ PHÒNG TIÊN PHÁT Ở NGƯỜI THỪA CÂN –BÉO PHÌ (theo ACC, AHA Guideline 2019)

1/ Khuyến cáo điều trị các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch dành cho người trưởng thành có thừa cân-béo phì

  • Khuyến cáo giảm trọng lượng để cải thiện các yếu tố nguy cơ vữa xơ tim mạch (COR: I, LOE: BR)
  • Tư vấn về can thiệp thay đổi lối sống: gồm hạn chế calorie, được khuyến cáo nhằm đạt được giảm trọng lượng ở người thừa cân béo phì (COR: I, LOE: BR)
  • Khuyến cáo nên tính BMI hàng năm hay thường xuyên hơn ở người trưởng thành có TC-BP nhằm đánh giá tình trạng giảm trọng lượng như thế nào (COR: I, LOE: C-EO)
  • Nên đo vòng bụng, vì là yếu tố nguy cơ cao cho chuyển hóa – tim mạch

2/ Khuyến cáo về dinh dưỡng và tiết thực

  • Cần ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá, để giảm các yếu tố nguy cơ bệnh TM do xơ vữa/ASCVD (COR: I; LOE: BR)
  • Thay thế mỡ bão hòa bằng mỡ đơn không bão hòa và mỡ đa không bão hòa, có thể có lợi để giảm nguy cơ ASCVD (COR: IIa; LOE: B-NR).
  • Một chế độ ăn uống có giảm lượng cholesterol và natri có thể có lợi để giảm nguy cơ ASCVD (COR: IIa; LOE: B-NR)
  • Giảm tiêu thụ thịt chế biến, carbohydrate tinh chế và đồ uống có đường để giảm nguy cơ ASCVD (COR: IIa; LOE: B- NR).
  • Nên tránh tiêu thụ chất béo chuyển hóa để giảm nguy cơ ASCVD (COR: III; LOE: B- NR).

3/ Khuyến cáo về tập thể dục và hoạt động thể lực

3.1. Người lớn nên tập luyện thể dục thường xuyên để đạt mục tiêu tối ưu thay đổi lối sống (COR: I, LOE: BR)

3.2. Người lớn nên tập ít nhất 150 ph/mỗi tuần tăng cường độ dần, hay 75 ph/mỗi tuần loại aerobic cường độ mạnh (hay phối hợp tương đương giữa tập thẻ dục loại vừa và mạnh để giảm nguy cơ ASCVD (COR: I; LOE: B-NR)

3.3 Đối với những người không có khả năng đáp ứng khuyến cáo hoạt động tối thiểu, (ít nhất 150 minutes/tuần tăng dần cường độ hay 75 phút/tuần với tập aerobic cường độ mạnh), hoạt động thể lực tăng cường mức độ vừa phải hay mạnh hơn, ngay cả khi nếu tập ít hơn khuyến cáo, vẫn có thể có lợi giảm yếu tố nguy cơ tim mạch do xơ vữa (COR: IIa; LOE B-NR)

3.4.Giảm thái độ tỉnh tại có lẽ hợp lý để giảm nguy cơ gây xơ vữa tim mạch (COR IIb; LOE: C-LD)

Định nghĩa và các loại hoạt động thể lực tăng cường khác nhau (WHO guidelines on physical activity and sedentary behavior 2020).

HÀNH VI ÍT VẬN ĐỘNG/TĨNH TẠI (SEDENTARY BEHAVIOR).

Định nghĩa hành vi ít vận động: khi tiêu dùng năng lượng ≤1.5 METs khi ngồi, ngã lưng, hay ở tư thế nằm.

Đứng cũng là một vận động, xếp loại ít vậnđộng (Sedentary activity) khi năng lượng tiêu dùng ≤1.5 METs, nhưng không xếp vào loại tĩnh tại

MET: Metabolic Equivalent; mph = miles per hour.

1 mph = 0.44703 m/s (metre per second)

= 1.609344 km/h)

≈ 2.2369 miles per hour

Theo WHO 2020: Ở người trưởng thành (18-20), hoạt động thể lực đem lại kết cục tốt cho sức khỏe như sau:

  • Cải thiện tử suất do tất cả mọi nguyên nhân.
  • Tử suất bệnh tim mạch, tăng HA, ung thư, ĐTĐ típ
  • Sức khỏe tâm thần (giảm triệu chứng lo lắng và trầm cảm);
  • Sức khỏe nhận thức và giấc ngủ
  • Đo lượng mỡ có cải thiện

●      Khuyến cáo mạnh mẽ, bằng chứng chắc chắn vừa phải:

  • Tất cả người trưởng thành nên thực hiện hoạt động thể lực đều đặn
  • Người trưởng thành nên tập luyện aerobic cường độ vừa phải, Ít nhất 150 phút – 300 phút/tuần, or
  • Ít nhất 75–150 phút loại tập luyện với cường độ mạnh tăng dần, or
  • Phối hợp loại tập luyện cường độ mạnh – với cường độ vừa phải hàng tuần, có lợi đáng kể cho sức khỏe
  • Nên tập luyện hoạt động loại kháng lực để tăng cường sức cơ (nhóm cơ chính) mức độ vừa phải hay cường độ tăng dần, 2 hay nhiều ngày trong tuần.

Tập thể dục như thế nào là đúng? theo WHO 2020

– Tâp luyện thể dục vừa phải: Đi bộ nhanh, manh (chân soạt dài, đánh tay mạnh), nhảy đầm, chạy bộ, ít nhất 150 phút đến 300 phút/tuần, tương đương 12 Miles/tuần (1 mile = 1,61km); 12 miles = 19,32km/tuần;

  • Tâp luyện thể dục mạnh hơn, có lợi hơn: như thể thao bóng chuyền bóng rỗ. ít nhất 75 phút/tuần đến 150 phút /tuần
  • Tâp luyện thể dục với kháng lực mạnh (liên quan đến nhóm cơ), ít nhất là 2 ngày trong tuần, nên tập 2-3 lần/tuần

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. ACC, AHA Guideline 2019
  2. ADA (2021). Standards of Medical Care in Diabetes
  3. Androniki Stavridou, Evangelia Kapsali ad al. (2021). Obesity in Children and Adolescents during COVID-19 Pandemic. Children 2021, 8,
  1. DASH: Eating Plan (2006). U.S. DEPARTMENT OF HEALTH AND HUMAN SERVICES National Institutes of Health National Heart, Lung, and Blood Institute
  2. Maedeh Mansoubi, Natalie Pearson , Stacy A Clemes et all.(2015). Energy expenditure during common sitting and standing tasks: examining the 1.5 MET definition of sedentary behavior. BMC Public Health (2015) 15:516
  1. Mark S. Tremblay, Salom é Aubert, Joe D. Barnes et all. (2017). Sedentary Behavior Research Network (SBRN) – Terminology Consensus Project process and International Journal of Behavioral Nutrition and Physical Activity
  2. Nahla Hwalla and Zeinab Jaafar (2021). Dietary Management of Obesity: A Review of the Evidence. Diagnostics 2021, 11, https://dx.doi.org/10.3390/diagnostics110 10024
  1. NICE 2021. Lifestyle changes for adults who are overweight or obese
  2. NICE 2021 Obesity management in adults
  3. Obesity Prevention and Management.. UMHS Obesity Prevention and Management, June 2020 MICHIGAN MEDECINE
  4. Obesity in adults: a clinical practice guideline. OBESITY IN ADULTS, CMAJ | AUGUST 4, 2020 | VOLUME 192 | ISSUE 31
  1. Tara Kelly, David Unwin and Francis Finucane (2020). Low-Carbohydrate Diets in the Management of Obesity and Type 2 Diabetes: A Review from Clinicians Using the Approach in Practice. International Journal of Environmental Research and Public Health
  2. World Health Organization 2020. WHO GUIDELINES ON PHYSICAL ACTIVITY AND SEDENTARY BEHAVIOUR
  3. VA/DoD Clinical Practice Guideline for the Management of Adult Overweight and Obesity 2020
  4. Xiaoming Jia; Michael D. Miedema; Salim Virani (2020 ). A Most Pragmatic Panacea: Diet in the 2019 ACC/AHA Guideline on the Primary Prevention of Cardiovascular Disease. American College of cardiology, Aug 24, 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …