Tiền sản giật và rối loạn Bilan lipid máu

TIỀN SẢN GIẬT VÀ RỐI LOẠN BILAN LIPID MÁU

Lê Lam Hương*

*Đại học Y Dược Huế

ABSTRACT

Preeclampsia and blood bilan lipid disorder

 Preeclampsia accounts for 5-10 %, is a common disorder in pregnancy after the 20th week onwards with symptoms such as edema, hypertension, proteinuria. Pre-eclampsia disease is often accompanied by changes some blood biochemical index, particularly is bilan lipid. We researched on 65 pre-eclampsia women hospitalized in the Department of Obstetrics and Gynecology, Hue Central Hospital in the period from 06/2013 to 06/2014 according to cross-sectional descriptive method.

Results: The proportion of pregnant with preeclampsia who severe systolic hypertension accounted for 29.2% , severe diastolic hypertension was 24.6 %. The proportion of high level cholesterol was 55.4 %. The rate of high level triglyceride was 56.9 %, and low level HDL – C was 64.6 %.

High level cholesterol in severe systolic hypertension group accounted for 89.4%, and in severe diastolic hypertension group was 87,5%. The rate of high level triglyceride in severe systolic hypertension group was 68.4%, and in severe diastolic hypertension group was 75,0%. The proportion of HDL-C level under 0,9µmol/L in severe systolic hypertension group was 73,6% and 71,7% in severe diastolic hypertension group. LDL-C >3,34µmol/L accounted for 68.4% in severe systolic hypertension group and 61,5% mild systolic hypertension group. Conclusions: There was a relationship between hypertension levels in preeclampsiaand blood bilan lipid disorder.

Key words: Preeclampsia, hypertension, pregnancy.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Lam Hương

Ngày nhận bài: 14.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 27.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiền sản giật hay rối loạn tăng huyết áp trong thời kỳ thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% trong tổng số sinh,  là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ từ sau tuần lễ thứ 20 trở đi [1].Nguyên nhân của bệnh tiền sản giật này còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên có những yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh và biến chứng của bệnh.Bệnh là trong số các nguyên nhân gây tử vong mẹ và tử vong chu sinh và  cũng là nguyên nhân hàng đầu làm cho thai nhi kém phát triển hoặc chết trong tử cung. Ở Việt Nam tỷ lệ tiền sản giật – sản giật chiếm khoảng 3-7% [1][2].

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề ở thai phụ tiền sản giật. Có thể dẫn đến thay đổi kết quả của hàng loạt các xét nghiệm sinh hóa như rối loạn bi lan chuyển hóa Lipid, giảm chức năng gan thận, tăng. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và rối loạn bilan lipid  máu ở những người cao huyết áp đã được nhiều tác giả nghiên cứu[18].

Nhiều tác giả nghiên cứu báo cáo mối liên quan giữa tiền sản giật – sản giật và một số yếu tố như: cao huyết áp, phù protein niệu, rối loạn chuyển hóa, acid uric và creatinin máu [3]. Một nghiên cứu nội tiết ở phụ nữ mang thai đã đưa ra kết luận là trong thai kỳ có sự gia tăng chỉ số triglycerid và cholesterol máu do tác động của hormone và sự tăng cân. Triglycerid tăng dần và cao nhất trong 3 tháng cuối của thai kỳ [9].

Rối loạn chuyển hóa Lipid bao gồm nhiều loại. Nghiên cứu về mối liên quan giữa rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tiền sản giật, một số tác giả nhận thấy các chỉ số sinh hóa máu đều tăng, và mức độ tăng có ảnh hưởng đến mức độ nặng của tiền sản giật.Rối loạn lipid máu là một tình trạng rất phổ biến, là một biểu hiện của hội chứng chuyển hoá, ðặc biệt gặp nhiều ở thai phụ béo phì. Trong tiền sản giật, rối loạn lipid máu cũng rất thường gặp. Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, các biến chứng ở não gan thận ở bệnh nhân tiền sản giật. Có một sự liên quan giữa rối loạn lipid máu với trình trạng cao huyết áp và nguy cơ các bệnh tim mạch ở những thai phụ này[8][13].

Trong vấn đề điều trị tiền sản giật ngoài việc giảm phù, giảm protein niệu, hạ huyết áp, thì việc điều trị rối loạn lipid máu cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid máu có một ý nghĩa rất lớn trong việc dự phòng các biến chứng, , vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa tiền sản giật và rối loạn bilan lipid máu

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng: 65 sản phụ nhập viện điều trị tại Khoa Phụ Sản- Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 06/2013-06/2014.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tuổi thai từ  > 20 tuần đến 41 tuần, phù, huyết áp cao , Protein niệu (+). Đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ: Cao huyết áp bản chất (tiền sử cao huyết áp). Bị bệnh rối loạn chuyển hoá trước khi có thai. Bệnh gan, tim, thận mãn tính.

  1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
  2. Các bước tiến hành:Nghiên cứu các đặc điểm chung Tuổi, nghề nghiệp, địa dư. tiền sử sản khoa. Khám toàn thân lúc bệnh nhân nhập viện ghi nhận trình trạng huyết áp, phù…Các xét nghiệm sinh hóa máu được lấy và làm ngay khi bệnh nhân nhập viện.
  3. Phương pháp xử lý số liệu:Số liệu thu thập qua phiếu điều tra được nhập, xử lý, phân tích theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình SPSS 19.0.
  4. Đạo đức nghiên cứu: Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu, thông tin của bệnh nhân được giữ kín. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ

Bảng 1:Mức độ tăng huyết áp

Tỷ lệ các thai phụ thai phai tăng huyết áp tâm thu ở mức nhẹ là 60,0 %, mức nặng chiếm tỷ lệ 29,2%. Tỷ lệ các thai phụ bị TSG không tăng huyết áp tâm trương là 12,3% và 63,1% thai phô tăng huyết áp tâm trương ở mức nhẹ, mức nặng chiếm tỷ lệ 24,6%.

Bảng 2: Bi Lan Lipid máu

Chỉ số cholesterol tăng cao chiếm tỷ lệ 55,4%.Chỉ số triglyceride tăng trên mức bình thường chiếm 56,9%, có 43,1% nồng độ Triglyceride máu bình thường. Chỉ số HDL-C thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ 64,6%. Chỉ số LDL-C cao hơn>3,34 (µmol/L) chiếm 50,8%.

Bảng 3. Mối liên quan giữa huyết áp và nồng độ Cholesterol

Chỉ số cholesterol tăng cao ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 89,4% nhóm tăng huyết áp mức độ nhẹ chiếm 48,8% và không tăng ở nhóm không tăng huyết áp. Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng chỉ số cholesterol tăng chiếm tỷ lệ 87,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 4. Mối liên quan giữa huyết áp và nồng độ Triglyceride

Chỉ số Triglyceride tăng cao ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 68,4% nhóm tăng huyết áp mức độ nhẹ chiếm 46,2% và không tăng ở nhóm không tăng huyết áp. Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì chỉ số Triglyceride tăng chiếm tỷ lệ 75,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Bảng 5. Mối liên quan giữa huyết áp và nồng độ HDL Cholesterol

Chỉ số HDL-C giảm thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ 73,6%ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng không giảm ở nhóm có huyết áp bình thường. Chỉ số HDL-C giảm thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ 81,2% ở nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng.

Bảng 6. Mối liên quan giữa huyết áp và nồng độ LDL Cholesterol

Chỉ số LDL-C >3,34(µmol/L) chiếm tỷ lệ 68,4% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 61,5 % ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ. Chỉ số LDL-C >3,34(µmol/L) chiếm tỷ lệ 87,5% ở nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng

IV. BÀN LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ các thai phụ bị TSG không tăng huyết áp tâm thu là 10,8% và có đến 60,0 % thai phụ tăng huyết áp tâm thu ở mức nhẹ, tỷ lệ 29,2% mức nặng. Tỷ lệ các thai phụ bị TSG không tăng huyết áp tâm trương là 12,3% và 63,1% thai phụ tăng huyết áp tâm trương ở mức nhẹ, mức nặng chiếm tỷ lệ 24,6%. Nhiều nghiên cứu ghi nhận chỉ số tăng huyết áp là yếu tố quan trọng và đầu tiên trong bệnh lý tiền sản giật – sản giật. Nghiên cứu tại Huế năm 2001 đưa ra chỉ số tăng huyết áp 160/100mmHg chiếm tỷ lệ 65,8%. Một số nghiên cứu và nhận định thấy tăng huyết áp ở bệnh tiền sản giật là yếu tố quan trọng và có tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và con. Khi có dấu hiệu cao huyết áp cần thiết theo dõi và điều trị tại bệnh viện tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra như sản giật. Tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa Lipid có liên quan với nhau gây nên các biến chứng không tốt cho thai phụ [4][5].

Bình thường cholesterol trong máu có chỉ số là 3,6-5,18(µmol/L), trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số cholesterol tăng cao hơn mức bình thường (>5,18 µmol/L) chiếm tỷ lệ 55,4%, và  44,6% nồng độ Cholesterol trong giới hạn bình thường. Chỉ số cholesterol tăng ở nhóm tăng huyết áp mức độ nhẹ chiếm 48,8% và ở nhóm không tăng huyết áp thì không thấy tăng cholesterol. Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nhẹ chỉ số cholesterol tăng chiếm tỷ lệ 53,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.Như vậy, trong bệnh lý tiền sản giật chỉ số cholesterol máu đều tăng hơn bình thường và chiếm tỷ lệ tăng cao dần theo mức độ nặng của cao huyết áp.

Các nghiên cứu trên các bệnh nhân tăng huyết áp, các tác giả nhận thấy có mối liên quan giữa chỉ số tăng cholesterol với cao huyết áp, trong khi đó chỉ số cholesterol tăng tỷ lệ thuận với mức nặng nhẹ của cao huyết áptâm thu và tâm trương [9], và cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi khi chỉ số cholesterol tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ đến 89,4% và nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng chỉ số cholesterol tăng chiếm tỷ lệ 87,5%, điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ tăng cholesterol có mối liên quan đến tăng huyết áp trong  bệnh lý tiền sản giật. Trong tất cả các bệnh nhân tiền sản giật có liên quan với chỉ số tăng huyết áp tối đa, trong đó nếu huyết áp tối đa ≥ 200 mmHg thì chỉ số cholesterol tăng cao nhất.

Chỉ số triglycerid trong máu bình thường từ 0,8-1,7(µmol/L), theo kết quả nghiên cứu này chỉ số triglycerid tăng trên mức bình thường (>1,7  µmol/L) chiếm tỷ lệ 56,9%, và 43,1% nồng độ Triglyceride máu trong giới hạn bình thường. Trong đó Chỉ số Triglyceride tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 68,4% , nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì chỉ số Triglyceride tăng chiếm tỷ lệ 75,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. So với các nghiên cứu khác thì mức độ tăng triglycerid trong máu có thấp hơn, có lẽ do cách chọn mẫu và địa điểm nghiên cứu khác nhau.Kết quả nghiên cứu của Ray JP và cộng sự (2006) cho thấy: tất cả các trường hợp tiền sản giật đều có chỉ số triglycerid tăng cao hơn ở thai nghén thường và chỉ số tăng trung bình  là 3,81mmol/L [10]. Như vậy chỉ số tăng triglyceride có mối liên quan với tăng huyết áp trong bệnh lý tiền sản giật

Chỉ số HDL – Cholesterol trong máu ở người bình thường >0,9(µmol/L), trong thai nghén có sự thay đổi chỉ số này. Theo nghiên cứu của này chỉ số HDL-C thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ 64,6%. Nghiên cứu này ghi nhận chỉ số HDL-C giảm thấphơn 0,9µmol/L chiếm tỷ lệ 73,6% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 71,7% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ, không giảm ở nhóm có huyết áp bình thường. Chỉ số HDL-C cũnggiảm thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ rất cao là 81,2% ở nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng. Như chúng ta đã biết, trong bệnh lý tăng huyết áp nguyên phát có sự giảm chỉ số HDL-C, như vậy có mối liên quan giữa giảm chỉ số HDL-C và bệnh lý tiền sản giật như những nghiên cứu khác[11].

Ở người bình thường chỉ số LDL-Cholesterol trong máu từ 0-3,34 µmol/L trong thai nghén chỉ số này có sự gia tăng dần và cao nhất vào quý III của thai kỳ. Đặc biệt trong bệnh lý tiền sản giật – sản giật chỉ số này tăng cao hơn 21% theo Simon Sep và cộng sự [12].Kết quả nghiên cứu này ghi nhận chỉ số LDL-C cao hơn>3,34 (µmol/L) chiếm tỷ lệ 50,8% trong đó ở nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì LDL-C >3,34(µmol/L) chiếm tỷ lệ 87,5%. Nghiên cứu trên 99 trường hợp tiền sản giật với nhóm chứng 99 thai nghén thường cho kết quả chỉ số LDL-C ở thai nghén thường thấp hơn ở tiền sản giật nặng [10]. Với những kết quả trên, qua nghiên cứu của chúng tôi cũng như nhiều  nghiên cứu ở nước ngoài, thấy có mối liên hệ giữa việc tăng chỉ số LDL-C trong máu những người mang thai với tình trạng bệnh lý tiền sản giật

V. KẾT LUẬN

Cholesterol tăng cao hơn mức bình thường chiếm tỷ lệ 55,4%. Triglyceride tăng trên mức bình thường (>1,7  µmol/L) chiếm tỷ lệ 56,9%. HDL-C thấphơnbình thường chiếm tỷ lệ 64,6%.

Cholesterol tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 89,4%.  Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng chỉ số cholesterol tăng chiếm tỷ lệ 87,5%. Triglyceride tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 68,4% Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì chỉ số Triglyceride tăng chiếm tỷ lệ 75,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. HDL-C giảm thấphơn 0,9(µmol/L) chiếm tỷ lệ 73,6% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 71,7% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ. LDL-C >3,34(µmol/L) chiếm tỷ lệ 68,4% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 61,5 % ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ.

TÓM TẮT

 Tiền sản giật chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% , là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ từ sau tuần lễ thứ 20 trở đi với các triệu chứng như phù, cao huyết ap, protein niệu. Trong bệnh lý tiền sản giật thường kèm theo thay đổi 1 số chỉ số sinh hóa máu, đặc biệt là bilan Lipid. Nghiên cứu trên 65 sản phụ nhập viện điều trị tại Khoa Phụ Sản- Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ tháng 06/2013-06/2014 với chẩn đoán là tiền sản giật theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ các thai phụ bị TSG tăng huyết áp tâm thu ở mức nặng chiếm 29,2%, tăng huyết áp tâm trương ở mức nặng chiếm 24,6%.  Cholesterol tăng cao hơn mức bình thường tỷ lệ 55,4%. Triglyceride tăng trên mức bình thường tỷ lệ 56,9%, HDL-C thấphơnbình thường chiếm tỷ lệ 64,6%. Cholesterol tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 89,4%.  Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì chỉ số cholesterol tăng chiếm tỷ lệ 87,5%.  Triglyceride tăng cao hơn mức bình thường ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 68,4%.  Nhóm có tăng huyết áp tâm trương mức độ nặng thì chỉ số Triglyceride tăng chiếm tỷ lệ 75,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. HDL-C giảm thấphơn 0,9µmol/L chiếm tỷ lệ 73,6% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 71,7% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ. LDL-C >3,34µmol/L chiếm tỷ lệ 68,4% ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nặng và 61,5 % ở nhóm có tăng huyết áp tâm thu mức độ nhẹ. Kết luận: Có mối liên quan giữa mức độ cao huyết ápvà rối loạn bilan Lipid máu ở thai phụ tiền sản giật.

Từ khóa: Tiền sản giật, tăng huyết áp,
thai kỳ

TÀI LIÊU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Phụ Sản – Đại học Y- Dược Huế (2007), “Rối loạn cao huyết áp do thai nghén. Tiền sản giật-Sản giật”, Sản Phụ khoa, tr 56-63
  2. Trần Hữu Dàng (2006), “Thai nghén và một số bệnh nội tiết”, Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Phụ Sản Miền Trung mở rộng, tr 74-79.
  3. Nguyễn Thị Hoa (2008), “Xác định chỉ số sinh hoá máu và nước tiểu ở sản phụ mang thai 3 tháng cuối tại Thái Nguyên”, Tạp chí y học Việt Nam, tr 281-285.
  4. Bạch Ngõ (2001), “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tiền sản giật-sản giật tại Khoa sản Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn Thạc sỹ y học-Trường Đại học Y khoa Huế.
  5. 23 Trần Quốc Toản (2005), “Khảo sát một số chỉ số huyết học và sinh hoá trong bệnh lý tiền sản giật-sản giật”, Luận văn thạc sỹ y khoa-Trường Đại học Y khoa Huế.
  6. Chanvitys Punthumapol, Boonsri Kittichotpanich (2008), Comparative Study of Serum Lipid Concentrations in Preeclampsia and Normal Pregnancy, J Med Assoc Thai Vol 91, pp 957-961.
  7. Freeman DJ, McManus F, et al (2004), Short and Long-Term changes in Plasma inflammatory Markers Associated with Preeclampsia,Hypertension, 44(5), pp708-714.
  8. Nigel M Page (2010), Neurokinin B and pre-eclampsia: a decade of discovery, Reproductive Biology and Endocrinology,8,4, pp1-9.
  9. Piechota W, Staszewski A (1992), Reference ranges of lipids and apolipoproteins in pregnancy, European J of Obstestric and Gynecology and Reproductive Biology, 45(1), pp 27-35.
  10. JG, P Diamond at al (2006), Brief overview of maternal triglycerids as risk factor for pre-eclampsia, BJOG: An International Journal of Obstetrics & Gynaecology Volume 113, Issue 4, pp379-386.
  11. Winkler K, Wetzka B, Hans Peter Zahradnik (2003), Triglycerid-Rich Lipoproteins Are Associated with Hypertension in Preeclampsia, J Clin Endocrinol Metab, 88(3), pp 1162-1166.
  12. Stanley S, Franklin (2006), Hypertension in the Metabolic Syndrom, Metabolic Syndrom and Related Disorders,4, pp 287-298.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …