ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Lê Thị Hoa1, Nguyễn Văn Giang 2, Nguyễn Thu Hương1
1Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
DOI: 10.47122/vjde.2021.47.5
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng ở người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Nhóm bệnh nhân 40-49 tuổi chiếm 36,7%. Thời gian phát hiện bệnh >1 năm chiếm 41,7%. Số BN đã di căn hạch thượng đòn chiếm 55%. Đánh giá mức độ đau (Mean ± SD) theo thang điểm BPI thấy trong 24h sau mổ mức độ đau nhất (6.8 ±1.48); Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76). Loại thuốc giảm đau đang điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau bậc 2 (26,7%). Mức độ đau cản trở trong 24h qua là cản trở tận hưởng cuộc sống và cản trở sinh hoạt thông thường lần lượt là (7.33 ± 1.02) và (6.53 ± 1.21). Theo dõi chăm sóc BN sau mổ của điều dưỡng khá tốt, số BN sốt, đau và làm xét nghiệm máu và thực hiện thuốc tiêm canxi theo chỉ định (8,3%). Được thực hiện thuốc giảm đau theo bậc 1,2,3 (55%). Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76). Tất cả các BN được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động sau mổ theo đúng quy trình, 100% BN được cắt chỉ ra viện sau 7 ngày điều trị. Chất lượng cuộc sống BN sau mổ (Mean ± SD) có điểm tổng thể (21.11 ± 10.57). điểm số chất lượng cuộc sống về thể chất (33.78 ± 22.96). Nguyên nhân chính của thấp điểm số về thể chất là các triệu chứng kèm theo theo sau phẫu thuật là: ảnh hưởng đến giấc ngủ (73.33 ± 32.93); mệt mỏi (70.37 ± 24.09); đau (61.11 ± 26.51). Kết luận: Công tác chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện trung ương Thái Nguyên là rất thực tế và đạt hiệu quả cao nhờ áp dụng Bảng kiểm đau rút gọn (BPI: Brief pain inventory) để đánh giá đau sau phẫu thuật và Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu EORTC QLQ-C30. Góp phần đưa công tác theo dõi chăm sóc người bệnh ngày một được nâng cao hơn.
Từ khóa: ung thư tuyến giáp, sau phẫu thuật, chăm sóc điều dưỡng
ABSTRACT
Evaluation of nursing care in patients after thyroid cancer surgery at oncology center in Thai Nguyen national hospital
Le Thi Hoa, Nguyen Van Giang,
Nguyen Thu Huong 1Outpatient department, Thai Nguyen central hospital, 2Thai Nguyen University of
Medicine and Pharmacy
Objectives: To evaluate the effect of nursing care in patients after thyroid cancer surgery at Thai Nguyen National Hospital. Methods: Descriptive, Cross sectional study design. Results: The group of patients 40-49 years old accounts for 36.7%. Time to detect disease > 1 year accounted for 41.7%. The number of patients who have metastasized lymph nodes was 55%. The pain intensitylevelon BPI scale (Mean ± SD) showed the severe pain within 24 hours after surgery with an average score of 6.8 ± 1.48; Percentage of pain relief in the last 24 hours (6.13 ± 1.76). The main painkillers being treated are second-line painkillers (26.7%). The level of pain hindered in the past 24 hours is the obstacle to enjoying life and hindering normal activities (7.33 ± 1.02) and (6.53 ± 1.21), respectively. Monitoring and care of patients after surgery of nurses is quite good, the number of patients with fever, pain and blood tests and calcium injections as prescribed (8,3%). Implemented analgesics according to the order of 1,2,3 (55%). Percentage of pain relief in the last 24 hours (6.13 ± 1.76). All patients were instructed on diet and exercise after surgery according to the procedure, 100% of the patients were removed from hospital only after 7 days of treatment. Quality of life after surgery patients overall score (21.11 ± 10.57). physical quality of life score (33.78 ± 22.96). The reasons for low physical scores are the following symptoms: affecting sleep (73.33 ± 32.93); fatigue (70.37 ± 24.09); pain (61.11 ± 26.51). Conclusion: The nursing carefor postoperative thyroid cancer patients at Thai Nguyen Oncology Center is very practical and highly effective in using of the Brief Pain Inventory (BPI): Postoperative pain evaluation and European questionnaire on quality of life EORTC QLQ- C30. Contributing to the work of monitoring and care for patients is increasingly improved. Keywords: Thyroid cancer, after surgery, nursing care
Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Hoa Ngày nhận bài: 09/01/2021
Ngày phản biện khoa học: 09/02/2021 Ngày duyệt bài: 01/04/2021
Email: [email protected] Điện thoại: 0392587619
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp có khoảng 567.000 trường hợp mới mắc trên toàn thế giới, xếp ở vị trí thứ chín về tỷ lệ mắc. Tỷ lệ mới mắc toàn cầu ở phụ nữ là 10,2 trên 100.000 dân cao gấp 3 lần so với nam giới. Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư phổ biến thứ năm ở phụ nữ ở Hoa Kỳ và ước tính có hơn 62.000 trường hợp mới xảy ra ở nam giới và nữ giới trong năm 2015 [3]. Hiện tại, ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới, là loại ung thư phổ biến nhất trong số các ca ung thư về tuyến nội tiết, chiếm tới 90% số ca bệnh, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%. Theo khuyến cáo của Hiệp hội
Phòng chống ung thư Quốc tế (UICC) hầu hết các giai đoạn ung thư tuyến giáp và các thể bệnh theo chẩn đoán mô bệnh học đều phải phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ để loại bỏ ổ ung thư vi thể ở thùy giáp đối bên, giảm tái phát tại chỗ, hạn chế di căn xa. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là một thủ tục rộng rãi, thời gian phục hồi thường rất ngắn. Tuy nhiên, như với mọi cuộc phẫu thuật khác, thì sau quá trình phẫu thuật ung thư tuyến giáp cũng có thể gây ra một số biến chứng sau như sau:
- Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ
- Tuyến cận giáp sau phẫu thuật bị ảnh hưởng có thể dẫn đến thiếu hụt canxi trong máu dẫn đến một số biến chứng như đau thắt bụng, rối loạn nhịp tim, co thắt cơ, co giật…
- Mất tiếng, khàn giọng, giọng nói thay đổi: xảy ra khi mổ ung thư tuyến giáp làm tê liệt dây thanh âm. Tùy từng trường hợp mà khả năng hồi phục sau mổ có thể khác nhau
- Đau vùng cổ, gặp khó khăn khi nuốt, ngay cả với những thức ăn mềm, lỏng…
- Mệt mỏi, trầm cảm nhẹ, bồn chồn, lo lắng, mất ngủ… là những triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp khi sử dụng thuốc thay thế hoóc môn tuyến giáp sau mổ.
Việc thực hiện theo đúng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ tuyến giáp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế những biến chứng, nhiễm trùng hay các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Từ đó giúp bệnh nhân sớm quay trở lại hoạt động sinh hoạt thường ngày. Với mong muốn cải thiện thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh ung thư tuyến giáp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
Đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng ở người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
-
- Đối tượng nghiên cứu: 60 người bệnh có chẩn đoán ung thư tuyến giáp, tới khám và điều trị tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên. Tiêu chuẩn lựa chọn: Những người bệnh có chẩn đoán ung thư tuyến giáp và có chỉ định phẫu thuật. Những người bệnh đồng ý tham gia khảo sát. Thông thạo tiếng Việt, tự trả lời được bộ câu hỏi đã được lập sẵn. Tiêu chuẩn loại trừ: Những người bệnh quá nặng không có khả năng tham gia khảo sát Không có đủ tiêu chuẩn lựa chọn như trên
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang
2.3. Chọn mẫu:
- Có chủ đích
- Cỡ mẫu: Toàn bộ
2.4. Nội dung nghiên cứu:
Chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
+ Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
+ Bảng kiểm đau rút gọn (BPI: Brief pain inventory) để đánh giá đau sau phẫu thuật.
+ Đánh giá tình trạng BN sau mổ
+ Chăm sóc điều dưỡng sau mổ ung thư tuyến giáp
+ Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu EORTC QLQ-C30
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu:
- Thời gian địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2021 tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên
2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
Các thông tin được mã hóa và xử lý bằng phần mềm spss 20.0
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu:
- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật
- Nghiên cứu chỉ mô tả, công tác chăm sóc điều dưỡng là chủ yếu, mọi chỉ định điều trị
hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của người bệnh.
2.9. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Cách thu thập số liệu: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các bệnh nhân nội trú với các thông tin hành chính và bảng hỏi về mức độ đau, bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống EORTC QLQ- C30.
Công cụ
+ Bảng kiểm đau rút gọn (BPI: Brief pain inventory) để đánh giá đau sau phẫu thuật, mức độ đau sau phẫu thuật được đánh giá tại các thời điểm khi “đau nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại”, tổng của 4 mục trên được sử dụng để thể hiện mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật [1]. Brief Pain Inventory (Short Form) (BPI-sf) là một bộ câu hỏi gồm 9 mục được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau của bệnh nhân và tác động của cơn đau này đối với hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ đau tồi tệ nhất, trung bình và thấp nhất hiện tại của họ, liệt kê các phương pháp điều trị hiện tại và hiệu quả nhận thức của họ, và đánh giá mức độ đau gây cản trở hoạt động chung, tâm trạng, khả năng đi lại, công việc bình thường, quan hệ với người khác, ngủ và tận hưởng cuộc sống theo thang điểm 10.
+ Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống của tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu EORTC QLQ-C30 gồm 30 câu: chức năng thể chất (câu 1-5); chức năng hoạt động (câu 6,7); chức năng cảm xúc (câu 21-24); chức năng nhận thức (câu 20,25); chức năng xã hội (câu 26,27); sức khỏe tổng quát ( câu 29,30) và 13 câu về các triệu chứng đơn, mỗi câu được quy ước từ 1-4 điểm, sau đó được quy đổi ra thang điểm 100, các điểm chức năng và sức khỏe tổng quát càng cao càng tốt và ngược lại với các triệu chứng đơn.
3. KẾT QUẢ
Bảng 1. Thông tin người bệnh (n=60)
Nội dung | n | % | |
Tuổi |
30-39 | 7 | 11,7 |
40-49 | 22 | 36,7 | |
50-59 | 17 | 28,3 | |
60-69 | 8 | 13,3 | |
>70 | 6 | 10 | |
Giới | Nam | 27 | 45 |
Nữ | 33 | 55 | |
Nghề nghiệp |
Hưu trí | 20 | 33,3 |
Hành chính sự nghiệp | 27 | 45 | |
Công nhân | 4 | 6,7 | |
Tự do | 9 | 15 | |
Nơi sinh sống | Thành thị | 36 | 60 |
Nông thôn | 24 | 40 |
Nhận xét: Dựa vào bảng 1, nhóm bệnh nhân 40-49 tuổi chiếm 36,7%; tỷ lệ nữ/nam: 1,2/1.
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Nội dung | n | % | |
Thời gian phát hiện bệnh | < 6 tháng | 17 | 28,3 |
>6 tháng | 18 | 30 | |
>1 năm | 25 | 41,7 | |
Tình trạng di căn | Chưa di căn hạch thượng
đòn |
27 | 45 |
Đã di căn hạch thượng đòn | 33 | 55 |
Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh < 6 tháng chiếm 28,3%; >1 năm chiếm 41,7%. Số BN đã di căn hạch thượng đòn chiếm 55%.
Bảng 3. Đánh giá tình trạng đau sau phẫu thuật theo BPI (n = 60)
Nội dung | n | % | |||||||
Vị trí đau
nhất |
Đầu, vùng cổ bên | 40 | 66.7 | ||||||
Loại thuốc giảm đau đang điều trị | Bậc 1 | 15 | 25 | ||||||
Bậc 2 | 16 | 26,7 | |||||||
Bậc 3 | 2 | 3,3 | |||||||
Mức độ đau | Đau ít (0-4) | Đau vừa (5-6) | Đau nhiều
(7 – 10). |
Mean (± SD) | Min | Max | |||
n | % | n | % | n | % | ||||
Mức độ đau
nhất 24h qua |
0 | 0 | 28 | 46,7 | 32 | 53,3 | 6.8
(1.48) |
5 | 9 |
Mức độ đau ít nhất 24h
qua |
28 | 46,7 | 12 | 20 | 20 | 33,3 | 5.87
(1.98) |
4 | 9 |
Mức độ đau
vừa 24h qua |
0 | 0 | 40 | 66,7 | 20 | 33,3 | 6.47
(1.42) |
5 | 9 |
Mức độ đau
hiện tại |
16 | 26,6 | 34 | 73,7 | 0 | 0 | 5.07
(1.07) |
3 | 6 |
Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua sau dùng thuốc | 80% | 60% | 50% | 30% | 6.13
(1.76) |
3 | 8 | ||||
n | % | n | % | n | % | n | % | ||||
24 | 40 | 12 | 20 | 16 | 26,7 | 8 | 13,3 | ||||
Mức độ đau cản trở trong 24h qua | Mean ± SD | Min | Max | ||||||||
Cản trở hoạt động chung | 5.6
(1.37) |
4 | 8 | ||||||||
Cản trở đến tâm trạng | 5.27
(1.07) |
4 | 7 | ||||||||
Cản trở khả năng đi lại | 6.07
(2.28) |
3 | 9 | ||||||||
Cản trở sinh hoạt thông thường | 6.53
(1.21) |
5 | 9 | ||||||||
Cản trở giấc ngủ | 6.8
(1.39) |
5 | 9 | ||||||||
Cản trở tận hưởng cuộc sống | 7.33
(1.02) |
6 | 9 |
Nhận xét:
Khi đánh giá theo thang điểm BPI thấy số bệnh nhân đau vùng đầu, vùng cổ bên chiếm 66.7%; Mức độ đau nhất trong 24h qua với điểm số trung bình là 6.8 ±1.48; Mức độ đau ít nhất 24h qua (5.87 ± 1.98).
Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76). Loại thuốc giảm đau đang điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol 500mg + codein 30mg (26,7%).
Mức độ đau cản trở trong 24h qua lần lượt là cản trở tận hưởng cuộc sống (7.33 ± 1.02) và cản trở sinh hoạt thông thường (6.53 ± 1.21).
Bảng 4. Theo dõi đánh giá diễn biến bệnh nhân sau mổ
Theo dõi | Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 | |||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | |
Dịch qua sode dẫn lưu | 25
(5 ml) |
41,6 | 12
(4 ml) |
20 | 8
(3 ml) |
13,3 | 8
(1 ml) |
13,3 | 5
(1 ml) |
8,3 | 2
(1 ml) |
3,3 | 0 | 0 |
Sưng nề
vùng cổ bên |
0 | 0 | 25 | 41,7 | 8 | 13,3 | 3 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tình trạng
thân nhiệt (sốt 38,50c) |
0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1,7 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Theo dõi hạ
canxi máu |
0 | 0 | 3 | 5 | 2 | 3,3 | 1 | 1,7 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét:
Ngày thứ 3 sau mổ có 1 BN sốt 38,50c chiếm 1,7%.
Theo dõi hạ canxi máu vào ngày thứ 2 và 3 chếm 8,3%. Sưng nề vùng cổ bên ngày thứ 2 (41,7%). Dịch qua sode dẫn lưu nhiều nhất vào ngày thứ nhất (41,6%) và gần hết hoàn toàn vào ngày thứ 6 (3,3%).
Bảng 5. Chăm sóc điều dưỡng sau mổ
Chăm sóc điều dưỡng | n | % | |||
Đánh giá tình trạng đau sau mổ |
Thực hiện thuốc giảm đau bậc 1,2,3 theo chỉ định |
33 |
55 |
||
Đánh giá tình trạng vết mổ |
Theo dõi dịch qua sonde dẫn lưu: đánh giá tính chất, lượng dịch, mùi, màu sắc
dịch |
Màu dịch nhạt dần, lượng dịch dẫn lưu ít dần, dịch dẫn lưu chảy
đều không bị tắc. |
60 |
100 |
|
Rút dẫn lưu khi còn 1 đến 2ml
dịch trong |
60 | 100 | |||
Theo dõi các dấu hiệu bất thường |
Sưng nóng, đỏ | 1 | 1,7 | ||
Sốt >380c | 1 | 1,7 | |||
ĐD chườm mát, thực hiện thuốc
theo chỉ định |
1 | 1,7 | |||
Dịch quasonde dẫn lưu có mủ | 0 | 0 | |||
Sưng nề nhiều vùng cổ bên | HD chườm đá, chườm mát và cử động nhẹ nhàng trong 3 ngày đầu
sau mổ |
33 |
55 |
||
HD BN giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo tránh nhiễm trùng,
giúp vết thương nhanh lành hơn |
60 | 100 | |||
Thay băng vô khuẩn theo chỉ định | 60 | 100 | |||
Sau 7 ngày cắt 2 đầu chỉ trong trường hợp khâu luồn thẩm mỹ |
60 |
100 |
|||
Chăm sóc về dinh dưỡng | HD ăn các món ăn, thực phẩm mềm và dễ nuốt. Khi ăn nên ăn chậm, uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để làm mềm thức ăn, ngăn ngừa tắc nghẽn. ăn bổ sung trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất |
60 |
100 |
||
Theo dõi hạ canxi máu |
Biểu hiện là tê và ngứa ran liên quan đến đầu ngón tay và môi. |
Làm XN máu, thực hiện thuốc canxi
theo chỉ định |
5 |
8,3 |
|
Hướng dẫn vận động sau mổ |
Sau mổ nên vận động nhẹ nhàng cổ và tăng dần. Sau 10 ngày cử động cổ bình thường, có thể chườm thêm nước ấm để làm mềm vết thương, không nên vận động quá mạnh. Nên tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng cho phần
vai và cổ theo hướng dẫn |
60 |
100 |
||
Nhận xét:
Theo dõi chăm sóc BN sau mổ của điều dưỡng khá tốt, số BN sốt, đau và làm xét nghiệm máu và thực hiện thuốc tiêm canxi theo chỉ định (8,3%).
Được thực hiện thuốc giảm đau theo bậc 1,2,3 (55%). Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76).
Tất cả các BN được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động sau mổ theo đúng quy trình, 100% BN được cắt chỉ ra viện sau 7 ngày điều trị.
Bảng 6. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật theo EORTC QLQ-C30
Nội dung chất lượng cuộc sống | Điểm số trung bình Mean ± SD | Min | Max |
Chất lượng cuộc sống tổng thể | 21.11 ± 10.57 | 8.33 | 33.33 |
Các mặt chức năng | |||
Thể chất | 33.78 ± 22.96 | 6.67 | 60.00 |
Vai trò | 51.11 ± 16.77 | 33.33 | 66.67 |
Cảm xúc | 33.89 ± 23.46 | 0.00 | 66.67 |
Nhận thức | 33.33 ± 21.26 | 0.00 | 50.00 |
Xã hội | 36.67 ± 24.70 | 0.00 | 66.67 |
Các triệu chứng đơn và mục khác | |||
Mệt mỏi | 70.37 ± 24.09 | 33.33 | 100.00 |
Nôn/Buốn nôn | 38.88 ± 32.85 | 0.00 | 83.33 |
Đau | 61.11 ± 26.51 | 33.33 | 100.00 |
Khó thở | 57.77 ± 28.69 | 33.33 | 100.00 |
Mất ngủ | 73.33 ± 32.93 | 33.33 | 100.00 |
Mất cảm giác ngon miệng | 40.00 ± 39.20 | 0.00 | 100.00 |
Táo bón | 37.77 ± 29.72 | 0.00 | 66.67 |
Tiêu chảy | 46.67 ± 40.33 | 0.00 | 100.00 |
Kinh tế | 48.88 ± 16.77 | 33.33 | 66.67 |
Nhận xét:
Ghi nhận bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp trong nghiên cứu này có điểm chất lượng cuộc sống tổng thể là 21.11 ± 10.57. Bệnh nhân có chất lượng cuộc sống về các sở thích hoạt động khác (51.11 ± 16.77), nhưng điểm số chất lượng cuộc sống về thể chất chỉ đạt (33.78 ± 22.96). Nguyên nhân chính của thấp điểm số về thể chất là các triệu chứng kèm theo như ảnh hưởng đến giấc ngủ (73.33 ± 32.93); mệt mỏi (70.37 ± 24.09); đau (61.11 ± 26.51)
4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam: 1,2/1; nhóm bệnh nhân 40-49 tuổi chiếm 36,7%, cũng như trong một số nghiên cứu khác trong nước [1],[2]. Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bởi lúc này hoocmon ở phụ nữ kích thích quá trình tạo thành bướu ở hạch tuyến giáp và tuyến giáp, sau một thời gian các bướu này sẽ phát triển thành ung thư.
Số BN đã di căn hạch thượng đòn (55%) do giai đoạn đầu triệu chứng ít biểu hiện rõ rệt, người bệnh ung thư tuyến giáp thường không biết hay không để ý cho đến khi đi khám tầm soát ung thư ở bệnh viện mới phát hiện ra.
Nếu đã có tiền sử bị bệnh tuyến giáp, bệnh basedow, bệnh viêm tuyến giáp hoặc hoóc- môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Vì thế, cần thăm khám tổng quát định kỳ và khám tầm soát ung thư tuyến giáp để sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.
Đánh giá tình trạng đau sau phẫu thuật bằng bộ câu hỏi BPI [7] ở bảng 3 ta nhận thấy mức độ đau nhất trong 24h sau mổ với điểm số trung bình là 6.8 ±1.48.
Loại thuốc giảm đau điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau bậc 2 (26,7%). Sau mổ, sự ức chế miễn dịch do đau không giảm có thể làm chậm lành vết mổ, chậm bình phục và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ, tác động tâm lý có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm, kiểm soát đau sau mổ một cách hữu hiệu phụ thuộc vào việc sử dụng nhiều thuốc giảm đau và đường dùng khác nhau để có tác dụng hiệp lực, việc sử dụng phối hợp những nhóm thuốc giảm đau và kỹ thuật giảm đau khác nhau cải thiện hiệu lực giảm đau sau mổ và giảm liều lượng tối đa và các tác dụng phụ.[4]
Theo dõi hạ canxi máu vào ngày thứ 2 và 3 chếm 8,3%. Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp, tuyến cận giáp có thể bị ảnh hưởng. Do đó, khoảng vài tuần sau phẫu thuật, tuyến cận giáp có thể hoạt động không tốt. Tuyến cận giáp giúp điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Vì vậy việc theo dõi lượng canxi trong cơ thể và các dấu hiệu như co rút, tê các ngón tay là rất quan trọng. Ở bảng 5, phần theo dõi đánh giá chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp của điều dưỡng khá tốt, số BN sốt, kiểm soát đau và hạ canxi máu được phát hiện và xử trí kịp thời. 100% BN được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động sau mổ theo đúng quy trình.
Như chúng ta đã biết, đậu nành chứa rất nhiều hormon phytoestrogen. Lượng estrogen (nội tiết tố nữ) cao sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin và các loại rau cải trắng sẽ ngăn chặn việc hấp thu iot vì vậy các bệnh nhân đều được hướng dẫn hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
Tuyến giáp là cơ quan duy nhất sản xuất ra hormone T3, T4 điều hòa sự hoạt động trong cơ thể. Sau khi tuyến giáp được cắt đi, có nghĩa là nồng độ của những loại hormone này trong cơ thể sẽ bị cắt 1 phần hoặc toàn phần.
Vì vậy, hàng loạt những dấu hiệu của suy giáp có thể xuất hiện như: Ăn không ngon miệng, trí nhớ sụt giảm, trầm cảm, đau khớp hoặc các cơ, táo bón, tăng cân. Trong chăm sóc ung thư giai đoạn tiến triển mục tiêu của chăm sóc là thay đổi cách tiếp cận từ điều trị tích cực sang nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách giảm các triệu chứng đơn gây khó chịu cho người bệnh.
Tại bảng 6, khi đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật theo EORTC QLQ-C30 bao gồm đánh giá về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội và sự khó chịu về cảm xúc và thể chất thì điểm chất lượng cuộc sống tổng thể chỉ đạt (21.11 ± 10.57); điểm số chất lượng cuộc sống về thể chất (33.78 ± 22.96).
Nguyên nhân chính của thấp điểm số về thể chất là các triệu chứng kèm theo: ảnh hưởng đến giấc ngủ (73.33 ± 32.93); mệt mỏi (70.37 ± 24.09); đau (61.11 ± 26.51).
Trong một nghiên cứu của Jie Li và Ling Bo Xue [6] thấy rằng giai đoạn lâm sàng, loại phẫu thuật, mô học, thiếu hụt thần kinh và tình trạng hôn nhân là các yếu tố nguy cơ độc lập làm giảm QoL sau 3 tháng sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
Chất lượng cuộc sống liên quan đến các thủ tục chẩn đoán và điều trị mà người bệnh vẫn phải trải qua. Nhân viên y tế có thể duy trì hoặc khôi phục QoL cao nhất có thể đạt được của những người mắc bệnh này dựa trên các hướng dẫn cũng như thực hành tập trung vào từng bệnh nhân [5].
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện trung ương Thái Nguyên cho thấy: Nhóm bệnh nhân 40-49 tuổi chiếm 36,7%. Tỷ lệ nữ/nam: 1,2/1. Thời gian phát hiện bệnh>1 năm chiếm 41,7%. Số BN đã di căn hạch thượng đòn ánh giá mức độ đau theo thang điểm BPI thấy mức độ đau nhất trong 24h sau mổ với điểm số trung bình là 6.8 ±1.48; Mức độ đau ít nhất 24h qua (5.87 ± 1.98). Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76).Loại thuốc giảm đau đang điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau bậc 2: Paracetamol 500mg + codein 30mg (26,7%). Mức độ đau cản trở trong 24h qua là cản trở tận hưởng cuộc sống và cản trở sinh hoạt thông thường lần lượt là (7.33 ± 1.02) và (6.53 ± 1.21).
Theo dõi chăm sóc BN sau mổ của điều dưỡng khá tốt, số BN sốt, đau và làm xét nghiệm máu và thực hiện thuốc tiêm canxi theo chỉ định (8,3%). Được thực hiện thuốc giảm đau theo bậc 1,2,3 (55%). Tỷ lê % giảm được đau trong 24h qua (6.13 ± 1.76). Tất cả các BN được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động sau mổ theo đúng quy trình, 100% BN được cắt chỉ ra viện sau 7 ngày điều trị.
Chất lượng cuộc sống BN sau mổ có điểm tổng thể (21.11 ± 10.57). có chất lượng cuộc sống về các sở thích hoạt động khác (51.11 ± 16.77), điểm số chất lượng cuộc sống về thể chất (33.78 ± 22.96). Nguyên nhân chính của thấp điểm số về thể chất là các triệu chứng kèm theo: ảnh hưởng đến giấc ngủ (73.33 ± 32.93); mệt mỏi (70.37 ± 24.09); đau (61.11 ± 26.51).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Thành Lam và cs. ̋ Kết quả điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật bằng 131I tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện trung ương Thái Nguyên ̏Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 4-2018, tr 51-57.
- Trần Minh Hoàng và cs. ̋ Điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp dạng tủy”. Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 4-2018, tr 91-103.
- Ung thư tuyến giáp – những điều cần biết –com;https://bshoangson.com/ gallery/ung-thu-tuyen-giap/; 10 tháng 5, 2019 – Cabanillas ME, McFadden DG, Durante C. Epub 2016 May 27.
- Frédéric Aubrun Hôpitaux Nord Hospices Civils de Lyon. “Điều trị đau sau mổ”. http://www.vnanesth.org/uploads/38699- 2-frederic-aubrun-vn-.pdf
- Long Term Quality of Life in Differentiated Thyroid Cancer Patients After Thyroidectomy and High Doses of 131 I With or Without Suppressive Treatment .[PubMed]
- Risk Factors of Deterioration in Quality of Life Scores in Thyroid Cancer Patients After Thyroidectomy (Jie Li 1, Ling Bo Xue 1, Xiao Yi Gong 1, Yan Fang Yang 1, Bu Yong Zhang 1, Jian Jin 1, Qing Feng Shi 1, Yong Hong Liu 1). .[PubMed] Cleeland C.S (2009). The Brief Pain Inventory User Guide, The University of Texas, 1-8.