Nghiên cứu kháng aspirin trên bệnh nhân hẹp động mạch vành

NGHIÊN CỨU KHÁNG ASPIRIN
TRÊN BỆNH NHÂN HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH

Quách Hữu Trung*

*Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Bộ CôngAn

Summary:

Research aspirin resistance in coronary patients

Background: “Aspirin Resistance – AR” is defined clinically as aspirin inability to prevent embolic events caused by thrombosis in patients with atherosclerosis were treated with aspirin. The combined analysis of Krasopoulos 2008 on 20 studies involving 2930 patients, use of aspirin at doses of 75-325 mg/day to 414 patients with a history of stroke, 410 patients with acute coronary syndrome, 132 patients who had a myocardial infarction, 542 patients performed CABG, 715 patients perform PCI, 760 patients with stable cardiovascular disease, 96 patients with peripheral arterial disease. 6 studies of aspirin in combination with other anti-platelet drugs. Results synthetic aspirin resistance rate is 28%. Aspirin resistance is associated with cardiovascular events (OR = 3.85; 95% CI = 3.08 to 4.80), with mortality (OR = 5.99; 95% CI = 2.28 – 15.72), with an acute coronary syndrome (OR = 4.06; 95% CI = 2.96 to 5.56). Aspirin resistance was not affected when used in combination with the other anti-platelet drugs. Statistically significant differences between aspirin-resistant and aspirin-sensitive group was on the following factors: male (7/20 studies, p = 0.001), reduced kidney function (2/20 studies, p = 0, 03). Objective: to evaluate aspirin resistance rate (complete resistance and semi-resistance) in patients with coronary artery diseases and find a relationship between aspirin resistance and clinical parameters. Subjects and Methods: 160 patients with coronary artery stenosis caused by atherosclerotic confirmed by percutaneous coronary intervention – PCI (129 male, 31 female), average age 61.7 ± 8.6, treated at 19-8 Hospital. Using the evaluation criteria of aspirin resistance by optical methods of Gum and colleagues suggest including aspirin resistance entirely when the two criteria of 0.5 mg/ml arachidonic acid (AA) caused platelet aggregation ≥20% and 10 microMol/ml ADP (adenosine diphosphate) caused platelet aggregation ≥70%, semi-resistance when have one of the two standards. Data processed by SPSS 18.0. Results: the rate of aspirin resistance on the entire object of study was 26.2% (24.8% men and 32.3% women), in patients with unstable angina 2.2%, myocardial infraction 16.7%, stable angina 40.7%, injure 1 coronary artery branche 5.1%, 2 branches 48.6%, 3 branche 76%, branch injury LAD 14.9%, LCX 33.3%, 51.5% on RCA, emergency coronary intervention 73.3%, program intervention 15.4%, coronary artery dilatation before placing stents 53, 3%, direct stent without coronary artery dilatation 23.4%, way through the radial artery 23.2%, way through the femoral artery 45.5%. Risk aspirin resistance in patients with acute coronary intervention increased at 15 times compared with the program intervention (OR = 15.16, p <0.01), an increase of 3.7 times in coronary artery dilatation before placing stents versus stenting direct intervention (OR = 3.73, p <0.05). Multivariate analysis showed significant resistance associated with duration using aspirin; between the ADP platelet aggregation ≥70% and waist circumference, age, duration of aspirin using; between platelet aggregation ≥20% with AA and waist circumference, duration of aspirin using. Conclusion: aspirin resistance rate of 24.8% – 32.3% in patients with coronary artery diseases due to atherosclerotic, platelet aggregation test evaluate aspirin resistance shut be used for prognosis reasonable and proper treatment. Factors related to aspirin resistance should be noted in clinical practice is injure many coronary branches, diabetes, hypertension, overweight and obesity, increased waist measurement, rise LDL-C blood, long duration of aspirin treatment, coronary artery dilatation before placing stents.

Keywords: aspirin resistance, coronary artery stenosis, arachidonic acid, adenosine diphosphate.

Chịu trách nhiệm chính: Quách Hữu Trung

Ngày nhận bài: 14.11.2016

Ngày phản biện khoa học: 26.11.2016

Ngày duyệt bài: 1.12.2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, bệnh động mạch vành (ĐMV) là căn nguyên tử vong lớn nhất và cũng là nguyên nhân chính trong gánh nặng bệnh tật tại các nước đang phát triển. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong các thập kỷ qua, bệnh ĐMV đặc biệt là NMCT vẫn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng được quan tâm ở các nước phát triển và ngày càng trở nên quan trọng hơn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Aspirin dùng liều thấp, dài ngày đã được chứng minh hiệu quả trong dự phòng và điều trị biến cố tim mạch. Với dự phòng thứ phát, aspirin làm giảm nguy cơ mắc biến cố tim mạch chính (nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch) 16,6% ở nam giới và 17,7% ở nữ giới.

Thuật ngữ “kháng aspirin” được chấp nhận như một cơ chế hợp lý để giải thích sự tái diễn của các biến cố mạch máu mặc dù đã và đang được điều trị bằng aspirin. Kháng aspirin được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới với 1844 trích dẫn liên quan trên dữ liệu PubMed tính đến 15 tháng 7 năm 2013. Phân tích gộp về kháng aspirin đã cho thấy những đặc điểm nổi bật của giảm đáp ứng với aspirin là giới nữ, tuổi cao và nồng độ hemoglobin máu thấp. Tỷ lệ kháng aspirin là 5,2% đến 69% trên bệnh nhân động mạch vành ổn định, 22.5% đến 83,3% trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, 20% đến 74% trên bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, 5% đến 60% trên bệnh nhân bệnh động mạch cảnh hoặc có tiền sử đột quỵ, 9% đến 65% trên bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên. Tái phát các biến cố tim mạch có liên quan đến kháng aspirin (OR = 2,1; 95%CI = 1,4 – 3,4; p < 0,001).

Nghiên cứu kháng asprin trên bệnh nhân hẹp động mạch vành” nhằm 2 mục tiêu:

  1. Đánh giá tỷ lệ, đặc điểm kháng aspirin trên bệnh nhân hẹp động mạch vành do vữa xơ đang điều trị
  2. Đánh giá mối liên quan giữa kháng aspirin và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân hẹp động mạch vành được điều trị aspirin.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu

– Tiêu chuẩn nhận: bệnh mạch vành (hẹp ≥ 50% động mạch vành do vữa xơ). Đang sử dụng aspirin với liều 100mg, uống 01 lần/ngày sau ăn sáng, thời gian dùng tối thiểu 07 ngày, thuốc dạng viên nén hàm lượng 100mg, đóng vỉ 10 viên, do khoa Dược cung cấp.

– Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang xác định một tỷ lệ (tỷ lệ kháng aspirin dự kiến là p = 30%, độ dao động m = ±8).

 

 

 

 

Cỡ mẫu: 160 bệnh nhân (tối thiểu 126, thêm 25% = 32 bệnh nhân).

– Tiêu chuẩn loại trừ: đã sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, dipyridamole, ticlopidine trong vòng 7 ngày trước.Đã sử dụng các chế phẩm của heparin trong vòng 24 giờ trước lúc nghiên cứu.Tiền sử các nhân hoặc gia đình có rối loạn đông cầm máu.Tiểu cầu <150 000/ml hoặc >450 000/ml. Hemoglobin <8g/dL. Phẫu thuật lớn trong vòng 7 ngày trước khi nghiên cứu. Bệnh nhân đang ở tình trạng nặng của bệnh cần phải cấp cứu. Bệnh nhân suy gan, thận. Bệnh nhân không hợp tác được. Huyết thanh đục khi lấy máu xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu.

  1. Phương pháp nghiên cứu

– Xét nghiệm đo độ ngưng tập tiểu cầu tại Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108 được tiến hành trong vòng 2 giờ từ khi lấy mẫu. Mẫu máu được ly tâm 1000 v/phút x 10 phút để tách huyết tương giàu tiểu cầu, phần còn lại được ly tâm 3000 v/phút x 15 phút để tách huyết tương nghèo tiểu cầu. Dùng huyết tương nghèo tiểu cầu để điều chỉnh số lượng tiểu cầu trong huyết tương giàu tiểu cầu trong khoảng 200 – 400 G/l. Ngưng tập tiểu cầu được xác định trên máy Chrono-log (USA) với chất kích tập ADP nồng độ 10 µM/l và AA nồng độ 5mg/ml theo phương pháp quang học (LTA).

– Tiêu chuẩn kháng aspirin: kháng aspirin hoàn toàn: có đủ hai tiêu chuẩn 0,5mg/ml AA gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% và 10mM/l ADP gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%.Kháng aspirin không hoàn toàn khi có một trong hai tiêu chuẩn trên.

  1. Xử lý số liệu: trên phần mềm SPSS 18.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1: Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình 61,7 ± 8,6 và nam giới chiếm 80,6%, nữ giới chiếm 19,4%.

Bảng 3.2: Tần xuất kháng aspirin

Tỷ lệ kháng aspirin 24,8%, ở nữ lớn hơn so với nam (32,3% so với 26,2%).

Bảng 3.3: Liên quan kháng aspirin với kiểu can thiệp

Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân can thiệp động mạch vành cấp cứu tăng 15 lần so với can thiệp động mạch vành theo chương trình (OR = 15,16, p <0,01).

Bảng 3.4: Liên quan kháng aspirin với kiểu can thiệp

Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân can thiệp nong động mạch vành trước đặt stent tăng 3,7 lần so với can thiệp đặt stent động mạch vành trực tiếp (OR = 3,73, p <0,05).

Bảng 3.5: Liên quan giữa kháng aspirin và tăng BMI

       Nguy cơ kháng aspirin tăng 3 lần khi có thừa cân và béo phì.

Bảng 3.6: Liên quan giữa kháng aspirin và tăng số đo vòng bụng

Nguy cơ kháng aspirin tăng 22 lần khi có tăng số đo vòng bụng.

Bảng 3.7: Liên quan giữa kháng aspirin và tăng chỉ số vòng bụng trên vòng mông

       Nguy cơ kháng aspirin tăng 33,5 lần khi có tăng chỉ số vòng bụng trên vòng mông.

Bảng 3.8: Liên quan kháng aspirin và tăng cholesterol, thời gian điều trị aspirin.

Bệnh nhân kháng aspirin có nồng độ Cholesterol máu và thời gian dùng aspirin tăng có ý nghĩa so với bệnh nhân không kháng aspirin.

Bảng 3.9: Liên quan giữa kháng aspirin và các thông số phân tích hồi quy logistics

Liên quan có ý nghĩa kháng aspirin với VB, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và số đo vòng bụng, tuổi, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% và số đo vòng bụng, thời gian dùng aspirin.

IV. BÀN LUẬN

Năm 2009, Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị nội trú tại Bệnh viện 108, sử dụng chất kích tập ADP và collagen. Tỷ lệ kháng aspirin là 53,8% với chất kích tập ADP và 53,3% với chất kích tập collagen. Kháng aspirin được xác định khi ngưng tập tiểu cầu vẫn nằm trong giới hạn bình thường (trong khoảng X ± 2SD của nhóm chứng) mặc dù đang dùng aspirin hàng ngày với liều 100mg/ngày, khác với tiêu chuẩn kháng aspirin sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi. Lê Tùng Lam năm 2011 nghiên cứu trên 51 bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, kết quả độ ngưng tập tiểu cầu trước khi can thiệp động mạch vành là 66,59 ± 13,53% (nhóm chứng là 1,65 ± 9,38%). Nghiên cứu trên bệnh nhân bệnh mạch vành sử dụng phương pháp đo quang học NTTC nhưng với chất kích tập là ADP 5 µM/ml khác với nghiên cứu của chúng tôi là ADP 10 µM/ml. Năm 2011, Trương Thị Minh Nguyệt nghiên cứu NTTC với ADP trên 45 bệnh nhân BMV gồm 2 nhóm cấp và mạn (42 nam, 3 nữ, tuổi trung bình 65,3 ± 8,0). Kết quả NTTC với ADP 10µM đo bằng phương pháp LTA là 71,76 ± 8,83%. Nghiên cứu của chúng tôi trên bệnh nhân chứng hẹp động mạch vành do vữa xơ có tuổi trung bình nhỏ hơn (61,7 ± 8,6 tuổi) nên khả năng độ ngưng tập tiểu cầu với chất kích tập ADP 10µM thấp hơn (67,27 ± 21,68%).

Năm 2004, Stejkal nghiên cứu trên 103 bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên đang sử dụng aspirin 100mg/ngày. Tỷ lệ kháng aspirin là 45% với phương pháp ngưng tập tiểu cầu bằng chất kích tập cationic propyl gallate (CPG), cao hơn tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân bệnh mạch vành nói chung và bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 26,2% và 16,7%. Có thể do bệnh nhân bệnh mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi có cả cấp và mạn, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin khác tiêu chuẩn Stejkal sử dụng. Năm 2005, Tantry nghiên cứu trên 223 bệnh nhân làm thủ thuật PCI, tỷ lệ kháng aspirin là 0,4%, thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 26,2%. Kháng aspirin sử dụng tiêu chuẩn ngưng tập tiểu cầu với AA >20%, phương pháp LTA và ngưng tập tiểu cầu >50% đo bằng kỹ thuật TEG. Liều aspirin là 325 mg/ngày và chất kích tập AA sử dụng với nồng độ 1 hoặc 2 mM/L khác với nghiên cứu của chúng tôi. Năm 2005, Zhang nghiên cứu trên 256 bệnh nhân động mạch vành thấy tỷ lệ kháng aspirin là 26,2%. Tỷ lệ kháng aspirin trên nhóm bệnh nhân bệnh động mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi cũng là 26,2%. Bệnh nhân trong nghiên cứu của Zhang đều làm thủ thuật động mạch vành qua da cũng giống như bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Năm 2006, Stejskal nghiên cứu trên 103 bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên. Tỷ lệ kháng aspirin là 55% có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh có tỷ lệ kháng aspirin là 4%. Tỷ lệ kháng aspirin cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do toàn bộ đối tượng nghiên cứu của Stejskal đều ở trạng thái cấp tính của bệnh động mạch vành, mặt khác phương pháp đánh giá kháng aspirin dùng phương pháp quang LTA bằng chất kích tập cationic propyl gallate (CPG), đo vào các thời điểm 3-12-36-48 tháng, tiêu chuẩn dùng cho kháng aspirin là độ dốc của đường cong ngưng tập tiểu cầu nhỏ hơn 53%/phút và ngưng tập tự nhiên nhỏ hơn 5% khác với nghiên cứu của chúng tôi.

Bệnh nhân kháng aspirin có thời gian dùng aspirin dài hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không kháng aspirin. Ngưng tập tiểu cầu tăng khi thời gian sử dụng aspirin dài tương tự nghiên cứu của Helgason và cộng sự 1994 trên 306 bệnh nhân sau đột quỵ thiếu máu não với liều aspirin thấp nhất là 325mg/ngày để phòng ngừa thứ phát. Có đến 32,7% bệnh nhân nhạy cảm với aspirin ban đầu chuyển thành kháng aspirin không hoàn toàn sau 6 tháng theo dõi. Năm 2004, Pulcinelli và cộng sự nghiên cứu đáp ứng của aspirin (với liều 100mg hoặc 300mg/ngày) trên 150 bệnh nhân với các thời điểm 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Quan sát thấy ở thời điểm 2 tháng, aspirin ức chế đáng kể ngưng tập tiểu cầu. Sau đó tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu của aspirin giảm dần xuống, mức giảm có ý nghĩa thống kê (p <0,05) sau thời gian 24 tháng. Năm 2008, Crescente và cộng sự phân tích tổng hợp các nghiên cứu về kháng aspirin. Tỷ lệ kháng aspirin ở đối tượng điều trịaspirin dài ngày là 32% (29% – 35%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ 25% (23% – 27%) ở đối tượng mới điều trịaspirin (tối thiểu 07 ngày).

Nghiên cứu của Vaturi và cộng sự năm 2013 trên 583 bệnh nhân bệnh mạch vành chia thành hai nhóm (438 bệnh nhân nhỏ hơn 75 tuổi, 145 bệnh nhân lớn hơn hoặc bằng 75 tuổi). Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã hiệu chỉnh cho giới, BMI và đái tháo đường cho thấy đáp ứng với aspirin khác biệt có ý nghĩa theo tuổi. Năm 2010, Canivano và cộng sự thực hiện nghiên cứu phân tích tổng hợp từ 33 nghiên cứu trên MEDLINE, EMBASE, Cochrane và PUBMED cho đến tháng 11/2008. Một số nghiên cứu thấy kháng aspirin có liên quan đến giới nữ, tuổi cao, béo phì.

Cơ chế kháng aspirin có rất nhiều giả thuyết:

Giảm hoạt tính sinh học của aspirin. Ở liều tương đương, aspirin dạng bao phím kém hiệu quả hơn aspirin dạng thường trong việc ức chế sản xuất thromboxanA2. Hoạt tính sinh học yếu hơn và hấp thu kém hơn ở môi trường pH cao hơn trong ruột non có thể ảnh hưởng đến sự ức chế không hoàn toàn tiểu cầu, đặc biệt ở những đối tượng BMI cao.

Sự tương tác với các thuốc khác. Cạnh tranh của aspirin với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, ví dụ như ibuprofen có thể ngăn cản aspirin tiếp cận Ser530 của COX-1. Các nghiên cứu quan sát gợi ý rằng ibuprofen làm lu mờ hiệu quả bảo vệ tim của aspirin, mặc dù câu hỏi vẫn còn nhiều tranh cãi.

Sự gia tăng hoạt động của tiều cầu có thể chuyển thành dạng mới “tiểu cầu không ảnh hưởng bởi aspirin” lưu thông vào máu và vẫn tạo được thromboxanA2. Hơn nữa, “tiểu cầu không ảnh hưởng bởi aspirin” có thể phục hồi khả năng tạo thromboxanA2 thông qua tổng hợp COX-1 hoặc thông qua chuyển dạng tế bào của thromboxanA2 từ prostaglandinH2 giải phóng bởi các tế bào máu hoặc tế bào mạch máu.

Thromboxan A2 sản xuất bởi dạng aspirin không nhạy cảm với COX-2 trên dạng mới của tiểu cầu hoặc các tế bào khác. Tuy nhiên hiện diện của COX-2 vẫn còn tranh cãi.

Sự hiện diện của hàng rào COX-1 có thể đáp ứng rất ít với sự ức chế của aspirin.

Sự phòng ngừa tái hẹp động mạch vành bằng phẫu thuật cầu nối hoặc đặt giá đỡ động mạch vành (stent) có thể gây kháng aspirin tạm thời.

V. KẾT LUẬN

Nghiên cứu tiến hành trên 160 bệnh nhân hẹp động mạch vành (129 nam, 31 nữ), tuổi trung bình 61,7 ± 8,6, đang dùng liều aspirin 100 mg/ngày kéo dài cho thấytỷ lệ kháng aspirin chung 24,8%, tỷ lệ kháng aspirin ở nữ lớn hơn so với nam (32,3% so với 26,2%). Tỷ lệ kháng aspirin ở nhóm đau thắt ngực không ổn định 2,2%, nhồi máu cơ tim cấp 16,7%, đau thắt ngực ổn định 40,7%, tổn thương 1 nhánh động mạch vành 5,1%, tổn thương 2 nhánh 48,6%, tổn thương 3 nhánh 76%, tổn thương LM 0%, tổn thương LAD 14,9%, tổn thương LCx 33,3%, tổn thương RCA 51,5%. Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân can thiệp động mạch vành cấp cứu tăng 15 lần so với can thiệp theo chương trình (OR = 15,16, p <0,01), tăng 3,7 lần ở bệnh nhân can thiệp nong động mạch vành trước đặt stent so với can thiệp đặt stent trực tiếp (OR = 3,73, p <0,05). Tỷ lệ kháng aspirin trên bệnh nhân can thiệp cấp cứu 73,3%, can thiệp chương trình 15,4%, nong trước stent 53,3%, stent trực tiếp 23,4%, đường vào động mạch quay 23,2%, đường vào động mạch đùi 45,5%. Phân tích đa biến cho thấy: liên quan có ý nghĩa kháng aspirin với số đo vòng bụng, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và số đo vòng bụng, tuổi, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% và số đo vòng bụng, thời gian dùng aspirin. Bệnh nhân kháng aspirin có nồng độ LDL-C máu trung bình tăng hơn so với bệnh nhân không kháng aspirin (p <0,05). Độ ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận với triglycerid (r = 0,164,
p <0,05)

TÓM TẮT

Đặt vấn đề:kháng aspirin “Aspirin Resistance – AR” trong lâm sàng được định nghĩa khi aspirin không có khả năng ngăn ngừa biến cố gây tắc mạch do huyết khối trên những  bệnh nhân vữa xơ động mạch đang được điều trị với aspirin. Phân tích tổng hợp năm 2008 của Krasopoulos trên 20 nghiên cứu với 2930 bệnh nhân, sử dụng aspirin với liều 75-325 mg/ngày với 414 bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, 410 bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, 132 bệnh nhân có nhồi máu cơ tim (NMCT), 542 bệnh nhân thực hiện CABG, 715 bệnh nhân thực hiện PCI, 760 bệnh nhân bệnh tim mạch ổn định, 96 bệnh nhân bệnh động mạch ngoại biên. Có 6 nghiên cứu dùng phối hợp aspirin với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác. Kết quả tỷ lệ kháng aspirin tổng hợp là 28%. Kháng aspirin có liên quan với biến cố tim mạch (OR = 3,85; 95%CI = 3,08 – 4,80), với tỷ lệ tử vong (OR = 5,99; 95%CI = 2,28 – 15,72), với hội chứng mạch vành cấp (OR = 4,06; 95%CI = 2,96 – 5,56). Kháng aspirin không bị ảnh hưởng khi dùng phối hợp với các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu khác. Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm kháng aspirin và nhóm không kháng aspirin trên các yếu tố: nam giới (7/20 nghiên cứu, p =0,001), giảm chức năng thận (2/20 nghiên cứu, p =0,03). Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ kháng aspirin (kháng hoàn toàn và kháng không hoàn toàn – một phần) trên bệnh nhân hẹp động mạch vành đồng thời tìm mối liên quan giữa kháng aspirin với các thông số lâm sàng, cận lâm sàng.Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 160 bệnh nhân hẹp động mạch vành do vữa xơ đã được khẳng định qua chụp động mạch vành – PCI (129 nam, 31 nữ), tuổi trung bình 61,7 ± 8,6, điều trị tại Bệnh viện 19-8. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá kháng aspirin bằng phương pháp quang học của Gum và cộng sự đề nghị bao gồm: kháng aspirin hoàn toàn khi có đủ hai tiêu chuẩn 0,5 mg/ml Acid Arachidonic (AA) gây ngưng tập tiểu cầu ≥20% và 10 µM/l ADP (Adenosin DiPhosphat) gây ngưng tập tiểu cầu ≥70%, kháng aspirin không hoàn toàn khi có một trong hai tiêu chuẩn nêu trên. Số liệu xử lý bằng SPSS 18.0.Kết quả:tỷ lệ kháng aspirin trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu là 26,2% (nam giới 24,8% và nữ giới 32,3%), ở bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định 2,2%, nhồi máu cơ tim cấp 16,7%, đau thắt ngực ổn định 40,7%, tổn thương 1 nhánh động mạch vành 5,1%, tổn thương 2 nhánh 48,6%, tổn thương 3 nhánh 76%, tổn thương nhánh LAD 14,9%, tổn thương nhánh LCx 33,3%, tổn thương nhánh RCA 51,5%, can thiệp động mạch vành cấp cứu 73,3%, can thiệp chương trình 15,4%, nong trước stent 53,3%, stent trực tiếp 23,4%, đường vào động mạch quay 23,2%, đường vào động mạch đùi 45,5%. Nguy cơ kháng aspirin ở bệnh nhân can thiệp động mạch vành cấp cứu tăng 15 lần so với can thiệp theo chương trình (OR = 15,16, p <0,01), tăng 3,7 lần ở bệnh nhân can thiệp nong động mạch vành trước đặt stent so với can thiệp đặt stent trực tiếp (OR = 3,73, p <0,05). Phân tích đa biến cho thấy liên quan có ý nghĩa kháng aspirin với số đo vòng bụng, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với ADP ≥70% và vòng bụng, tuổi, thời gian dùng aspirin; giữa ngưng tập tiểu cầu với AA ≥20% và vòng bụng, thời gian dùng aspirin.Kết luận:kháng aspirin chiếm tỷ lệ 24,8% – 32,3% trên bệnh nhân hẹp động mạch vành do vữa xơ, cần đo ngưng tập tiểu cầu đánh giá tình trạng kháng aspirin khi điều trị aspirin dài ngày để có tiên lượng và hướng xử trí hợp lý. Các yếu tố liên quan đến kháng aspirin cần lưu ý trong thực hành lâm sàng là tổn thương nhiều nhánh, đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, tăng số đo vòng bụng, tăng chỉ số vòng bụng trên vòng mông, tăng LDL-C máu, thời gian điều trị aspirin dài, can thiệp động mạch vành cấp cứu, can thiệp nong động mạch vành trước đặt stent.

Từ khóa:kháng aspirin, hẹp động mạch vành, Acid Arachidonic, Adenosin DiPhosphat.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thanh Bình và các cộng sự (2009), “Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân dùng aspirin dài ngày dựa trên kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu, Tạp chí Y học Thực hành – Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Y tế Công an nhân dân lần thứ 2 tháng 9/2009, 671-672, tr. 89-81.
  2. Đỗ Quang Huân và Hồ Tấn Thịnh (2013), “Tần xuất đề kháng aspirin và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da, Y học TP.Hồ Chí Minh. 17(1), tr. 52-57.
  3. Lê Tùng Lam (2011), “Nghiên cứu độ ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân trước và sau can thiệp đặt stent động mạch vành“, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
  4. Trương Thị Minh Nguyệt (2011), “Nghiên cứu ngưng tập tiểu cầu với ADP và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ , Tạp chí y dược lâm sàng 108. Tập 6 số 1/2011 (6), tr. 33-37.
  5. Crescente M., et al. (2008), “Response variability to aspirin as assessed by the platelet function analyzer (PFA)-100. A systematic review, Thrombosis and Haemostasis. 99(1), pp. 14-26.
  6. Helgason C. M., et al.(1994), “Development of aspirin resistance in persons with previous ischemic stroke, Stroke. 25(12), pp. 2331-6.
  7. Stejskal D, et al. (2004), “Use of assessment of aggregation of thrombocytes induced by cationic propyl gallate to estimate recurrence of cardiovascular complications, Eur J Intern Med. 50(8), pp. 591-9.
  8. Stejskal D., et al. (2006), “Aspirin resistance measured by cationic propyl gallate platelet aggregometry and recurrent cardiovascular events during 4 years of follow-up, Eur J Intern Med. 17(5), pp. 349-54.
  9. Tantry U. S., Bliden K. P., and Gurbel P. A. (2005), “Overestimation of platelet aspirin resistance detection by thrombelastograph platelet mapping and validation by conventional aggregometry using arachidonic acid stimulation, J Am Coll Cardiol. 46(9), pp. 1705-9.
  10. Zhang Y., et al. (2005), “Study on the relationship between aspirin resistance and incidence of myonecrosis after non-emergent percutaneous coronary intervention, Zhonghua xin xue guan bing za zhi. 33(8), pp. 695-699.
Print Friendly, PDF & Email

About Hội Nội tiết & Đái tháo đường Miền Trung

Check Also

Khảo sát mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và một số các yếu tố liên quan đến tổn thương thận mạn ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮAVITAMIN D HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ …