Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân ĐTĐ Typ 2

TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HẠ HUYẾT ÁP  TƯ THẾ ĐỨNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

 

Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Nhung, Cao Thị Vân, Đào Thị Thuận Yến

Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An

 

Abstract: The postural drop in blood pressure (BP) caused by autonomic neuropathy in diabetes mellitus is regarded as a risk factor for cardiovascular disease. The objectives of this study were to assess the prevelence of OH, clinical characteristics and its relation with diabetes duration, glycemic control, and hypertension in patients with type 2 diabetes.Methods: Eighty-nine indoor type 2 diabetic patients were assessed. Lying and standing blood pressure of each patient was determined using standard procedure for determination of OH. Results: The prevalences of OH were 61,8%. Propotion of  long diabetic duration, poor glycemic control, hypertension in the patients having OH was more than those without OH.Conclusion: OH is a common phenomenon in our type 2 diabetic patients. Poor glycemic control, long diabetic duration, diabetic hypertensive patients are more likely to have OH than good glycemic control, short diabetic duration, diabetic normotensive patients.

Tóm tắt: Sự thay đổi huyết áp theo tư thế do bệnh lý thần kinh tự động ở bệnh nhân đái tháo đường được xem là nguy cơ gây nên các biến chứng tim mạch. Mục tiêu của đề tài này là đánh giá tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng của hạ huyết áp tư thế đứng và mối quan hệ của nó với thời gian bị bệnh, kiểm soát đường huyết, và tăng huyết áp ở bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ type 2. Phương pháp: 89 bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị nội trú được đánh giá. Mỗi bệnh nhân được đo huyết áp tư thế nằm và đứng theo quy trình chuẩn để xác định hạ HA tư thế đứng. Kết quả: tỷ lệ hạ HA tư thế đứng là 61,8%. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có thời gian bị bệnh lâu năm, kiểm soát đường huyết kém, có tăng HA ở nhóm bệnh nhân có hạ HA tư thế đứng cao hơn so với nhóm không có hạ HA tư thế. Kết luận: hạ HA tư thế đứng là một hiện tượng hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Những bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát đường huyết kém, thời gian bị bệnh dài, kèm theo tăng HA có nhiều nguy cơ bị hạ HA tư thế đứng hơn nhóm đối tượng bình thường.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hạ HA tư thế đứng (HHATTĐ) là một biểu hiện lâm sàng của biến chứng thần kinh tự chủ do ĐTĐ, do rối loạn hệ thống mạch máu các tạng và ngoại biên. HHATTĐ là khi có giảm huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 20mmHg và hoặc có giảm huyết áp tâm trương (HATTR) ≥ 10 mmHg khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới nhận thấy tỷ lệ HHATTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ từ 8,2-43%, điểm quan trọng là các nghiên cứu đó đã đưa ra mối liên quan giữa HHATTĐ với tăng tỷ lệ tử vong và với tăng tỷ lệ các bệnh lý tim mạch.Nghiên cứu The malmö Preventive Project từ năm 1974-1992 đã khẳng định HHATTĐ có liên quan tới tăng tỷ lệ tử vong, đột quỵ và tỷ lệ tai biến mạch vành. Nghiên cứu của Luukinen 1991 cho thấy mối liên quan giữa HHATTĐ và nguy cơ nhồi máu cơ tim trên người cao tuổi. Biến chứng HHATTĐ là một biến chứng nguy hiểm tuy nhiên chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức; phát hiện sớm biến chứng này giúp người thầy thuốc đánh giá và tiên lượng về các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch, nguy cơ tử vong trong bệnh ĐTĐ một cách toàn diện hơn; vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:

– Xác định tỷ lệ HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Nội Tiết Nghệ An.

– Mô tả đặc điểm lâm sàng của HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.

– Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An từ tháng 1/2012 đến 5/2012 được chẩn đoán Đái tháo đường type 2 theo tiêu chuẩn của WHO 1999.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bị các bệnh có khả năng gây hạ huyết áp tư thế đứng như: Nghiện rượu, Parkinson, bệnh tim mạch (loạn nhịp tim, suy tim, suy tĩnh mạch chi dưới…), bệnh tuyến thượng thận, bệnh chuyển hoá cấp tính, bệnh cấp tính khác.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang

2.1. Phương pháp thu nhập số liệu

Lâm sàng: đo huyết áp ở 2 tư thế nằm và đứng.

Cận lâm sàng: đường huyết, HbA1C.

2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán

2.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp (THA)

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của JNC VII: chẩn đoán THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

2.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng

Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán sau: Sau khi chuyển từ tư thế nằm ngửa sang tư thế đứng thẳng 1 – 3 phút: Có giảm huyết áp động mạch ≥ 20 mmHg với huyết áp tâm thu và hoặc  ≥ 10 mmHg với huyết áp tâm trương.

2.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhịp tim (NT) nhanh khi nghỉ

Đếm NT khi bệnh nhân nằm nghỉ, chẩn đoán NT nhanh khi NT lớn hơn 100 nhịp/ phút.

2.3. Phương pháp đo HA

+ Đo HA tư thế nằm

+ Đo HA tư thế đứng:

Sau khi đo HA ở tư thế nằm, cho bệnh nhân đứng dậy và đo HA chi trên vào phút thứ 1 và phút thứ 3.

+ Đếm nhịp tim ở tư thế nằm và đứng.

+ Chênh lệch HATTĐ tâm thu sau 1 phút và sau 3 phút được xác định theo công thức : HA tâm thu nằm trừ HA tâm thu đứng tương ứng sau 1 phút và sau 3 phút.

+ Chênh lệch HATTĐ tâm trương sau 1 phút và sau 3 phút được xác định theo công thức : HA tâm trương nằm trừ HA tâm trương đứng sau 1 phút và sau 3 phút.

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS 16.0.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

  1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

S lượng T l

%

Khong Trung bình
Tổng số bệnh nhân 89 100
Nam 45 50,6
Nữ 44 49,4
Tuổi 38 – 81 60,9 ± 9,2
BMI(kg/m2) 13,6 – 30,5 21,1 ± 3,3
Thời gian bị bệnh (năm) 1 – 22 4,5 ± 4,3
ĐH bất kì (mmol/l) 4,7 – 49 15,5 ± 7,1
H HATTĐ 55 61,8

Nghiên cứu gồm 89 bệnh nhân ĐTĐ type 2 với 45 nam và 44 nữ, tuổi trung bình là 60.9 ± 9.2, tuổi cao nhất là 81, thấp nhất là 38

  1. Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng trên bệnh nhân ĐTĐ type 2

Bảng 2: So sánh tỷ lệ HHATTĐ với các tác giả khác:

Tên tác gi Thi đim nghiên cu Tng s ĐTNC T l HHATTĐ
Van Dijk JG 1994 500 ĐTĐ 24 %
Mototaka Yoshinari 2001 277 (ĐTĐ type 2) 40,7 %
Vũ Mai Hương – Trần Đức Thọ 2003 40 ĐTĐ 62,5 %
Hoàng Thị Bích – Nguyễn Khoa Diệu Vân 2004 150 ĐTĐ 60,7 %
Chúng tôi 2012 89 ( ĐTĐ type 2) 61,8 %

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng chiếm 61,8%. Nhiều tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu về hạ HA tư thế ở bệnh nhân ĐTĐ nhưng kết quả rất thay đổi, từ 8,2 – 43%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của nhiều tác giả trong nước, nhưng so với một số tác giả nước ngoài thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn.

  1. Đặc điểm của hạ huyết áp tư thế đứng

3.1. Tỷ lệ HHATTĐ tâm thu và HHATTĐ tâm trương trong nhóm hạ huyết áp tư thế đứng

Bảng 3: Tỷ lệ HHATTĐ tâm thu và HHATTĐ tâm trương

n %
HHATTĐ tâm thu 41 74,5
HHATTĐ tâm trương 50 90,5
HHATTĐ 55 100

Tỷ lệ HHATTĐ tâm trương chiếm 90,9% cao hơn tỷ lệ HHATTĐ tâm thu chiếm 74,5%  kết quả này cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác.Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn, HHATTĐ tâm thu là 34% và HHATTĐ tâm trương là 46,2%.

Theo kết quả của Trần Thị Nguyệt,Hoàng Trung Vinh có 38,5% HHATTĐ tâm thu và 70,3% HHATTĐ tâm trương.

3.2. Chênh lệch huyết áp tư thế đứng trung bình (CLHATTĐTB) trong nhóm HHATTĐ

Bảng 4: Chênh lệch huyết áp tư thế đứng trung bình (CLHATTĐTB )

CLHATTĐTB

tâm thu sau 1phút

CLHATTĐTB

tâm trương sau 1phút

CLHATTĐTB

tâm thu sau 3phút

CLHATTĐTB

tâm trương sau 3 phút

Giá trị TB 10,3 ± 12,7 6,0 ± 7,3 11,2 ± 13,7 5,6 ± 8,5
Max 40 20 50 30
Min -20 -15 -20 -20

Huyết áp tâm thu hạ lớn hơn huyết áp tâm trương sau khi đứng cả 2 thời điểm 1 phút và 3 phút, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Bích – Nguyễn Khoa Diệu Vân(20,55 ± 9,93; 13,52 ± 6,89; 25,93 ± 10,64; 17,14 ± 8,34 )

3.3. Mức độ hạ huyết áp tư thế đứng theo thời gian

Bảng 5: Mức độ hạ huyết áp tâm thu tư thế đứng theo thời gian

H

HATTĐ

 

Mc đ

Sau 1 phút Sau 3 phút Sau 1 phút kéo dài đến 3 phút
20 – 30 mmHg 28 11 15
31 – 40 mmHg 2 0 5
> 40 mmHg 0 0 1
Tổng 30 11 21

 

Bảng 6: Mức độ hạ huyết áp tâm trương tư thế đứng theo thời gian

H

HATTĐ

 

Mc đ

Sau 1 phút Sau 3 phút Sau 1 phút kéo dài đến 3 phút
10 – 20 mmHg 44 6 36
21 – 30 mmHg 0 0 1
> 30 mmHg 0 0 0
Tổng 44 6 37

 

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số hạ HATTĐ cả tâm thu và tâm trương đều xảy ra ở phút thứ nhất (44/55) và kéo dài tới cả phút thứ 3 (37/55), vì thế phải đo huyết áp tư thế đứng sau khi thay đối tư thế trong vòng 1 phút và sau 3 phút để đạt được kết quả
chính xác.

3.4. Sự thay đổi nhịp tim khi thay đổi tư thế

Bảng 7: Sự thay đổi NT khi thay đổi tư thế

  n %
NT nhanh khi nghỉ 6 6,7
NT không thay đổi 6 6,7
Tổng 89 100

Tỷ lệ NT nhanh khi nghỉ: chiếm 6,7%, biến chứng NT nhanh thường xuyên khi nghỉ cùng với biến chứng HHATTĐ là hai rối loạn hàng đầu của biến chứng thần kinh trong bệnh lý TKTĐ tim mạch ĐTĐ.

Tỷ lệ bệnh nhân không có sự thay đổi NT khi thay đổi tư thế chiếm 6,7 %.

NT không tăng theo tư thế góp phần gây ra HHATTĐ và làm dễ cho các biến chứng khác tại tim ở bệnh ĐTĐ.

  1. Nhận xét về mối liên quan của HHATTĐ với một số yếu tố

4.1. Với tuổi, giới, BMI

Bảng 8: Mối liên quan của  HHATTĐ với tuổi

HHATT

 

Tuổi

Không hạ Có hạ p
n % n %
≤ 44 2 50 2 50  

p>0.05

45 – 59 15 44,1 19 55,9
60 – 74 16 34,8 30 65,2
≥ 75 1 20,0 4 80,0

Kết quả cho thấy không có sự liên quan giữa tuổi  đến HHATTĐ (p>0,05).Tương tự kết quả của tác giả Hoàng Thị Bích và cộng sự (2005) không ghi nhận có sự liên quan giữa hạ HA tư thế với tuổi (p>0,05).

 

Bảng 9: Mối liên quan của  HHATTĐ với giới

HHATT

 

Giới

Không hạ Có hạ p
n % n %
Nam 22 48,9 23 51,1 p< 0,05

 

Nữ 12 27,3 32 72,7

 

Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ở nữ (58,2%) cao hơn nam (41,8%) (p<0,05). Kết quả này khác với kết quả của tác giả Hoàng Thị Bích và cộng sự (2005) (p>0,05). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm mẫu nghiên cứu khác nhau.

Bảng 10: Mối liên quan của  HHATTĐ với BMI

HHATT

 

BMI

Không hạ Có hạ p
n % n %
< 18,5 8 42,1 11 57,9  

 

p> 0,05

18,5 – 22,9 19 38,8 30 61,2
23 – 24,9 6 42,9 8 57,1
25 – 29,9 1 26,7 5 83,3
≥ 30 0 0 1 100

Kết quả cho thấy không có sự liên quan giữa BMI đến hạ huyết áp tư thế đứng (p>0,05). Nhận định này cũng tương tự với các tác giả trong và ngoài nước.

4.2. Các yếu tố nguy cơ của hạ huyết áp tư thế đứng

4.2.1. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (TGPHB)

Bảng 11: Mối liên quan của  HHATTĐ với TGPHB

HHATT

 

TGPHB

Không hạ Có hạ p
n % n %
≤ 1 14 42,4 19 57,6  

p< 0,05

 

2 – 5 16 53,3 14 46,7
6 – 9 2 18,2 9 81,8
≥ 10 2 13,3 13 86,7

Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ càng dài thì tỷ lệ HHATTĐ càng cao (p<0,05). Tác giả Hoàng Thị Bích (2005) và tác giả Nguyễn Doãn Sơn, Nguyễn Thị Nhạn (2011) nghiên cứu hạ HA tư thế đứng trên đối tượng ĐTĐ typ2 đều nhận thấy TGPHB càng dài thì tỷ lệ hạ HA tư thế đứng càng tăng (p<0,05). Tác giả Kocer A. và cộng sự nghiên cứu  trên 93 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận có mối liên quan giữa hạ HA tư thế và TGPHB (p<0,05).

4.2.2 Mức độ kiểm soát đường huyết

Bảng 12: Mối liên quan của  HHATTĐ với HbA1C

HHATT

 

HbA1C

Không hạ Có hạ p
n % n %
Tốt (n=6) 3 50 3 50 > 0,05

 

Không tốt (n=78) 28 35,9 50 64,1

Nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém ( HbA1C > 7% ) có tỷ lệ hạ HA tư thế (64,1%) cao hơn so với không hạ (35,9%), tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tác giả Hoàng Thị Bích và cộng sự (2005) ghi nhận có mối liên quan mật thiết giữa HHATTĐ với kiểm soát đường huyết (OR=2,1%;p<0,05). Kiểm soát đường huyết không tốt cũng là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ do các biến chứng của bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn.

              4.2.3  Tăng huyết áp :

Bảng 13: Mối liên quan của  HHATTĐ với THA

HHATT

THA

Không hạ Có hạ p
n % n %
Không 26 54,2 22 45,8 < 0,05

 

28 19,5 33 80,5

Tỷ lệ HHATTĐ ở người tăng huyết áp (80,5%) cao hơn người không tăng huyết áp (45,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Bích và cộng sự (2005) (p<0,001).Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hay gặp của HHATTĐ.

IV. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Nội Tiết Nghệ An, chúng tôi rút ra kết luận sau:

  1. Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là 61,8%.
  2. Đặc điểm lâm sàng của HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2:

– Huyết áp:

+  Tỷ lệ hạ huyết áp tâm trương nhiều hơn hạ huyết áp tâm thu.

+  Mức độ hạ huyết áp tâm thu lớn hơn hạ huyết áp tâm trương.

– Nhịp tim:

+ Tỷ lệ bệnh nhân có NT nhanh khi nghỉ là 6,7%.

+ Tỷ lệ bệnh nhân có NT không tăng khi thay đổi tư thế là 6,7%.

  1. Các yếu tố có liên quan tới HHATTĐ trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2:
  • Tăng huyết áp: bệnh nhân có kèm THA thì tỷ lệ HHATTĐ cao hơn nhiều so với người không THA.
  • Kiểm soát đường huyết không tốt có tỷ lệ HHATTĐ cao hơn người được kiểm soát đường huyết tốt.
  • Thời gian bị bệnh càng dài thì tỷ lệ HHATTĐ càng cao.
  • Không có sự liên quan giữa HHATTĐ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 với tuổi, BMI.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Thị Bích (2005) “ Nghiên cứu hạ huyết áp tư thế đứng trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện bạch mai”.
  2. Nguyễn Doãn Sơn, Nguyễn Thị Nhạn (2012) “ Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2”, Kỷ yếu Hội nghị nội tiết – đái tháo đường toàn quốc lần VI, tr.706-713.
  3. Consensus committee. The definition of orthostatic hypotension, pure autonomic failure, and multiple system atrophy J Auton Nerv Syst (1996);58(1-2):123-4
  4. Orthostatic hypotension and the risk of myocardial infarction in the home-dwelling elderly
  5. Orthostatic hypotension predicts all-cause mortality and coronary events in middle-aged individuals (The Malmö Preventive Project)
  6. Prevalence of orthostatic hypotension among diadetic patients in a in older diabetic patient community hospital of Peshawar

Vui lòng không reup bài viết khi chưa được cho phép!

Print Friendly, PDF & Email

About dacdien

Check Also

Tình trạng suy dinh dưỡng cà một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2022

TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH …