Hoạt động chức năng hàng ngày và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi

HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG HÀNG NGÀY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI

1Lê Anh Tú ,2Nguyễn Xuân Thanh, 2,3Vũ Thị Thanh Huyền

1Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, 2Bệnh viện Lão khoa Trung ương,

3Trường Ðại học Y Hà Nội

SUMMARY

Introduction: Activity Daily Living is an important measure of health and an estimate of disability risk in the elderly diabetes. Objective: to evaluate activity dailly livingand some related factors in elderly with type 2 diabetes mellitus. Subjects and Methods: A cross-sectional descriptive study included of 314 patients diagnosed with type 2 diabetes according to WHO – 2006. The subjects were interviewed by questionnaire and were assessed the Daily Activity Living, Instrument Daily Activity Living. Results: The average age of subjects was 70.8 ± 7.1, the ratio of female/male was 1.49. The average duration of diabetes was 6.3 ± 3.4 years. Declines in activity daily were observed for 40.8% on ADL abilities, 59.9% on IADL abilities. There was a relationship between functional decline in daily activity and age, duration of type 2 diabetes, blood glucose level > 7.2 mmol/L and HbA1C > 7%.There was no correlation between limited function and gender. Conclusion: Age, duration of type 2 diabetes, blood glucose levels and HbA1C were associated with the limitation in activities of daily living (ADLs) and instrumental activities of daily living (IADLs). Assessment of ADL, IADL should be conducted routinely in type 2 elderly diabetic persons.

Chịu trách nhiệm chính: Lê Anh Tú

Ngày nhận bài: 18.9.2016

Ngày phản biện khoa học: 11.10.2016

Ngày duyệt bài: 15.10.2016

TÓM TẮT

Tổng quan: Hoạt động chức năng hàng ngày là thước đo quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe và nguy cơ bị phụ thuộc trên người cao tuổi có đái tháo đường (ĐTĐ). Mục tiêu: Đánh giá hoạt động chức năng hàng ngày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ týp2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn WHO 2006. Các bệnh nhân được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thống nhất và tiến hành đánh giá hoạt động hàng ngày (Activity Dailly LivingADL), hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ (Instrument Activity Dailly LivingIADL). Kết quả: Tuổi trung bình: 70,8 ± 7,1, tỉ lệ nữ/nam là 1,49, thời gian mắc bệnh ĐTĐ trung bình 6,3 ± 3,4 năm. Tỷ lệ suy giảm hoạt động chức năng theo ADL là 40,8%, và theo IADL là 59,9%. Suy giảm hoạt động chức năng có mối liên quan tỷ lệ thuận với tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường týp 2, glucose máu >7,2 mmol/L và HbA1C ≥ 7%. Không có mối liên quan giữa suy giảm hoạt động chức năng và giới. Kết luận: Tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, nồng độ glucose máu và HbA1c có mối liên quan tỷ lệ thuận với suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày ADL, IADL. Đánh giá hoạt động chức năng hàng ngày ADL, IADL nên được tiến hành thường quy đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi.

Từ khóa: Đái tháo đường typ 2 cao tuổi, suy giảm chức năng, ADL, IADL.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày (Activity Daily Living – ADL) và hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ phương tiện (Instrument Activity Daily Living – IADL) là thước đo để đánh giá hoạt động chức năng trên người cao tuổi. Đây cũng là một trong những thành phần quan trọng trong đánh giá lão khoa toàn diện[1].Một số nghiên cứu cho thấy, suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày ADL, IADL có mối liên quan với nhiều yếu tốtrong đó có tuổi, thời gian mắc bệnh và mức độ kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi [2].

Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là bệnh thường gặp trên người cao tuổi và được xếp thứ sáu trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [3]. Đái tháo đường cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng và khuyết tật về thể chất trong số những người trên 60 tuổi[4]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã được chứng minh ĐTĐ làm tăng gấp hai đến ba lần nguy cơ rối loạn vận động, cùng với bệnh tim mạch trở thành mối nguy cơ lớn cho suy giảm chức năng và khuyết tật nặng ở người cao tuổi [2]. Một phần ba bệnh nhân ĐTĐ gặp khó khăn trong thực hiện ít nhất một trong các  hoạt động hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo,…ĐTĐ cũng có mối liên quan với hạn chế hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ như đi mua sắm, chuẩn bị bữa ăn…[5]

Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày ở người cao tuổi nói chung, tuy nhiên nghiên cứu về suy giảm hoạt động chức năng trên đối tượng người cao tuổi có  đái tháo đường còn khá hạn chế. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày ADL, IADL và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Ðối týợng nghiên cứu

Đốitượngnghiêncứulàcácbệnh nhânđượcchẩnđoánđái tháo đườngtýp2 đến khám vàđiềutrịtạiBệnhviệnLãokhoaTrung ương. Tiêu chuẩn chọn: các đối tượng từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2006)[6]đến khám và điều trị tại Bệnh viện lão khoa Trung ương. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân bị biến chứng cấp tính: Hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê do tai biến mạch máu não; đợt cấp mất bù của suy tim, suy gan, suy thận.

2.2. Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3. Các biến số nghiên cứu

Các biến số về thông tin chung của bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn. Chức năng hoạt động hàng ngày đánh giá bằng thang điểm đánh giá chức năng hoạt động cơ bản hàng ngày ADL và hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ phương tiện IADL. Các yếu tố liên quan: nồng độ glucose máu (phân thành nhóm kiểm soát đường máu tốt – glucose máu ≤ 7,2 mmol/l và nhóm kiểm soát ðýờng máu không tốt -glucose máu > 7,2 mmol/l), HbA1C (phân thành nhóm kiểm soát tốt HbA1C< 7% và nhóm kiểm soát không tốt HbA1C ≥ 7%), thời gian mắc bệnh ĐTĐ (phân thành ba nhóm < 5 năm, 5-10 năm và > 10 năm)

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm và tiến hành đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày ADL, IADL theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất nhằm đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Sử dụng Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày ADL và Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng công cụ, phương tiện IADL để đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày cho bệnh nhân.

Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày (Activity Dailly Living/ADL)[7]

Phỏng vấn bệnh nhân/người chăm sóc về các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân theo 6 câu hỏi về các hoạt động: ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo, chăm sóc bản thân, đi lại, tắm rửa. Bệnh nhân/người chăm sóc trả lời từng câu theo cách chấm điểm tương ứng với tình trạng của bệnh nhân (1 hoặc 0 điểm).

Đánh giá kết quả: Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 6 điểm; dưới 6 điểm là có suygiảm chức năng hoạt động hàng ngày. Điểm càng thấp tương ứng với khả năng tự chủ của bệnh nhân càng thấp và người chăm sóc phải phục vụ bệnh nhân nhiều hơn.

Bảng đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ (Instrument Activity Dailly Living/IADL) [8]

Phỏng vấn bệnh nhân/người chăm sóc theo 8 câu hỏi về các hoạt động sinh hoạt hàngngày của bệnh nhân khi sử dụng các dụng cụ phương tiện: sử dụng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, sử dụng phương tiện giao thông, sử dụng thuốc, khả năng quản lý chi tiêu. Bệnh nhân/người chăm sóc trả lời từng câu theo cách chấm điểm tương ứng với tình trạng của bệnh nhân (1 hoặc 0 điểm).

Đánh giá kết quả: Điểm tối đa đối với một người bình thường khỏe mạnh là 8 điểm; dưới 8 điểm là có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện. Điểm càng thấp tương ứng với sự phụ thuộc của bệnh nhân càng cao và người chăm sóc phải phục vụ bệnh nhân nhiều hơn.

2.5. Xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0. .

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung

Tổng số có 314 bệnh nhân ĐTĐ typ 2, nữ gồm 188 người chiếm 59,9% cao hơn nam (126 người chiếm 40,1%). Tỉ lệ nữ/nam = 1,49. Tuổi trung bình là 70,8 ± 7,1;nhóm tuổi 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (47,5%), nhóm tuổi ≥ 80 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (12,1%). Thời gian mắc bệnh trung bình là 6,3 ± 3,4 năm; phần lớn bệnh nhân có thời gian phát hiện ĐTĐ từ 5 năm trở lên (65,3%). Có 141 bệnh nhân có nồng độ glucose máu ≤ 7,2 mmol/l chiếm tỷ lệ 44,9% và 137 bệnh nhân có HbA1c < 7% chiếm 43,6%.

3.2. Kết quả đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày ADL và IADL

Bảng 1. Tỷ lệ suy giảm đánh giá chức năng ADL, IADL ở bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi

Điểm ADL và IADL trung bình lần lượt là 4,97 ± 1,53 và 6,43 ± 1,83; số đối tượng có suy giảm bất kỳ từ 1 yếu tố theo ADL là 40,8%, và theo IADL là 59,9%.

3.3. Suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi

Bảng 2. Suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và mối liên quan với tuổi

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) giữa điểm trung bình ADL và IADL theo từng nhóm tuổi. Điểm trung bình ADL, IADL ở nhóm tuổi 60-69 cao nhất, tiếp theo là nhóm 70-79 tuổi và nhóm trên 80 tuổi có số điểm thấp nhất. Như vậy tuổi càng cao thì mức độ suy giảm chức năng trong nghiên cứu của chúng tôi càng giảm.

Bảng 3. Suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và mối liên quan với giới

Điểm trung bình của ADL ở nam là 5,12 ± 1,42 không có sự khác biệt so với ở nữ (4,87 ± 1,6). Đánh giá IADL cũng cho thấy không có sự khác biệt điểm trung bình giữa nam và nữ (6,56 ± 1,7 và 6,34 ± 1,9, p>0,05).

Bảng 4. Suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày và mối liên quan với thời gian mắc ĐTĐ

Điểm trung bình ADL và IADL có mối liên quan tỷ lệ nghịch với thời gian mắc bệnh ĐTĐ:  nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm có điểm trung bình ADL và IADL cao nhất (5,61±1,0 và 7,39 ± 1,18 điểm), tiếp theo là nhóm có thời gian mắc bệnh 5-10 năm (5,14 ± 2 và 6,28 ± 1,7), nhóm có thời gian mắc bệnh trên 10 năm có điểm trung bình thấp nhất (4,02 ±1,76 và 5,14 ± 2,0 điểm).

Bảng 5. Suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày với nồng độ glucose máu và HbA1C

Điểm trung bình ADL, IADL ở nhóm có Glucose máu ≤ 7,2 mmol/l cao hơn nhóm Glucose máu > 7,2 mmol/l, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Điểm trung bình ADL, IADL ở nhóm có HbA1c < 7 %thấp hơncó ý nghĩa thống kê so với nhóm có HbA1c 7 % (p < 0,01).

IV. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70,8 ± 7,1 tuổi. Nhóm tuổi 60 –  69 chiếm tỷ cao nhất 47,5%, nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,1%, nhóm tuổi từ 70 – 79 chiếm 40,4%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương với tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70,2 ± 6,7, nhóm tuổi 60 – 69 chiếm tỷ cao nhất 49% [9] và của Dương Thị Liên có tuổi trung bình là 69,3 ± 6,3 tuổi, nhóm tuổi 60 –  69 chiếm tỷ lệ cao nhất 57,4%, nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,9% [10].

Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi là 188 người chiếm 59,9%, cao hơn nam (126 người chiếm 40,1%). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Dương Thị Liên [10], Nguyễn Thị Hồng [11] nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thời gian mắc ĐTĐ trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,3 ± 3,4 năm, cũng tương tự nghiên cứu của Dương Thị Liên là 6,3 ± 5,4 năm [10], trong đó đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên (65,3%).

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trên 80 tuổi có tỷ lệ suy giảm chức năng ADL, IADL cao nhất (100% đối với ADL và IADL), thấp nhất là nhóm 60-69 tuổi (19,5 % với ADL và 40,9% với IADL) (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới về đánh giá hoạt động chức năng ở bệnh nhân ĐTĐ: Nghiên cứu của tác giả A.Araki và cs cho thấy nhóm tuổi trên 80 tuổi có tỷ lệ cao hơn về suy giảm hoạt động chức năng ADL, IADL so với nhóm tuổi 70-79 tuổi và 60-69 tuổi [4].

Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ suy giảm chức nãng ADL, IADL giữa nam và nữ. Tỷ lệ nam giới có suy giảm ADL, IADL lần lýợt là 35,7% và 59,5% so với ở nữ là 44,1% và 60,1% (p>0,05). Kết quả của chúng tôi có týõng ðồng với kết quả của Susumo Sato và cs nghiên cứu trên 568 ngýời trên 60 tuổi sống trong các cõ sở phúc lợi tại Nhật bản [12]. Tuy nhiên, kết quả chúng tôi có khác với nghiên cứu thuần tập SALSA của Jasmanda H.Wu và cs cho thấy có sự khác biệt về suy giảm chức nãng ở nam và nữ khi ðánh giá ADL, IADL trên 585 bệnh nhân ðái tháo ðýờng trên 60 tuổi ngýời Mỹ gốc Mexico, trong ðó ADL (nữ: 1,15 ± 0.16; nam: 0,78 ± 0,14), IADL (nữ: 9,22 ± 0,43; nam: 6,05 ± 0,42) [13].

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường đã được chứng minh là có liên quan đến suy giảm chức năng và khuyết tật ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh lâu có nguy cơ suy giảm chức năng cao hơn so với nhóm có thời gian mắc bệnh ngắn hơn [13, 14]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự, điểm trung bình ADL, IADL có mối tương quan nghịch với thời gian mắc ĐTĐ.

Chúng tôi phân nhóm kiểm soát nồng ðộ glucose máu theo Hội ðái tháo ðýờng Hoa Kỳ (ADA 2012) [15], kết quả cho thấy nhóm glucose máu  ≤ 7,2 mmol/l có ðiểm chức nãng ADL, IADL trung bình cao hõn so với nhóm glucose máu > 7,2 mmol/l (ADL: 5,48 ± 1,13 và 4,56 ± 1,69; IADL: 7,09 ± 1,43 và 5,89 ± 1,94; p < 0,05). Đối với HbA1c cũng có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm < 7% và nhóm ≥ 7% (ADL: 5,39 ± 1,33 và 4,64 ± 1,66; IADL: 7,03 ± 1,57 và 5,96 ±1,88; p < 0,05). Qua nghiên cứu cho thấy kiểm soát đường huyết có mối liên quan với suy giảm hoạt động chức năng ADL và IADL, nhóm kiểm soát đường huyết tốt có hoạt động chức năng tốt hơn. Điều này cũng phù hợp với kết luận từ các nghiên cứu về đánh giá chức năng ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới [4, 14].

Điều tra về dinh dưỡng và sức khỏe Quốc gia lần thứ ba (NHANES III)[2] tại Hoa Kỳ cho thấy bệnh ĐTĐ là một nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật về thể chất trong số các đối tượng độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Qua phân tích dữ liệu nghiên cứu NHANES III ở 6097 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, tác giả Rita Rastogi Kalyani và cs đã chỉ ra thời gian mắc đái tháo đường lâu năm, kiểm soát đường huyết kém (HbA1c ≥ 8%) đều làm gia tăng tỷ lệ suy giảm chức năng và khuyết tật ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường [5].

V. KẾT LUẬN

Tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo đường, nồng độ glucose máu và HbA1c có mối liên quan tỷ lệ thuận với suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày ADL, IADL. Đánh giá hoạt động chức năng hàng ngày ADL, IADL có ý nghĩa trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi, cần được tiến hành khi bệnh nhân tới khám, nhập viện và trong quá trình theo dõi điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bernabei R, Venturiero V, Tarsitani P và các cộng sự. (2000), “The comprehensive geriatric assessment: when, where, how.”, Crit Rev Oncol Hematol, 33, tr. 45-56.
  2. Harris MI, Flegal KM, Cowie CC và các cộng sự. (1998), “Prevalence of diabetes, impaired fasting glucose, and impaired glucose tolerance in U.S. adults. The Third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-1994″, Diabetes Care, 21(4)518-24.
  3. Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Hải Hằng (2008),Mô hình bệnh tật của người cao tuổi điều trị tại Viện lão khoa quốc gia năm 2008, Luận án tốt nghiệp Đại học, Đại học Y Dược Hà Nội, Hà Nội.
  4. Araki A và Ito H (2009),”Diabetes mellitus and geriatric syndromes”, Geriatr Gerontol Int, 9(2):105-14.
  5. Rita Rastogi Kalyani, Christopher D.Saudek và Frederick L.Brancati (2010), “Association of Diabetes, Comorbidities, and A1C With Functional Disability in Older Adults”, Diabetes Care, 33.
  6. World Health Organization (2006),Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications: Report of a WHO Consultation. Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus, Geneva.
  7. Nouri FM và Lincoln NB (1987), “An extended activities of daily living scale for stroke patients, Clin Rehab, 1:301-5.
  8. Lawton MP và Brody EM (1969), “Assessment of older people: self-maintaining and instrumental activities of daily living, Gerontologist, 9(3):179-86.
  9. Nguyễn Thị Thu Hương (2013),Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
  10. Dương Thị Liên (2014),Đánh giá khả năng tự tiêm insulin ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi bằng trắc nghiệm vẽ đồng hồ, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
  11. Nguyễn Thị Hồng (2013),Kiến thức, thái độ, thực hành về các chỉ số kiểm soát và theo dõi điều trị  trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Hà Nội.
  12. Susumu Sato, Shinichi Demura, Kiyoji Tanaka và các cộng sự. (2001), “ADL ability characteristics of partially dependent older people: Gender and age differences in ADL ability”, Environmental Health and Preventive Medicine, 6: 92–96.
  13. Jasmandah. Wu, Mary N. Haan và Jersey Lian (2003), “Diabetes as a Predictor of Change in Functional Status Among Older Mexican Americans”, Diabetes Care, 26:314 –319.
  14. Edward W. Gregg, Gloria L.A. Beckles, David F. Williamson và các cộng sự. (2000),”Diabetes and Physical Disability Among Older U.S. Adults, Diabetes Care, 23:1272–1277.
  15. American Diabetes Association (2012), “Standards of Medical Care in Diabetes, Diabetes Care, 35(Supplement 1): S11-S63.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …